Thủ tướng Nhật đề xuất tái khởi động các lò hạt nhân
Ngày 5/4, thời báo Yomiuri đưa tin, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản, ông Yoshihiko Noda đang lên kế hoạch cho một chuyến thăm tới quận Fukui, nơi có nhà máy điện hạt nhân Ohi vào cuối tuần này nhằm thuyết phục chính quyền địa phương về việc tái khởi động lò phản ứng Số 3 và Số 4.
Cũng theo nguồn tin này, ông Noda với chức vụ quyền Bộ trưởng về vấn đề năng lượng sẽ cùng 2 Bộ trưởng khác có cuộc họp mặt vào chiều hôm nay (5/4) để thống nhất về việc có tái khởi động 2 lò phản ứng hay không.
Kể từ sau thảm họa kép và sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima vào tháng 3/2011, Nhật Bản đã quyết định đóng cửa 53 trong tổng số 54 lò phản ứng đang hoạt động trước mối lo ngại rò rỉ phóng xạ ở mức cao.
Video đang HOT
Lò phản ứng hạt nhân số 4 bị đóng cửa kể từ sau thảm họa kép năm 2011 và đang trong giai đoạn chờ đợi để được tái khởi động
Trước đó, vào ngày 3/4, ông Noda cũng đã thông qua một số tiêu chuẩn an toàn tạm thời trên cơ sở rút kinh nghiệm từ sự cố rò rỉ phóng xạ tại nhà máy Fukushima Daiichi (thuộc Tập đoàn Năng lượng Điện Tokyo) theo yêu cầu của quận trưởng Quận Fukui như một trong những điều kiện cần thiết để xem xét có thông qua đề xuất tái khởi động các nhà máy trong khu vực này hay không.
Mặc dù vậy, đến thời điểm hiện tại, việc tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân ở nhà máy Ohi còn chưa chắc chắn trong khi quyết định này còn cần phải nhận được sự đồng thuận từ chính quyền 2 quận lân cận là Kyoto và Shiga.
Các lò phản ứng Số 3 và Số 4 thuộc nhà máy điện hạt nhân Ohi nằm ở quận Fukui, miền tây Nhật Bản đã bước đầu vượt qua được các bài kiểm tra nghiêm khắc về tiêu chuẩn an toàn của chính phủ và đang trong giai đoạn chờ đợi quyết định chính thức để được hoạt động trở lại.
Theo VTC
Nhật có đóng cửa điện hạt nhân?
Thủ tướng Yoshihiko Noda chỉ tái khởi động các lò phản ứng khi nhận được sự đồng ý của các địa phương
Gần như toàn bộ 54 lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản đã ngưng hoạt động kể từ khi xảy ra thảm họa động đất và sóng thần cách đây một năm. Thế nhưng, vẫn chưa rõ đến khi nào chúng mới có thể được tái khởi động. Lò phản ứng cuối cùng còn vận hành có thể sẽ ngừng hoạt động vào tháng tới. Khi đó, Nhật Bản sẽ tạm thời đóng cửa ngành công nghiệp đã từng tạo ra 1/3 lượng điện năng của một đất nước từng ở hàng đầu trong ngành năng lượng nguyên tử.
Thủ tướng Yoshihiko Noda đã kêu gọi tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, theo báo The New York Times, do lo ngại trái ý dân chúng, ông cho biết sẽ không tái khởi động các lò phản ứng nếu không nhận được sự chấp thuận của các lãnh đạo địa phương.
Nhà máy Điện hạt nhân Ohi đã phải đóng cửa. Ảnh: NYT
Trong khi đó, các chuyên gia về chính trị và năng lượng nhấn mạnh đến tình trạng mất lòng tin lan rộng khắp cả nước. Người dân đã không còn tin vào công nghệ hạt nhân của nước Nhật từng một thời được thế giới ca tụng. Hơn nữa, họ cũng hết tin tưởng vào chính phủ mà họ cho là phải chịu trách nhiệm về thảm họa hạt nhân cách đây một năm vì đã che giấu những mối nguy hiểm thực sự của nó.
Với hy vọng làm nguôi ngoai những lo ngại về sự an toàn của cộng đồng dân cư, Chính phủ Nhật Bản đã yêu cầu các nhà vận hành nhà máy điện hạt nhân thực hiện các cuộc thử nghiệm ứng suất để kiểm tra sự vững vàng của những lò phản ứng khi xảy ra thảm họa thiên nhiên. Thế nhưng, nhiều nhà lãnh đạo địa phương cho rằng các cuộc thử nghiệm ứng suất là không đủ. Họ muốn có thêm minh chứng rằng chính phủ đã học được những bài học nhớ đời trong tai nạn ở Fukushima.
Hiện nay, các cuộc thử nghiệm dường như chẳng xoa dịu được bao nhiêu lo ngại của dân chúng. Tháng trước, người ta đã đưa ra danh sách gồm 30 bài học từ tai nạn xảy ra năm ngoái. Ông Shinobu Tokioka, thị trưởng thị trấn Ohi thuộc tỉnh Fukui, nhấn mạnh rằng danh sách này vẫn chưa đủ và ông lặp lại yêu cầu chính phủ phải soạn thảo những hướng dẫn mới. Ông khẳng định: "Chính phủ phải cho chúng tôi thấy họ đã học được gì qua những sai lầm tại Nhà máy Fukushima Dai-ichi".
các lò phản ứng sẽ phải hoạt động trở lại bởi tình trạng đóng cửa đã làm tổn hại nền kinh tế địa phương. Bên cạnh đó, ông Mitsuyoshi Kunai, một ngư dân 54 tuổi, cũng đồng tình: "Không ai muốn quay lại lối sống cách đây 50 năm cả. Tai nạn ở Fukushima cho thấy điện hạt nhân nguy hiểm nhưng chúng ta vẫn cần nó".Bão lớn đổ bộ Nhật Bản, 2 nhà máy điện hạt nhân mất điện Gió và mưa lớn đã đổ bộ xuống Nhật Bản, cướp đi sinh mạng của 4 người và làm hàng trăm người khác bị thương, cũng như gây tê liệt toàn bộ hệ thống giao thông vận tải đường sắt và hàng không của Tokyo. Cơn bão mạnh cũng đã gây ra hiện tượng mất điện tại hai nhà máy điện hạt nhân,...