Thủ tướng Nhật Bản đối mặt với kiến nghị khiển trách
Tối qua, hai đảng đối lập chính ở Nhật Bản đã trình kiến nghị khiển trách Thủ tướng Yoshihiko Noda lên Thượng viện, động thái nhằm gây sức ép buộc ông Noda phải tiến hành tổng tuyển cử sớm.
Thủ tướng Yoshihiko Noda liên tiếp hứng chịu các cơn bão chính trị cả ở trong và ngoài nước.
Trong kiến nghị khiển trách, đảng Dân chủ Tự do (LDP) đối lập và đồng minh của đảng này là đảng Công minh mới (New Komeito) đã chỉ trích Thủ tướng Noda là thiếu năng lực cầm quyền đồng thời kêu gọi tiến hành tổng tuyển cử sớm, động thái nhằm gây sức ép buộc Thủ tướng Noda phải tuyên bố giải tán Quốc hội sớm.
Dự kiến, Thượng viện Nhật Bản, do phe đối lập chiếm đa số, sẽ bỏ phiếu thông qua kiến nghị trên trong ngày hôm nay.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo hiến pháp Nhật Bản, ngay cả trong trường hợp kiến nghị được thông qua thì Thủ tướng Noda vẫn có quyền từ chối tiến hành bầu cử sớm trong kỳ họp Quốc hội hiện nay, dự kiến kết thúc vào ngày 8/9 tới.
Những động thái trên diễn ra trong bối cảnh chính phủ của Thủ tướng Noda đang có những căng thẳng ngoại giao với cả hai quốc gia láng giềng ở Đông Bắc về tranh chấp chủ quyền đối với các quần đảo Senkaku/Điếu Ngư (với Trung Quốc) và Takeshima/Dokdo (với Hàn Quốc).
Trong động thái mới nhất, một người đàn ông Trung Quốc đã tấn công xe chở Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc và xé rách quốc kỳ Nhật cắm trên xe. Trong khi đó, Hàn Quốc tuyên bố sẽ tập trận bắn đạn thật trên đảo Dokdo từ ngày 7 – 11/9.
Ở trong nước, Thủ tướng Noda đang phải cố gắng thỏa hiệp với cả hai đảng LDP và Công minh mới để được hai viện Quốc hội thông qua dự luật tăng thuế tiêu dùng, một đạo luật gây nhiều tranh cãi nằm trong chương trình thực hiện các mục tiêu chính sách quan trọng mà ông Noda đã tuyên bố “đặt cược toàn bộ sinh mệnh chính trị của mình vào đó”.
Theo thỏa hiệp của ông Noda với hai đảng đối lập chính, ông sẽ phải giải tán hạ viện trước thời hạn. Điều này đồng nghĩa với việc ông không chỉ đối mặt với nguy cơ bị mất chính quyền hiện nay (do đảng Dân chủ Nhật Bản cầm quyền DPJ đang có tỷ lệ ủng hộ rất thấp), mà còn có thể mất luôn cả vị trí Chủ tịch DPJ vì một số nghị sĩ trong đảng đang tìm cách đưa ứng cử viên khác lên thay trước khi diễn ra tổng tuyển cử vào tháng 11 tới.
Theo Dân Trí
Nhật - Hàn liên tục trả thư qua lại
Hàn Quốc hôm 24-8 cho biết sẽ tiếp tục nỗ lực gửi thư phản đối Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba sau khi ông này cáo buộc Hàn Quốc "chiếm đóng trái phép" nhóm đảo Takeshima (Seoul gọi là Dokdo).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc đã lên án lời lẽ nói trên, đồng thời kêu gọi Tokyo rút lại chúng và cam kết không lặp lại những phát ngôn tương tự.
Các nhà ngoại giao Hàn Quốc tại Tokyo hôm 23-8 đã đến trụ sở Bộ Ngoại giao Nhật Bản để gửi lá thư phản đối ông Gemba nhưng bộ này đã từ chối mở cổng cho họ vào. Seoul cho biết nếu phía Tokyo tiếp tục từ chối gặp mặt, họ sẽ gửi lá thư phản đối này qua fax đến Bộ Ngoại giao Nhật Bản hoặc thông qua đại sứ quán Nhật Bản ở Seoul.
Người dân Hàn Quốc biểu tình phản đối trước Đại sứ quán Nhật Bản ở Seoul hôm 23-8. Ảnh: Reuters
Quan hệ Nhật - Hàn xấu đi nhanh chóng kể từ khi Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak thăm Dokdo hôm 10-8. Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda sau đó đã gửi thư phản đối chuyến đi trên và những lời lẽ của ông Lee Myung-bak yêu cầu Nhật hoàng Akihito nên xin lỗi về giai đoạn Nhật Bản cai trị Hàn Quốc từ năm 1910-1945 nếu muốn đến thăm Seoul.
Tuy nhiên, Chính phủ Hàn Quốc hôm 23-8 quyết định trả lại lá thư với lý do "nó có thể được Nhật Bản sử dụng trong nỗ lực biến Dokdo thành một vùng lãnh thổ tranh chấp". Tokyo đã chỉ trích mạnh mẽ động thái này của Seoul đồng thời từ chối nhận lại thư do một nhà ngoại giao Hàn Quốc mang đến trụ sở Bộ Ngoại giao Nhật Bản. Chính phủ Hàn Quốc sau đó báo đã gửi trả lá thư qua đường bưu điện.
Cảm thấy "không thoải mái" trước những diễn biến trên, Mỹ đã lên tiếng thúc giục 2 đồng minh thân cận của mình giải quyết bất đồng một cách hòa bình, thông qua đối thoại.
Theo NLD
Nhật Bản: người dân biểu tình chống điện hạt nhân Thủ tướng Yoshihiko Noda ngày 22-8 không tỏ ra nhượng bộ trong cuộc họp đầu tiên với các nhà tổ chức phong trào biểu tình chống năng lượng hạt nhân, diễn ra hằng tuần trước dinh thủ tướng từ tháng 3 đến nay. Người biểu tình chống năng lượng hạt nhân bên ngoài dinh thủ tướng Nhật Bản - Ảnh: Asahi Trong cuộc...