Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từ chức, ai kế nhiệm?
Sau khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từ chức, vấn đề được quan tâm nhất chính là ai sẽ kế nhiệm ông.
Thủ tướng Shinzo Abe cách đây ít giờ thông báo từ chức vì vấn đề sức khỏe. Sau khi ông Abe từ chức, Đảng Dân chủ tự do LDP cầm quyền của Nhật Bản sẽ bầu một lãnh đạo mới và phải được Quốc hội phê duyệt.
Thông tin về người kế nhiệm ông Abe nắm quyền Nhật Bản đang rất được quan tâm. Dưới đây là những cái tên sáng giá cho vị trí này.
Phó Thủ tướng người kiêm Bộ trưởng Tài chính Taro Aso, 79 tuổi, là thành viên cốt cán trong chính quyền Abe. Năm 2008, ông được bầu làm lãnh đạo LDP và trở thành Thủ tướng. Tuy nhiên, chỉ một năm sau, ông đệ đơn từ chức sau thất bại của LDP trong cuộc bầu cử Hạ viện Nhật Bản
Tuy nhiên, ông Taro Aso tương đối cao tuổi.
Phó Thủ tướng người kiêm Bộ trưởng Tài chính Taro Aso. (Ảnh: Reuters)
Shigeru Ishiba
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba, 63 tuổi, là người được biết đến với những phát ngôn chỉ trích ông Abe. Ông thường xuyên đứng đầu trong các cuộc khảo sát về các nghị sỹ có khả năng kế nhiệm ông Abe. Tuy nhiên, ông không mấy được lòng các nghị sỹ trong đảng.
Năm 2012, ông IshibaI từng đánh bại ông Abe trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử Thủ tướng nhờ sự ủng hộ của cử tri nhưng lại thua ở vòng thứ hai khi chỉ các nghị sĩ được bỏ phiếu. Trong một cuộc thăm dò ý kiến lãnh đạo đảng năm 2018, ông Ishiba thất bại nặng nề trước ông Abe.
Video đang HOT
Vị Cựu Bộ trưởng Quốc phòng thường xuyên chỉ trích chính sách lãi suất thấp của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vì làm tổn thương các ngân hàng khu vực, đồng thời kêu gọi tăng chi tiêu cho các công trình công cộng để khắc phục tình trạng bất bình đẳng đang gia tăng.
Fumio Kishida
Ông Kishida, 63 tuổi, từng là Ngoại trưởng dưới thời Abe từ năm 2012 đến năm 2017. Nhiều người tin rằng ông Kishida là cái tên mà ông Abe muốn tiếp quản vị trí ông để lại. Tuy nhiên, chính trị gia tới từ Hiroshima vẫn chưa giành được nhiều niềm tin của cử tri.
Ông Kishida được cho là một trong những tiếng nói “hòa nhã” trong đảng. Ông ít quan tâm tới việc sửa đổi Điều 9 trong Hiến pháp, vốn là mục tiêu ấp ủ của ông Abe.
Ông Fumio Kishida. (Ảnh: Reuters)
Trong cuộc phỏng vấn mới đây, ông Kishida kêu gọi chi tiêu mạnh để chống lại khủng hoảng kinh tế, nhưng khuyến cáo thận trọng với ý tưởng cắt giảm thuế doanh thu.
Taro Kono
Bộ trưởng Quốc phòng Taro Kono, 56 tuổi, là người đóng góp vào những chính sách quan trọng dưới thời ông Abe, nổi bật là lập trường cứng rắn của ông với Hàn Quốc.
Tốt nghiệp Đại học Georgetown và nói tiếng Anh thành thạo, ông Kono từng giữ chức Bộ trưởng ngoại giao và Bộ trưởng Cải cách Hành chính.
Ông cũng có quan điểm khác với cha mình, cựu Chánh văn phòng nội các Yohei Kono – người từng xin lỗi về các nhà chứa mà giới quân sự Nhật Bản lập ra trong Thế chiến II.
Ông Suga, 71 tuổi, là một trong những đồng minh tin cậy nhất của ông Abe. Ông cũng là người thúc đẩy ông Abe tái tranh cử Thủ tướng vào năm 2012.
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga. (Ảnh: Reuters)
Sau khi đắc cử, ông Abe bổ nhiệm ông Suga vào vị trí Chánh văn phòng Nội các, giữ vai trò là người phát ngôn hàng đầu của chính phủ, điều phối các chính sách và nhân sự.
Tuy nhiên, uy tín của ông Suga bị ảnh hưởng không nhỏ sau các vụ bê bối khiến 2 Bộ trưởng nội các thân cận với ông từ chức tháng 10/2019.
Ông Shinjiro Koizumi, 39 tuổi, hiện là Bộ trưởng Môi trường và là con trai của cựu Thủ tướng Junichiro Koizumi. Nhiều người nhắc tới Koizumi như một nhà lãnh đạo tương lai, nhưng giới quan sát cho rằng ông còn quá trẻ.
Ông Koizumi có cùng một số quan điểm bảo thủ như ông Abe.
Chính trị gia trẻ tuổi từng vẽ ra đường hướng cải cách Nhật Bản dựa trên nỗ lực cắt giảm sự phụ thuộc vào ngành than, nhiên liệu hóa thạch, nhưng cũng tránh để mất lòng những cái tên lão làng trong đảng.
Bà Noda, 59 tuổi không hề giấu diếm mong muốn trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản. Cựu Bộ trưởng Nội vụ là tiếng nói thường xuyên chỉ trích ông Abe. Bà được nhiều nữ cử tri ưa thích vì thúc đẩy việc trao thêm quyền cho phụ nữ.
Năm 2015, bà Noda từng ra tranh cử nhưng không đạt được kết quả mong muốn. Tới năm 2018, bà cũng không được ủng hộ khi tham gia vào cuộc đua giành vị trí lãnh đạo đảng.
Nhật phản đối hành vi gia tăng căng thẳng ở Biển Đông
Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga tuyên bố nước này phản đối bất cứ hành vi nào làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.
Tuyên bố được Chánh văn phòng Nội các Nhật đưa ra tại họp báo hôm nay ở Tokyo, khi được đề nghị bình luận về việc Trung Quốc phóng hai tên lửa đạn đạo diệt hạm ra Biển Đông hôm 26/8, nói thêm rằng Nhật Bản đang theo dõi các động thái của Trung Quốc gần đây ở Biển Đông "với sự quan ngại".
"Các vấn đề ở Biển Đông liên quan trực tiếp đến hoà bình và ổn định của khu vực, là vấn đề lợi ích chính đáng của cộng đồng quốc tế, trong đó có đất nước chúng tôi", ông Suga nói.
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga tại họp báo ở Tokyo ngày 4/6. Ảnh: Kyodo.
Tuyên bố được ông Suga đưa ra một ngày sau khi một nguồn thân cận với quân đội Trung Quốc cho hay nước này phóng hai tên lửa đạn đạo diệt hạm từ Thanh Hải và Chiết Giang ra Biển Đông sáng 26/8 để cảnh báo Mỹ. Một tên lửa DF-26B được phóng từ tỉnh Thanh Hải ở tây bắc Trung Quốc, trong khi tên lửa DF-21D được phóng từ tỉnh Chiết Giang ở miền đông đất nước. Nguồn tin giấu tên cho hay cả hai tên lửa đều rơi xuống khu vực giữa tỉnh Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Động thái trên diễn ra sau khi Trung Quốc hôm 25/8 nói rằng trinh sát cơ U-2 của Mỹ có "hành động khiêu khích" khi di chuyển vào "vùng cấm bay, nơi đang diễn ra một cuộc diễn tập bắn đạn thật của Chiến khu phía Bắc". Trước đó, cơ quan an toàn hàng hải của Trung Quốc thông báo quân đội nước này tổ chức nhiều cuộc tập trận bắn đạn thật tại khu vực Bột Hải và Hoàng Hải ngoài khơi bờ biển phía bắc nước này ngày 25-29/8.
Quân đội Trung Quốc gần đây tổ chức nhiều cuộc diễn tập và tập trận tại các vùng biển xung quanh nước này. Truyền thông Trung Quốc hôm 20/8 đưa tin hai khu trục hạm và một hộ vệ hạm nước này diễn tập bắn đạn thật tại biển Hoa Đông. Cục Hải sự tỉnh Hải Nam tuần trước thông báo quân đội Trung Quốc tổ chức diễn tập trái phép ngày 24-29/8 tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và đông nam đảo Hải Nam.
Việt Nam đã nhiều lần lên án hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam và Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình với hai quần đảo này, phù hợp với luật pháp quốc tế.
"Việc Trung Quốc liên tiếp tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, gây phức tạp tình hình, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không có lợi cho quá trình đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông", bà Hằng nói trong thông cáo ngày 26/8. "Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, hủy bỏ và không tái diễn vi phạm tương tự".
Thủ tướng Nhật rời bệnh viện Thủ tướng Nhật Abe rời bệnh viện ở Tokyo sau cuộc kiểm tra y tế dài 7 tiếng rưỡi, giữa lúc có nhiều lo ngại về sức khỏe của ông. "Thủ tướng Shinzo Abe đi kiểm tra y tế vì có thời gian rảnh rỗi cả ngày", nguồn tin giấu tên ở Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản hôm nay tiết lộ, nhấn...