Thủ tướng Nhật Bản: Hỗ trợ tối đa cho Việt Nam, Philippines
“Khi các nước ASEAN tập trung cho bảo đảm an ninh hàng hải và không phận, Nhật Bản sẽ hỗ trợ tối đa cho họ, triệt để bảo vệ tự do hàng hải và tự do bay”.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu tại Đối thoại Shangri-La tối ngày 30 tháng 5 năm 2014
Hỗ trợ tối đa cho Việt Nam và Philippines
Trang mạng tiếng Trung Mingjingnews ngày 31 tháng 5 đưa tin, trong thời điểm nhiều nước Đông Nam Á xảy ra tranh chấp chủ quyền biển với Bắc Kinh, tại Đối thoại Shangri-La ngày 30 tháng 5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, Tokyo sẽ cung cấp sự “hỗ trợ tối đa” cho các nước Đông Nam Á, hỗ trợ họ bảo vệ lãnh hải và không phận. Ông Abe còn có ý định để Nhật Bản phát huy vai trò quan trọng hơn trong an ninh quốc tế.
Theo Đài tiếng nói nước Đức, Thủ tướng Shinzo Abe đã có bài phát biểu chính tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore năm nay. Đứng trước các quan chức và chuyên gia vấn đề an ninh của các nước châu Á, ông Shinzo Abe nhấn mạnh, các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế, phát biểu như vậy được cho là phê phán thái độ và hành vi cứng rắn của Trung Quốc.
Theo bài báo, tình hình căng thẳng của khu vực châu Á đang không ngừng leo thang, 2 nền nền kinh tế lớn châu Á Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra tranh chấp chủ quyền đảo Senkaku trên biển Hoa Đông.
Bắc Kinh và nhiều nước Đông Nam Á cũng đưa ra đòi hỏi chủ quyền đối với Biển Đông – nơi có chứa dầu mỏ và khí đốt (thực ra là Trung Quốc nhảy vào tranh chấp).
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu tại Đối thoại Shangri-La tối ngày 30 tháng 5 năm 2014
Video đang HOT
Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Shinzo Abe đã nói đến triển vọng tương lai, theo đó Nhật Bản sẽ đóng vai trò kiềm chế Trung Quốc. Nhật Bản sẵn sàng giúp đỡ các đồng minh khu vực bảo đảm an toàn hàng hải và vùng trời.
Ông cho biết, Nhật Bản và đồng minh Mỹ làm tốt chuẩn bị tăng cường hợp tác an ninh với ASEAN để thúc đẩy hòa bình. “Nhật Bản có ý định đóng vai trò chủ động, tích cực hơn so với hiện nay, thúc đẩy hòa bình của châu Á và thế giới”.
“Khi các nước ASEAN tập trung cho bảo đảm an ninh hàng hải và không phận, Nhật Bản sẽ dành sự hỗ trợ tối đa cho họ, đồng thời triệt để bảo vệ tự do hàng hải và tự do bay”.
Ông Shinzo Abe là nhà lãnh đạo Nhật Bản đầu tiên phát biểu chính ở diễn đàn Shangri-La. Nội dung bài phát biểu lần này thống nhất với các biện pháp thúc đẩy sửa đổi Hiến pháp hòa bình của ông.
Sau khi thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Hiến pháp hòa bình của Nhật Bản cấm quân đội Nhật Bản tham chiến ở nước ngoài. Đến nay không ít chính trị gia Nhật Bản cho rằng, quy định này đã không còn hợp thời.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu tại Đối thoại Shangri-La tối ngày 30 tháng 5 năm 2014
Xác định lại vai trò của Lực lượng Phòng vệ
Bài phát biểu của ông Shinzo Abe nhiều lần nhấn mạnh đến “quy phạm pháp luật”, kêu gọi các nước tôn trọng quy tắc quốc tế khi đối mặt với tranh chấp chủ quyền, tránh sử dụng vũ lực.
Ông đồng thời cho biết, chính phủ Nhật Bản sẽ toàn lực hỗ trợ cho Philippines và Việt Nam, giúp đỡ các nước này thông qua đối thoại hòa bình giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Ông Shinzo Abe còn tuyên bố, Nhật Bản đã cung cấp 10 tàu tuần tra cho Philippines, Indonesia cũng nhận được 3 tàu. Nhật Bản hiện nay đang cân nhắc cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam. Thủ tướng Nhật Bản nói thêm rằng, khoảng 250 nhân viên Philippines, Indonesia và Malaysia đã tiếp nhận huấn luyện bởi Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản.
Thủ tướng Shinzo Abe còn đề nghị xem xét lại vai trò của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, nhấn mạnh cam kết đối với hòa bình và nhân quyền của Nhật Bản. Ông cho hay, trong thời điểm này, dưới ngọn cờ của Liên hợp quốc, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đang nỗ lực thúc đẩy hòa bình ở Nam Xu-đăng.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu tại Đối thoại Shangri-La tối ngày 30 tháng 5 năm 2014
Ông nói thêm, để khắc phục những hạn chế hiện có, quân đội Nhật Bản có thể cung cấp sự giúp đỡ cho dân thường và viện trợ cho các nhân viên công tác. “Cách làm này phải chăng là phản ứng đúng đắn với tương lai? Chính phủ Nhật Bản đang xem xét nghiêm túc vấn đề này”.
Nhật Bản luôn tích cực tham gia Đối thoại Shangri-La, từ khi diễn đàn này được tổ chức vào năm 2002 đến nay, Nhật Bản hàng năm đều cử Bộ trưởng Quốc phòng hoặc quan chức cấp cao tham gia.
Theo Giáo Dục
Khai mạc Shangri-La: Nhật cam kết hỗ trợ tối đa ASEAN, ủng hộ Việt Nam
Nhật Bản sẽ cung cấp 10 tàu tuần tra bảo vệ bờ biển mới cho Philippines và sẵn sàng cung cấp ba tàu khác để hỗ trợ tương tự cho Indonesia và Việt Nam.
Phát biểu trong lễ khai mạc Đối thoại Shangri-La tối ngày 30.5 tại Singapore, Thủ tướng Shinzo Abe cho biết sẽ thúc đẩy vai trò lớn hơn nữa trong an ninh khu vực của Nhật Bản và cam kết sẽ hỗ trợ tối đa cho các nước ASEAN trong bối cảnh đối mặt với các đe dọa từ Trung Quốc trong vấn đề bảo vệ lãnh hải.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm cả các khu vực thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei ở Biển Đông. Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền đối với cả quần đảo Senkaku của Nhật Bản ở biển Hoa Đông.
"Nhật Bản sẽ cung cấp hỗ trợ hết sức cho những nỗ lực của các nước ASEAN trong việc đảm bảo sự an toàn của các vùng biển và bầu trời, và duy trì triệt để tự do hàng hải và tự do hàng không", ông Abe tuyên bố.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu trong lễ khai mạc Đối thoại Shangri-La.
Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Abe cũng nhấn mạnh tới sự cần thiết phải tôn trọng luật pháp quốc tế, kêu gọi ASEAN và Trung Quốc sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông COC. Theo NHK, ông Abe đã kêu gọi không sử dụng vũ lực hoặc có hành động đơn phương để củng cố tuyên bố của mình, tuyên bố chỉ trích lập trường cứng rắn của Trung Quốc.
Thủ tướng Abe cho biết, chính phủ Nhật Bản ủng hộ mạnh mẽ Philippines và Việt Nam trong nỗ lực tìm kiếm một giải pháp cho tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, cam kết sẽ hỗ trợ các nước này trong cố gắng giải quyết vấn đề thông qua đối thoại.
Theo Channel News Asia, ông Abe liên tục sử dụng từ "pháp quyền" trong bài phát biểu của mình và kêu gọi tất cả các nước châu Á - Thái Bình Dương phát huy triệt để ba nguyên tắc gồm tuyên bố và làm rõ chủ quyền dựa vào luật lệ quốc tế, không dùng vũ lực hay hăm dọa nhằm để khẳng định chủ quyền, tìm cách giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình.
Reuters cho biết, Hoa Kỳ cũng đã bày tỏ sự ủng hộ lập trường trên của ông Abe ngay trước khi diễn ra bài phát biểu quan trọng của nhà lãnh đạo này. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Martin Dempsey đã tổ chức một cuộc họp ngắn với ông Abe trước bài phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản.
"Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ những gì ông (Abe) đang làm với sáng kiến của mình", Bộ trưởng Hagel cho biết.
Đáp lại, ông Abe nhấn mạnh rằng liên minh Nhật Bản với gần đồng minh an ninh của Mỹ là nền tảng của sự ổn định trong khu vực, nhưng cũng cho biết Tokyo đang tìm kiếm quan hệ đối tác chặt chẽ hơn với các nước châu Á, trong đó có Australia, Ấn Độ và ASEAN.
Bên cạnh đó, ông Abe cho biết, Nhật Bản có ý định đóng vai trò lớn hơn, chủ động hơn nữa trong vấn đề an ninh khu vực và trên thế giới.
Cũng trong bài phát biểu tại lễ khai mạc, ông Abe cho biết Nhật Bản sẽ cung cấp 10 tàu tuần tra bảo vệ bờ biển mới cho Philippines và sẵn sàng cung cấp ba tàu khác để hỗ trợ tương tự cho Indonesia và Việt Nam.
Theo Giáo Dục
Shangri-La: Các Bộ trưởng thảo luận về an ninh khu vực Theo phóng viên tại Singapore, ngày 31/5, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen đã mời cơm 21 bộ trưởng và đại diện của bộ trưởng đang dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 13, tạo điều kiện cho các Bộ trưởng thảo luận một cách thẳng thắn, không chính thức về các vấn đề an ninh và quốc phòng hiện nay. Các...