Thủ tướng nói với cộng đồng nhà đầu tư: Rủi ro chúng ta chia sẻ, lợi ích thì hài hòa
Phát biểu trước cộng đồng nhà đầu tư tại diễn đàn doanh nghiệp thường niên Việt Nam, Thủ tướng chia sẻ chúng ta rất hiểu, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhau nên đã vượt qua được khó khăn, rủi ro chúng ta chia sẻ, lợi ích thì hài hòa.
Thủ tướng cảm ơn các nhà đầu tư đã đồng hành cùng Việt Nam vượt qua khó khăn – Ảnh: VGP
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) do Bộ Kế hoạch và đầu tư phối hợp với Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Tài chính quốc tế, tổ chức ngày 21-2 tại Hà Nội.
Nói với cộng đồng nhà đầu tư, Thủ tướng cho hay trong lúc khó khăn ông đáp ứng tất cả các cuộc đối thoại với các hiệp hội doanh nghiệp và cả các doanh nghiệp lớn đầu tư tại Việt Nam trên tinh thần đồng cam cộng khổ, lợi ích thì hài hòa, rủi ro thì chia sẻ.
Nhân hội nghị VBF lần này, Thủ tướng thay mặt Chính phủ cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài. Ông đồng thời bày tỏ muốn gặp các doanh nghiệp lớn, sử dụng nhiều lao động như Nike, Adidas để cảm ơn, chia sẻ và rút kinh nghiệm về những cái đã làm được, chưa làm được, để sắp tới làm tốt hơn.
Thông tin khái quát về quá trình phòng chống dịch và phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam năm 2021, Thủ tướng cho biết tăng trưởng GDP quý 4 đã hồi phục, đưa GDP cả năm tăng 2,58%, kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Cùng với đó, Việt Nam bảo đảm an sinh xã hội cho hàng chục triệu người.
Video đang HOT
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng cho rằng Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức như kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc, lạm phát còn nhiều sức ép. Nhưng Việt Nam đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu từ bối cảnh khó khăn năm 2021.
Thứ nhất, tình hình càng khó khăn, phức tạp, càng phải giữ vững bản lĩnh, đoàn kết, thống nhất, bình tĩnh, kiên trì, sáng suốt lựa chọn con đường, giải pháp phù hợp, tổ chức thực hiện hiệu quả.
Thứ hai, phải xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, không để đứt gãy các chuỗi cung ứng, phối hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách khác.
Thứ ba, với các vấn đề như dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên, Việt Nam xác định cách tiếp cận toàn cầu, đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương.
Thứ tư, các vấn đề hiện nay cũng tác động đến mọi người dân nên cần cách tiếp cận toàn dân, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể, mục tiêu và động lực phát triển.
VBF là cơ hội để Chính phủ và các nhà đầu tư cùng ngồi lại để tháo gỡ các khó khăn trong đầu tư kinh doanh – Ảnh: VGP
Trao đổi với cộng đồng nhà đầu tư, Thủ tướng cho biết trong năm 2022, Việt Nam tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trong bối cảnh “bình thường mới” do đại dịch diễn biến phức tạp, cạnh tranh chiến lược gay gắt trên toàn cầu và trong khu vực, nhiều yếu tố bất ổn, khó lường chưa thể dự báo hết.
Việt Nam đã triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội cùng với chương trình tổng thể phòng chống dịch dựa trên kinh nghiệm đã được đúc kết về phòng chống dịch gồm 3 trụ cột: cách ly, xét nghiệm, điều trị; công thức 5K vắc xin thuốc công nghệ đề cao ý thức người dân; và các biện pháp khác, tăng cường năng lực y tế.
Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp, hiệp hội nhà đầu tư tiếp tục đồng hành, hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam trong quá trình phục hồi nhanh, phát triển bền vững trên tinh thần “đồng cam cộng khổ”, “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”.
Thủ tướng giao các bộ, ngành, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu, phản hồi và xử lý các ý kiến, kiến nghị xác đáng của cộng đồng nhà đầu tư tại VBF lần này, tháo gỡ các rào cản về thể chế, quy định pháp luật để hỗ trợ tốt hơn cho cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế, qua đó thúc đẩy phát triển và phục hồi chuỗi sản xuất.
VBF lần này có sự tham gia của đại diện VCCI, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản, Hiệp hội Doanh nghiệp Anh, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu, Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ, Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc, Hiệp hội Thành viên liên kết, và đại diện nhiều bộ, ngành liên quan.
Đến dọn dẹp nhà cũ để chuẩn bị bán, tôi ngạc nhiên thấy mảnh vườn nở đầy hoa và quần áo trẻ nhỏ giăng trước sân
Không hiểu ai đang sinh sống trong ngôi nhà cũ của tôi thế này?
Sau khi đến sống ở ngôi nhà mới thì nhà cũ chúng tôi không dùng đến, để đó khi nào được giá thì bán. 3 năm nay, tôi bận công việc, chẳng có thời gian đến đó xem nhà cửa thế nào. Cũng may có chồng tôi thỉnh thoảng ghé qua kiểm tra và lần nào về cũng báo cáo căn nhà vẫn ổn.
Một tháng nay, tôi cần tiền để đầu tư kinh doanh mà không có khoản nào để xoay xở nữa nên bàn với chồng việc bán nhà cũ. Nào ngờ chồng phản đối kịch liệt chuyện bán nhà, anh nói là ở đó có nhiều kỉ niệm, muốn để lại cho con trai sau này lấy vợ đến đó sống.
Tôi bỏ ngoài tai lời can ngăn của chồng, vẫn quyết tâm bán để trả nợ. Tôi định sẽ bán nhà cũ giấu chồng, để khi tôi đã cầm tiền của người ta đi trả nợ hết rồi thì anh ấy sẽ không ngăn cản được nữa.
Tuần trước, tôi trở về ngôi nhà cũ dọn dẹp cho sáng sủa sạch sẽ để dễ bán. Thế nhưng đứng ở ngoài cổng, tôi giật mình khi thấy mảnh vườn đầy hoa và rau. Nhìn vào trong sân còn có quần áo của trẻ em giăng ở đó nữa. Ai đã sống ở nhà của tôi thế này?
Đang định gọi điện cho chồng thì bất ngờ có một người phụ nữ dắt theo một đứa nhỏ đi bên cạnh. Tôi chưa kịp nói gì, chị ấy đó đã chào hỏi và nhanh nhảu mời vào nhà uống nước nói chuyện.
Người phụ nữ đó biết tôi, còn tôi thì không biết hai người ấy là ai. Chị ta nói là một người bạn của chồng tôi từ thời học cấp 2. Ngày họp lớp, chồng tôi thấy người bạn có gia cảnh khó khăn nên đã đưa chìa khóa mời chị ấy đến ngôi nhà này sống. Tôi bảo chuyện lớn thế này tại sao chồng không bàn bạc với vợ? Phải chăng giữa hai người không đơn thuần là tình bạn? Đứa nhỏ kia có liên quan gì đến chồng tôi không?
Tôi đặt ra một loạt câu hỏi nhưng chị ấy phủ nhận có tình cảm với chồng tôi, còn khen anh ấy là người tốt. Nếu tôi không đồng ý cho ở lại thì chị ấy sẵn sàng đi tìm chỗ khác để sống, bởi không muốn vì hai mẹ con mà vợ chồng tôi phải mâu thuẫn.
Chồng tôi là người đàn ông tốt nhưng tôi rất hoài nghi, liệu có nên kiểm tra ADN của đứa nhỏ cho chắc ăn không mọi người?
(trantruc...@gmail.com)
Michael Jordan, Giannis Antetokounmpo cùng loạt sao NBA chung tay kinh doanh, huy động vốn 165 triệu USD Không chỉ giỏi thi đấu trên sân bóng, những ngôi sao NBA luôn biết cách nắm lấy cơ hội đầu tư kinh doanh. Sự hợp tác giữa Michael Jordan, Giannis Antetokounmpo cùng nhiều cầu thủ khác đự kiến sẽ giúp WatchBox tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Đối với các ngôi sao NBA, họ có thể dễ dàng kiếm về hàng chục...