Thủ tướng Pakistan: Mỹ sớm muộn cũng phải công nhận Taliban
Thủ tướng Pakistan Imran Khan cho biết Mỹ bị sốc và bất ngờ trước việc chính phủ thân phương Tây tại Afghanistan thất thủ, rơi vào tay Taliban.
Nhưng sớm hay muộn Mỹ cũng sẽ phải công nhận Taliban.
Thủ tướng Pakistan Imran Khan. Ảnh: IRNA/TTXVN
Trả lời phòng vấn đài TRT World của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 2/10, ông Khan nói rằng Mỹ bị sốc và bất ngờ khi Taliban tiến vào Kabul ngày 15/8. Thủ tướng Pakistan nhìn nhận công chúng Mỹ đang tìm ra người để quy kết trách nhiệm và họ có ý tấn công cá nhân Tổng thống Joe Biden một cách không công bằng liên quan đến quyết định rút quân Mỹ khỏi Afghanistan.
Khi được hỏi liệu cá nhân Thủ tướng Pakistan có phải là người “ủng hộ Taliban” hay không, ông Khan đáp rằng mình thuộc mẫu lãnh đạo “chống giải pháp quân sự” và khẳng định cách thức duy nhất để xử lý vấn đề Afghanistan là thông qua biện pháp hòa bình. Theo ông, một mình Pakistan công nhận Taliban sẽ không có nhiều ý nghĩa, nhưng một sự công nhận của các nước lớn tại khu vực, các nước láng giềng sẽ là giải pháp tốt hơn.
Thủ tướng Imran Khan nhìn nhận Mỹ nên dỡ phong tỏa 9 tỉ USD – là tiền dự trữ của Afghanistan, và để Taliban tiếp cận nguồn tài chính này nhằm giải quyết khó khăn trong nước. Nếu không, Afghanistan sẽ rơi vào tình trạng bất ổn với thảm họa kép về kinh tế và nhân đạo. Mỹ cần phải sớm đưa ra kế hoạch hành động trong vấn đề này.
Tình hình Afghanistan: Trung Quốc, Nga, Iran, Pakistan thành lập kênh liên lạc
Ngày 16/9, tại thủ đô Dushanbe của Tajikistan, ngoại trưởng 3 nước Trung Quốc, Nga, Pakistan và Trợ lý ngoại trưởng Iran Seyed Rasoul Mousavi đã tiến hành cuộc họp trực tuyến về vấn đề Afghanistan.
Cư dân địa phương tuần hành phản đối Taliban tại Kandahar, Afghanistan ngày 14/9/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng Trung Quốc, Nga, Pakistan cũng như Iran cần tăng cường liên lạc và phối hợp, thống nhất quan điểm, phát huy ảnh hưởng tích cực và đóng vai trò xây dựng trong việc ổn định tình hình ở Afghanistan. Ngoài ra, ông Vương Nghị cũng nhấn mạnh các quốc gia trong khu vực hy vọng một chính phủ mới ở Afghanistan sẽ mang tính đa đại diện, đẩy mạnh cuộc chiến chống khủng bố và thân thiện với các nước láng giềng.
Kết thúc cuộc họp, cả 4 nước đã nhất trí thiết lập kênh thông tin liên lạc và phối hợp về vấn đề Afghanistan.
Cùng ngày, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về nguy cơ Afghanistan rơi vào các cuộc khủng hoảng kinh tế và nhân đạo sau khi lực lượng Taliban trở lại nắm quyền lực tại nước này.
Theo người phát ngôn IMF Gerry Rice, mọi kênh tiếp xúc của IMF với Afghanistan vẫn đang bị đình chỉ, đồng nghĩa với việc nguồn tài trợ của tổ chức này cho quốc gia Tây Nam Á đã bị tạm ngừng. Ông Rice cho hay trọng tâm trước mắt của IMF là trợ giúp người dân Afghanistan bằng cách cho phép dòng kiều hối và chuyển tiền quy mô nhỏ, đồng thời cung cấp viện trợ cho các quốc gia đang tiếp nhận người Afghanistan tị nạn.
UNHCR quan ngại trước nguy cơ xảy ra khủng hoảng nhân đạo lớn Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) ngày 29/8 đã bày tỏ quan ngại về một cuộc khủng hoảng lớn hơn mới chỉ bắt đầu ở Afghanistan và đối với 39 triệu người dân quốc gia Tây Nam Á này trong bối cảnh hoạt động sơ tán ở Kabul sẽ "hạ nhiệt" trong vài ngày tới. Người dân tại Kabul,...