Thủ tướng Nhật bị chỉ trích nặng nề sau vụ hai nữ Bộ trưởng từ chức
Tân Hoa xã cho rằng việc hai nữ Bộ trưởng Nhật Bản từ chức liên tiếp ngày 20/10 là “trận động đất lớn” trên chính trường Nhật Bản.
Chịu sức ép “nội công”…
Dư luận những ngày này đều tập trung vào việc việc hai nữ Bộ trưởng từ chức sẽ có ảnh hưởng gì đối với sự vận hành của chính quyền Abe?
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (giữa) và bà Obuchi (phải), Matsushima (trái) trong lễ nhậm chức của hai vị Bộ trưởng hồi tháng 9 vừa qua. Ảnh: NHK
Từ sau khi ông Shinzo Abe nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản lần thứ 2 vào cuối năm 2012, đây là lần đầu tiên thành viên trong Nội các của ông từ chức. Không quá khi gọi đây là “hiệu ứng domino”.
Trước bối cảnh nền kinh tế Nhật Bản đang khó khăn, tăng trưởng không như kỳ vọng, sự bất mãn của nhân dân Nhật Bản đối với chính sách kinh tế của ông Abe ngày càng tăng, thì việc hai nữ Bộ trưởng từ chức liên tiếp (trước đó ông Abe đã kêu gọi cần quan tâm tới vai trò phụ nữ trong cải cách nội các) được coi là đòn giáng mạnh vào lên vai ông Abe.
Bộ trưởng Kinh tế và Thương mại Obuchi bị chỉ trích liên quan tới sử dụng tiền sai chính trị sai mục đích, còn Bộ trưởng Tư pháp bị phê phán việc việc sử dụng quạt giấy phát cho cử tri (vi phạm luật bầu cử).
Trong nền chính trị Nhật Bản, việc từ chức là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, việc từ chức của hai nữ Bộ trưởng lần này thể hiện việc ông Abe đã thất bại trong việc cố gắng cải thiện tỷ lệ nữ trong Nội các khi ông vừa bổ nhiệm các nữ Bộ trưởng chỉ trong thời gian ngắn.
Bà Obuchi bị chỉ trích về vấn đề tài chính. Ảnh: NHK
Một mặt, điều này cũng làm cho dư luận và các nhà phân tích cho rằng chính quyền ông Abe đang đối mặt với vấn nạn tham nhũng chính trị mà từ trước đến nay trong chính trường Nhật Bản coi là điều tối kỵ.
Báo Tokyo nhận định: Việc Bộ trưởng Kinh tế và Thương mại Obuchi dấy lên vấn đề “tiền và chính trị” trong chính quyền đảng Tự do Dân chủ (đảng cầm quyền Nhật Bản), là sự đả kích lớn đối với sự vận hành của chính quyền Abe”.
Trong khi đó, theo điều tra mới nhất do Hãng thông tấn Kyodo công bố vào trung tuần tháng 10, tỷ lệ ủng hộ Nội các Abe là 48,1%, giảm 6,8 điểm so với tháng 9. Tỷ lệ ủng hộ cũng được dự đoán sẽ giảm mạnh trong tháng tới, và có thể sẽ rất thảm hại nếu ông Abe không có những động thái “thông minh” trong nước cờ tuy không khó, nhưng trong hoàn cảnh người “chơi cờ” đang “rối”.
Cũng nhân cơ hội này, đảng Dân chủ đã công kích ông Abe và yêu cầu xem lại “tư cách Nội các”, phê phán việc sử dụng quá nhiều Bộ trưởng nữ và coi đây là bài học, yêu cầu xem xét lại chính sách bổ nhiệm Bộ trưởng là nữ.
Cũng ngay trong ngày ông Abe cũng đã bổ nhiệm ông Miyazawa và bà Kmigawa thay thế bà Obuchi và bà Matsushima. Nhưng cả hai tân Bộ trưởng đều là người của đảng Dân chủ khiến ông Abe thiệt đơn thiệt kép. Cũng không loại trừ, nhân dịp này đảng Dân chủ sẽ dùng nhiều chiêu bài “ép” ông Abe trong những cuộc bầu cử Thượng viện sẽ diễn ra sau này.
Đặc biệt trong quá khứ, tại cuộc bầu cử Thượng viện ngày 29/7/2007, đảng Dân chủ Tự do bị thất bại nặng nề và không còn là đảng lớn nhất trong thượng viện để đảng Dân chủ giành thế thượng phong (ở Nhật, Chủ tịch đảng lớn nhất đồng nghĩa với việc sẽ trở thành Thủ tướng). Đây cũng là kinh nghiệm chính trường mà chính ông Abe đã trải qua khi chỉ tại nhiệm Thủ tướng lần thứ nhất chỉ có trong vòng gần 1 năm trong giai đoạn đó.
Video đang HOT
Báo Asahi cũng nhận định thêm rằng, chính việc từ chức của hai nữ Bộ trưởng lần này khiến Nội các của ông Abe bị “tước đoạt” mất kỷ lục Nội các bền nhất kể từ sau chiến tranh. Không những thế, việc này còn gây ra mầm mống bất ổn, khiến “chủ nghĩa chống độc quyền chính trị kiểu Nhật Bản” phát tác, có thể làm bất ổn chính trường Nhật Bản.
Bà Matshushima bị cáo buộc vi phạm Luật Bầu cử. Ảnh: NHK
Báo Mainichi cho rằng “việc bổ nhiệm nhân sự nữ là kết quả tồi tệ nhất chưa từng có”. Nhưng cũng có dư luận cho rằng, có thể ở Nhật chưa từng có nữ Thủ tướng, nhưng nữ Bộ trưởng cũng đã có nhiều, và việc làm Bộ nhiệm 5 nữ Bộ trưởng trong chiến dịch cải tổ Nội các của ông Abe có thể coi là sự đổi mới mạnh mẽ đáng ghi nhận. 5 Bộ trưởng trong Nội các cũng là nhiều so với những Nội các của các Thủ tướng tiền nhiệm, của nền văn hóa chính trị Nhật Bản, song điều mà Thủ tướng Abe không ngờ tới là dư luận lại chỉ trích kịch liệt như thế.
Mục đích của dư luận Nhật Bản lần này là để ông Abe thấy một điều rằng việc ông ưu ái nhiều thành viên là nữ trong Nội các là một sai lầm. Báo Sankei phê phán điều này làm “suy giảm nghiêm trọng lòng tin của nhân dân” và “việc sử dụng thành viên trong Nội các là nữ sẽ xa vào vũng bùn”.
Đồng loạt các báo lớn của Nhật như Yomiuri, Asahi, Mainichi… đều có những bài phân tích phê phán việc hai nữ Bộ trưởng đồng loạt từ chức.
Riêng đối với bà Obuchi, ngoài việc từ chức, bà có thể sẽ bị phạt tiền, thậm chí bị tù và đình chỉ tư cách công dân.
Mọi chuyện chưa thể lắng xuống, tuy nhiên, qua việc hai nữ Bộ trưởng từ chức, Thủ tướng Abe cần phải tham khảo lại chính sách “thực hiện xã hội có vai trò của phụ nữ” của mình để tạo sự đồng thuận của xã hội trong quá trình vực dậy nền kinh tế Nhật Bản đang suy thoái.
…đến “ngoại kích”
Không chỉ đối mặt với dư luận trong nước, ông Abe còn bị chỉ trích từ bên ngoài. Bình luận về việc hai nữ Bộ trưởng Nhật Bản liên tiếp từ chức, Tờ Tân Hoa xã của Trung Quốc viết: “Những nữ Bộ trưởng của chính quyền Abe đã gây ra trận “động đất lớn”. Tân Hoa xã còn cho rằng trong số 5 nữ Bộ trưởng trong Nội các Nhật Bản có tới 3 vị đã tham gia vào hoạt động viếng đền Yasukuni, coi đây là hành động “đáng phê phán, gây nghi ngờ trong và ngoài nước (ám chỉ Nhật Bản)”.
Trên thực tế, hiện quan hệ Nhật-Trung đang rất căng thẳng về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và vấn đề nhận thức lịch sử (bao gồm việc viếng đền Yasukuni). Do đó quan điểm Trung Quốc ngoài việc tập trung vào khía cạnh việc các nữ Bộ trưởng Trung Quốc liên tiếp từ chức sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe, còn coi 3 vị nữ Bộ trưởng còn lại trong Nội các Abe “tội đồ” khi viếng đền Yasukuni.
Bộ trưởng Nội vụ và Thông tin Nhật Bản Sanae Takaichi đến viếng đền Yasukuni. Ảnh: AFP
Lần này tuy Thủ tướng Abe không trực tiếp viếng đề Yasukuni, nhưng đã gửi đồ lễ đến viếng khiến Trung Quốc không thể không nổi giận.
Theo nhận định của các chuyên gia Thủ tướng Abe rất khó từ bỏ chính sách mâu thuẫn đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, trước tình hình kinh tế trong nước khó khăn, các chính sách cải cách chưa có những đột phá đáng kể buộc ông Abe phải có những thái độ mềm mỏng hơn đối với Trung Quốc.
Năm 2014, Thủ tướng Nhật Bản trong chính sách ngoại giao của mình đã đặc biệt chú ý tới những biện pháp nhằm làm tiến triển mối quan hệ giữa Nhật với các nước Nga, Triều Tiên, Hàn Quốc và Trung Quốc. Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng ngoài cuộc gặp Nhật-Nga bên lề Hội nghị cấp cao APEC tại Bắc Kinh diễn ra trong 2 ngày 10-11/11 thì hành động cụ thể nhằm cải thiện với 3 nước còn lại không có dấu hiệu khả quan nào.
Trong khi đó, nước đồng minh thân cận với Nhật Bản là Mỹ cũng đang hy vọng mối quan hệ Nhật-Hàn sẽ được cải thiện, bởi để có thể làm ổn định khu vực Đông Nam Á, ngay cả chính quyền Tổng thống Mỹ Obama cũng muốn tránh sự căng thằng trong các mối quan hệ cặp đôi Nhật-Trung và Nhật-Hàn.
Theo các chuyên gia, trong Hội nghị APEC lần này, nếu Thủ tướng Abe không có những đột phá quan trọng trong các mối quan hệ với các nước nói trên thì đến cuối năm mục tiêu chiến lược ngoại giao của Nhật khó có thể hoàn thành. Điều này có thể sẽ làm gia tăng áp lực mới lên chính quyền của ông Abe. Chính vì vậy ông Abe cũng có thể sẽ “dằn lòng” gặp riêng Chủ tịch Tập Cận Bình bên lề Hội nghị lần này để cải thiện quan hệ thương mại Nhật-Trung đang bị ảnh hưởng bởi những lý do mang tính chính trị.
Trước nhiều sức ép, Thủ tướng Shinzo Abe sẽ phải quyết liệt hơn, chính xác hơn khi thực hiện những chính sách mà theo ông sẽ đưa đất nước Nhật Bản trở lại thời kỳ huy hoàng mà nó vốn có.
Theo Bùi Hùng
VOV.VN
Nhìn thấy ngõ nhà chồng là tâm trạng tôi nặng nề
Đến lúc ra ở riêng, nhiều đêm tôi còn tỉnh giấc vì mơ thấy chuyện lúc sống chung với bố mẹ chồng và rồi không ngủ được nữa. Ngày sống chung, khi đi làm về đến nhà chồng, tôi không muốn về nhà. Nhìn thấy ngõ nhà chồng là tâm trạng tôi nặng nề.
Ngày sống chung với bố mẹ chồng, khi đi làm về đến nhà chồng, tôi không muốn về nhà, nhìn thấy ngõ nhà chồng là tâm trạng rất nặng nề.
Chào các bạn, tôi năm nay 31 tuổi, hiện nay tôi đang bế tắc lựa chọn giữa cuộc sống tôi mong muốn và gia đình truyền thống. Tôi viết bài này rất mong các bạn cho tôi một lời khuyên.
Tôi kết hôn năm 25 tuổi, với nhiều bạn thì đó là tuổi chín chắn, nhưng bản chất khá trẻ con nên tôi rất sợ sống chung với bố mẹ chồng.
Trước Tết năm tôi sắp kết hôn, chồng về quê Quảng Ninh cùng tôi để chúc Tết bố mẹ vợ tương lai. Ngoài túi bánh kẹo mua trước, anh mua thêm 1 chai rượu ngoại. Thế nhưng bố anh nhất định bắt để lại, bảo bánh kẹo đủ rồi. Dù tôi biếu 2 bác còn nhiều hơn thế.
Ra đến cổng nhà anh, bố anh còn gọi giật lại vì thấy anh xách túi bánh kẹo một mình. Rồi mẹ anh lấy túi khác chia đôi số bánh kẹo đó ra để tôi xách 1 nửa.
Vì có ấn tượng không tốt về bố mẹ chồng nên sau cưới, tôi đề nghị ở riêng. Khi ấy, anh nói bố mẹ thoải mái về việc đó. Nhưng sau cưới khi chúng tôi ở riêng, thái độ của bố chồng thể hiện rõ không hài lòng.
Ở riêng 1 năm, chúng tôi có cháu đầu lòng. Thế là 2 vợ chồng quyết định về ở cùng ông bà. Tôi thuê người giúp việc trông cháu. Và từ đây, những mâu thuẫn, xích mích bắt đầu.
Ở được hơn năm, do mâu thuẫn với bố chồng lớn quá, tình cảnh lúc đó nếu không ra riêng lần nữa thì chúng tôi phải ly hôn, mà cháu còn quá nhỏ.
Vì thế, chúng tôi lại ra ở riêng, tính từ đó đến nay đã hơn 3 năm. Ở riêng, nhưng chúng tôi vẫn ở gần nhà ông bà. Hai ngày cuối tuần, vợ chồng đều về thăm và ở cùng ông bà, có việc gì chạy đi chạy lại cũng tiện. Thời gian gần đây, mối quan hệ tạm ổn.
Kể từ lúc ra riêng, họ hàng nhà chồng thường hay trách mắng là để ông bà ở một mình buồn. Tôi cũng rất áy náy, vì ông bà giờ cũng 63 tuổi rồi. Nhưng quả thật nghĩ tới quãng thời gian 1,5 năm sống chung, tôi không đủ can đảm quay trở về.
Tôi xin kể 1 số chuyện mà từ ngày về, tôi mâu thuẫn với bố chồng. Khi con nhỏ, tôi tham khảo bác sĩ thì biết khoảng 6 tháng tuổi mới cho con ăn dặm, nhưng ý bố chồng tôi là 2 tháng có thể cho con ăn.
Kể từ lúc cháu 2 tháng đến 5 tháng, sáng nào ông cũng lên phòng từ 5h sáng bảo khổ thân cháu tôi, nó không cho cháu tôi ăn lương thực. Dù tôi giải thích, chồng giải thích, ông còn đi hỏi hàng xóm, họ trả lời 6 tháng, ông cũng không tin. Đến lúc 5 tháng thì tôi phải đầu hàng, cho con ăn dặm.
Cháu lúc bé rất quấy, có thời gian dài cả ngày đêm chỉ ngủ tầm 3,4 giờ. Tôi bị ốm theo con. Chồng đề nghị đưa đón vợ đi làm 1 thời gian vì cũng tiện đường.
Chồng đưa đón tôi khoảng hơn 1 tuần. khi hai vợ chồng đi làm về, em giúp việc trong nhà bế con tôi ra chào bố mẹ. Vậy mà ông nội cháu bảo không phải chào. Bố chồng tôi bảo chỉ cần bảo con chào chồng tôi thôi, tôi là mẹ nó không cầm lái coi như không đi làm, chỉ có chồng tôi mới đi làm nuôi con tôi thôi.
Có lần con tôi ốm nặng, cháu không ngủ liên tục 2 ngày, chỉ chợp mắt tý trên tay mẹ rồi tỉnh. Đến 10h tối ngày thứ 2 cháu bắt đầu thiu thiu ngủ. Ban ngày thì ông không hề lên thăm cháu mà chỉ xem ti vi rồi hỏi vọng lên. Nhưng 10h ông xem xong phim thì bảo lên chào cháu để đi ngủ.
Chồng tôi đứng ở cầu thang dặn ông là "Cháu vừa mới ngủ được, để mai bố ạ". Ông bảo ông lên mái kiểm tra khóa chưa thôi. Cứ thế, ông xông thẳng vào phòng hét toáng lên ông chào ku của ông. Cháu giật mình khóc òa, và tận 1h đêm mới ngủ tiếp...
Quan niệm của nhà chồng tôi rất cổ hủ, đàn ông trong nhà không phải làm gì. Em giúp việc có bế cháu vào bếp là mẹ chồng đuổi ngay, bảo không cho tiếp xúc với môi trường này. Nhưng tôi lại quan điểm khác, cả chồng và con tôi đều nên biết việc nhà. Tôi còn làm việc vất vả hơn chồng.
Bố chồng dậy muộn, ăn sáng muộn. Dù chồng tôi đã dắt xe ra chuẩn bị đi làm thì vẫn phải quay lại xới cơm, chờ bố ăn xong mới được đi làm. Tối ngủ thì chồng tôi phải mắc màn, ghép màn, rửa chân cho ông. Sáng dậy thì gấp màn cho bố.
Tôi nghĩ nếu bố già hẳn, cần chăm sóc thì mới cần như thế. Lúc ấy tôi khắc nhắc chồng hoặc tự làm cho ông. Nhưng bố chồng tôi thời điểm đấy ông mới 59, 60 tuổi và vẫn đi làm thêm túc tắc.
Ông bà còn quan niệm nhà nội là nhất, dù nhà tôi ở Quảng Ninh, có 2 chị em gái, chị gái lấy chồng cũng gần nhà bố mẹ, nhưng tôi là con gái lấy chồng xa nhà, cũng muốn cho cháu về thăm ông bà ngoại. Nhưng ông bà thường tìm mọi cách ngăn cản. Thậm chí, khi hỏi cháu có mấy bác, mấy anh chị họ. Nếu cháu nhắc đến nhà ngoại là bố mẹ chồng cáu ngay...
Đến lúc ra ở riêng, nhiều đêm tôi còn tỉnh giấc vì mơ thấy chuyện lúc sống chung, rồi không ngủ được nữa. Ngày sống chung với bố mẹ chồng, khi đi làm về đến nhà chồng, tôi không muốn về nhà, nhìn thấy ngõ nhà chồng là tâm trạng rất nặng nề.
Giờ thì mối quan hệ khá ổn, tôi vẫn rất mực quan tâm ông bà, mua đồ tẩm bổ cho ông bà. Đồng thời cũng thể hiện thái độ sống kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình. Giờ cho cháu về Quảng Ninh thăm ông bà ngoại, ông bà nội dù không vui nhưng cũng không phản đối như xưa.
Tình cảm với chồng thật sự tôi không còn nhiều sau thời gian sống chung với ông bà trước đây. Vì chứng kiến cảnh chồng lúc nào cũng im như thóc, không phản kháng gì dù biết bố mẹ sai. Hay do cách sống khác nhau?
Nhà tôi 2 chị em sẵn sàng phân tích cái sai của bố mẹ, nhưng lại rất quan tâm, chăm sóc bố mẹ. Nhà chồng thì con cái luôn ngoan ngoãn, nghe lời bố mẹ. Nhưng kết quả là chị chồng tôi, dù không phải sống chung cùng nhà chồng, dù chỉ cách nhà bố mẹ 1 km, nhưng tháng về thăm bố mẹ 1,2 lần.
Tôi làm dâu 6 năm, chưa 1 lần thấy chị mua gì, hay biếu tiền Tết bố mẹ. Cả chồng tôi cũng không thật sự quan tâm bố mẹ mà chủ yếu là trách nhiệm. Chính mẹ chồng còn khen tôi chu đáo không như chị chồng.
Nhưng chồng tôi là con trai một, nên sớm muộn gì cũng sẽ phải quay về nhà bố mẹ sống. Thời gian qua, tôi đã gom tiền mua được 1 căn hộ chung cư đứng tên tôi.
Tôi rất phân vân có nên chia tay chồng, 2 mẹ con sống riêng và để anh ấy quay về chăm sóc, trách nhiệm với bố mẹ chồng không? Tôi biết mình rất ích kỷ, nhưng tôi rất sợ sống chung. Mong các bạn cho tôi lời khuyên nhé!
Theo VNE
Tâm sự của người vợ vô sinh,khi thấy tình nhân đẻ con trai cho chồng Cuộc sống của tôi trở nên nặng nề, bức bối khi cả nhà chồng biết tôi không thể sinh con. Mẹ chồng tôi ra lườm vào nguýt, thỉnh thoảng bà bóng gió cay nghiệt "cây độc không trái, gái độc không con", khiến tôi đau như dao cắt từng khúc ruột. Mới nhập trường đại học, tôi đã bị tiếng sét ái tình...