Thủ tướng nhắc nhở không để xăng dầu, điện gây bức xúc
Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, người dân, chuyên gia có quyền thắc mắc về giá điện, EVN phải có trách nhiệm giải thích. Giá cả xăng dầu cũng cần công khai để “tránh để những vấn đề không đáng gây nên bức xúc”.
Tại cuộc hội nghị tổng kết ngành Công Thương sáng nay, Chủ tịch tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Hoàng Quốc Vượng cho hay, điện theo cơ chế thị trường sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cơ chế này cũng khiến giá điện sẽ có xu hướng tăng cao hơn. Cụ thể, từ ngày 1/7/2012, thị trường phát điện cạnh tranh chính thức vận hành thì chi phí Tập đoàn bỏ ra đã cao hơn so với trước đây 300 tỷ đồng.
“Khi hình thành thị trường bán buôn, bán lẻ cạnh tranh thì chi phí đưa vào sẽ cao hơn. Do đó, giá điện năm sau chắc chắn cũng sẽ cao hơn”, ông Vượng nhấn mạnh.
Thủ tướng: “Người dân có quyền thắc mắc về giá điện”. Ảnh: Hoàng Hà
Không chỉ có điện, những bấp cập trong lĩnh vực xăng dầu cũng được lãnh đạo Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ( Petrolimex) mổ xẻ. Ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch HĐQT Petrolimex đánh giá, năm 2012 giá xăng dầu thế giới có nhiều biến động. So với năm 2011, giá thế giới chênh 1-3%. Để giảm thiểu lạm phát bình ổn thị trường trong nước, liên Bộ Tài chính – Công Thương đã tiến hành nhiều biện pháp trong đó có hình thức giảm các loại thuế nhập khẩu bằng 0.
Tuy nhiên, theo ông Bảo, việc bình ổn giá kéo dài gây ra một áp lực rất lớn lên doanh nghiệp. “Bình ổn giá quá mạnh, dẫn đến giá không theo thị trường. Điều này khiến dư luận đặt nhiều vấn đề liên quan đến nghị định 84. Giá xăng lên nhanh trong khi giảm lại chậm không bắt kịp thế giới”, ông Bảo nói.
Bất cập ở chỗ, theo lãnh đạo Petrolimex, để bình ổn giá xăng dầu trong nước, Chính phủ giảm thuế. Năm 2012, tổng doanh thu của tập đoàn đạt 1980.000 tỷ , tăng 70% so với năm 2011. Lợi nhuận hợp nhất đạt 1058 tỷ, trong đó xăng dầu chỉ chiếm khoảng 20 tỷ đồng. Do chính sách bình ổn giá nên tập đoàn lãi “không đáng kể”.
Video đang HOT
Theo ông Bảo, sau hơn 2 năm thực hiện Nghị định 84, điều khoản về vận hành giá xăng dầu cần xem xét lại. “Tôi cho rằng nên cố gắng giữ ổn định thuế trong thời gian khoảng 6 tháng đến một năm, có như vậy mới vận hành xăng dầu theo cơ chế thị trường”, ông Bảo kiến nghị.
Ngoài ra, cơ cấu nhiều loại phí trong giá xăng dầu còn bất hợp lý. Lãnh đạo Petrolimex dẫn chứng, phí định mức 600 đồng mỗi lít, một mức quá thấp duy trì trong nhiều năm nay tác động tiêu cực lên đại lý và tổng đại lý của doanh nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, xăng dầu không theo thị trường thì cần phải sửa cho phù hợp. Giá điện, giá xăng dầu phải minh bạch, công khai hơn nữa để tránh gây bức xúc trong dư luận.
“Có ý kiến cho rằng, điện tăng giá thì lãi nhiều. Người dân, chuyên gia có quyền thắc mắc. Và trách nhiệm của doanh nghiệp là phải giải thích”, Thủ tướng bày tỏ. Bởi vậy, theo người đứng đầu Chính phủ, cơ quan kiểm toán vào cuộc phải công khai, minh bạch giá cả.
Thủ tướng nhấn mạnh, điện phải đảm bảo đủ cho sản xuất và tiêu dùng, đi liền với đó là chất lượng để tránh tình trạng người dân phải chịu cảnh “phập phù”.
EVN cho hay, năm 2012, Tập đoàn tiết kiệm được 1,67 tỷ kWh. Tuy nhiên, do chạy dầu, EVN lỗ 3.000 đồng mỗi kWh, tương đương 5.000 tỷ đồng. Trong năm 2013, tình hình tài chính tập đoàn được cải thiện, mùa khô nước về nhiều do đó năm nay “nhà đèn” sẽ đáp ứng đủ nhu cầu điện. Sản lượng điện năm nay dự kiến đạt 130 tỷ kWh điện, tăng 11% so với năm 2012.
Chủ tịch EVN Hoàng Quốc Vượng cam kết, năm 2013, tổn thất điện năng sẽ giảm còn khoảng 8,8% và đến năm 2015 chỉ còn khoảng 8%. năm 2012, tổn thất điện năng khoảng 9% giảm 0,23% so với năm trước. Tổn thất điện của Việt Nam, theo ông Hoàng Quốc Vượng là “không lớn lắm” vì vẫn thấp hơn một số nước như Indonesia (9,4%), Philippines (trên 11%), Malaysia (10%)..
Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, tổn thất điện năng phải thấp hơn nữa bởi so với một số nước còn cao. “Thị trường phát điện cạnh tranh đã hình thành, sắp tới là thị trường bán buôn bán lẻ. Liệu có thể rút ngắn thời gian hình thành thị trường bán buôn bán lẻ không”, Thủ tướng gợi ý.
Cũng theo người đứng đầu Chính phủ, hiện nhiều doanh nghiệp xăng dầu cùng tham gia thị trường, song Petrolimex vẫn chiếm thị phần chủ yếu. “Vấn đề cốt lõi vẫn là minh bạch, theo đúng giá thị trường. Làm sao đừng để những vấn đề không đáng lại gây nên bức xúc”, Thủ tướng nhắc nhở.
Theo VNE
EVN trả nợ hàng nghìn tỷ cho các 'ông lớn'
Tập đoàn Điện lực (EVN) đã trả 2.200 tỷ đồng cho PVN và khoảng 700 tỷ đồng nợ quá hạn cho Vinacomin.
Theo VnExpress dẫn lời Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) - Phùng Đình Thực cho biết:
Hiện EVN còn nợ khoảng 9.800 tỷ đồng trong tổng số 12.000 tỷ đồng. 'Vẫn còn khó khăn nên EVN hứa khi nào có sẽ trả', ông nói.
Lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản (Vinacomin) cũng cho biết:
Đến 26/12/2012, tính cả tiền than và điện, EVN còn nợ quá hạn khoảng 300 tỷ đồng, so với thời điểm đầu năm, số tiền nợ quá hạn đã giảm 700 tỷ đồng.
Hình minh họa
Đầu tháng 11/2012, theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, EVN sẽ có đề án phát hành trái phiếu để chi trả các khoản nợ.
Không khẳng định về thời gian trả nợ, song đại diện EVN cho hay, nợ nần trong kinh doanh là chuyện bình thường.
'Vì hai bên vẫn tiếp tục mua bán dựa trên hợp đồng đã ký kết nên việc nợ nần có cũng là điều dễ hiểu', ông nói.
Trước đó, EVN cho biết, nếu không phải trích dự phòng tài chính để bù lỗ năm trước thì EVN năm nay lãi 3.600 tỷ đồng.
EVN xin phép Bộ Tài chính cho hoạch toán trích dự phòng tài chính 3.500 tỷ đồng và lãi kế hoạch còn 100 tỷ đồng. EVN dự kiến thu thêm 7.000 tỷ đồng từ đợt tăng giá điện ngày 22/12.
Trong đó, Tập đoàn Điện lực sẽ bù khoảng 900 tỷ do tăng giá than và 3.800 tỷ chênh lệch giá khí tăng lên. Đồng thời, bù 3.000 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá.
Trong năm 2011, EVN liên tục bị thúc nợ, thậm chí lãnh đạo Bộ Công Thương cũng phải lên tiếng nhắc nhở EVN phải thu xếp.
Tuy nhiên, trong năm 2012, nhiều chủ nợ đã chia sẻ và thông cảm với khó khăn của EVN.
Theo Tinngan
Tổng Giám đốc EVN bị Thủ tướng kỷ luật Vì có vi phạm trong việc để Công ty Viễn thông điện lực (EVN Telecom) kinh doanh thua lỗ gây hậu quả nghiêm trọng, Tổng giám đốc EVN Phạm Lê Thanh đã bị Thủ tướng kỷ luật khiển trách trong khi nguyên Chủ tịch EVN Đào Văn Hưng bị cảnh cáo. Ngày 28/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký 2 quyết định...