Thủ tướng Nhật cam kết không lặp lại thảm kịch chiến tranh
Thủ tướng Nhật cam kết không để sự tàn phá của chiến tranh tái diễn trong dịp kỷ niệm 75 năm đầu hàng quân Đồng minh trong Thế chiến II.
“Không bao giờ để lặp lại thảm kịch chiến tranh. Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì cam kết kiên định này”, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm nay phát biểu tại lễ kỷ niệm 75 năm Nhật Bản đầu hàng trong Thế chiến II.
Quy mô lễ kỷ niệm năm nay bị thu nhỏ chỉ còn 1/10 so với năm ngoái do sự bùng phát đại dịch Covid-19. Trong dịp này, ông Abe gửi lễ cúng đến đền Yasukuni, nơi thờ những người Nhật chết trong chiến tranh, nhưng không đến thăm để tránh gây căng thẳng với Trung Quốc và Hàn Quốc.
Nhật hoàng Naruhito cũng bày tỏ “sự hối tiếc sâu sắc” về quá khứ thời chiến của đất nước và cầu nguyện cho hòa bình thế giới.
“Tôi thành thực hy vọng rằng sự tàn phá của chiến tranh sẽ không bao giờ lặp lại”, Nhật hoàng 60 tuổi nói tại một buổi lễ dành cho những người chết vì chiến tranh. Ông Naruhito là cháu trai của Thiên hoàng Hirohito, người trị vì nước Nhật thời kỳ Thế chiến II.
Video đang HOT
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dự lễ tưởng nhớ các nạn nhân vụ ném bom nguyên tử năm 1945 tại Công viên Tưởng niệm Hòa bình ở Hiroshima hôm 6/8. Ảnh: Reuters.
Ông Naruhito là Nhật hoàng đầu tiên sinh ra sau chiến tranh, lên ngôi năm ngoái sau khi cha ông, Nhật hoàng Akihito, thoái vị. Ông và Hoàng hậu Masako hầu như không xuất hiện trước công chúng từ khi Covid-19 bùng phát ở Nhật đầu năm nay. Nhật hoàng cũng bày tỏ hy vọng đất nước có thể cùng nhau vượt qua đại dịch.
Đền Yasukuni thờ hàng triệu người Nhật chết trong chiến tranh, gồm các tướng lĩnh cấp cao bị kết án phạm tội ác chiến tranh trong Thế chiến II. Nhiều thập kỷ qua, ngôi đền này là chủ đề gây tranh cãi giữa Nhật Bản với Trung Quốc, Hàn Quốc và Triều Tiên.
Ông Abe và những người theo chủ nghĩa quốc gia của Nhật Bản cho rằng đền Yasukuni chỉ là nơi để tưởng nhớ những binh sĩ đã thiệt mạng. Ông so sánh nơi này với nghĩa trang quốc gia Arlington ở Mỹ.
Tháng 12/2013, ông Abe thăm đền Yasukuni để đánh dấu năm đầu tiên nắm quyền. Hành động này của ông đã khiến Bắc Kinh và Seoul nổi giận, đồng minh Mỹ cũng tỏ ý không hài lòng với động thái này. Kể từ đó, ông Abe chỉ gửi đồ lễ đến đền Yasukuni.
Thủ tướng Nhật Bản gửi đồ lễ tới đền thờ chiến tranh Nhật – Hàn tranh cãi vì tượng người quỳ gối giống Thủ tướng Abe Vợ Thủ tướng Nhật hứng chỉ trích vì thăm đền thờ
Cố vấn Nhà Trắng: Trump nên được đề cử Nobel Hòa bình
Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ nói Trump nên được đề cử Nobel Hòa bình vì thành quả ở Trung Đông, gồm thỏa thuận hòa bình Israel - UAE.
"Khi nhìn lại những gì Tổng thống đã làm được trên mặt trận hòa bình, tôi sẽ không ngạc nhiên nếu cuối cùng ông ấy được đề cử giải Nobel Hòa bình", Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Robert O'Brien nói trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 13/8.
"Thành quả ngày nay là ví dụ cho thấy ông ấy nên được xem xét một cách đúng đắn và nên là người tiên phong cho giải Nobel Hòa bình",O'Brien nói, nhấn mạnh những việc Trump đã làm được là gây áp lực lên Iran bằng cách rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân, xóa sổ Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Trung Đông và cắt nguồn tài trợ cho các phần tử khủng bố ở Yemen, Lebanon và Syria.
"Hôm nay chúng ta có Hiệp ước Abraham, cuối cùng Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Israel cũng có hòa bình", Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ cho hay.
Cố vấn O'Brien tại cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 13/8. Ảnh: AFP.
Bình luận được đưa ra sau khi Trump thông báo thỏa thuận hòa bình lịch sử giữa UAE và Israel do Mỹ làm trung gian. Hai nước quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao, mở cửa du lịch, làm tan băng ở Trung Đông, Israel cam kết dừng sáp nhập các vùng đất của người Palestine.
Israel từng xảy ra chiến tranh với một số nước láng giềng Arab kể từ khi thành lập năm 1948. Hầu hết các quốc gia Arab từ chối thiết lập quan hệ cho đến khi tranh chấp Israel - Palestine được giải quyết.
Đây là thỏa thuận hòa bình thứ ba giữa Israel và các nước Arab, sau Ai Cập và Jordan, được xem là chiến thắng ngoại giao cho Trump trước cuộc bầu cử tổng thống. Thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Israel và các đồng minh Trung Đông của Mỹ, gồm các quốc gia quân chủ giàu dầu mỏ ở Vùng Vịnh, là trọng tâm trong chiến lược khu vực của Trump nhằm kiềm chế Iran.
"Tổng thống thường được biết đến là người thỏa thuận giỏi nhất và ông đã viết cuốn sách 'Nghệ thuật thỏa thuận'. Ông được xem là một người trung gian tuyệt vời, nhưng tôi nghĩ lịch sử sẽ ghi nhớ Tổng thống với vai trò nhà kiến tạo hòa bình tuyệt vời", O'Brien cho hay.
Trump năm ngoái tuyên bố nếu Nobel Hòa bình là giải thưởng được bầu chọn công bằng thì ông là một trong những người xứng đáng nhất. Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng thống Hàn Moon Jae-in cũng từng nói rằng Trump xứng đáng nhận giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực đàm phán chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Trung Quốc tiếp tục yêu cầu Mỹ nhận thức đúng tình hình Trung Quốc yêu cầu một số cá nhân Mỹ nhận thức đúng tình hình, từ bỏ "ảo tưởng" thay đổi Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm qua (11/8) nhấn mạnh, Trung Quốc yêu cầu một số cá nhân Mỹ nhận thức đúng tình hình, từ bỏ "ảo tưởng" thay đổi Trung Quốc. Người phát ngôn...