Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc truyền thông điệp của Chương trình 1 tỷ cây xanh
Thủ tướng cho rằng, đây là Chương trình vô cùng có ý nghĩa như lời Bác Hồ đã từng chỉ rõ, việc này ít tốn kém mà lợi ích nhiều, góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống nhân dân.
Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới, sáng 20/2 tại Phú Yên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới dự lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Tân Sửu năm 2021. Lễ phát động do UBND tỉnh Phú Yên phối hợp với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, hưởng ứng chương trình trồng mới 1 tỷ cây xanh theo sáng kiến của Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ.
Tháng 11 năm ngoái, phát biểu tại Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề xuất sáng kiến trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm 2021-2025. Tới ngày 31/12/2020, Thủ tướng ký ban hành Chỉ thị số 45 về tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021. Cùng với cả nước, những năm qua tỉnh Phú Yên luôn quan tâm đến công tác trồng rừng, bảo vệ môi trường sinh thái; phong trào Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên và người dân trong tỉnh tham gia.
Trong giai đoạn 2016-2020, Phú Yên đã tích cực triển khai trồng rừng tập trung được hơn 32.000 ha, bình quân gần 6.500 ha rừng/năm; tỉ lệ che phủ rừng tăng từ 36,4% vào năm 2015 lên 45,09% vào năm 2020. Năm 2021, thực hiện sáng kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc trồng mới 1 tỷ cây xanh và Chỉ thị số 45 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Phú Yên xây dựng, triển khai Đề án trồng mới 15 triệu cây xanh giai đoạn 2021-2025, đồng thời khuyến khích các hộ gia đình tự trồng cây xanh, chăm sóc, bảo vệ cây xanh góp phần xanh hóa môi trường sống…
Phát biểu tại buổi lễ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, cùng với các chương trình hành động của ngành nông nghiệp và các địa phương trong nỗ lực bảo tồn và nâng cao tỷ lệ độ che phủ của rừng, sáng kiến trồng 1 tỷ cây xanh sẽ không chỉ góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, mà còn xanh hóa khu vực đô thị và nông thôn Việt Nam. Làm tốt Chương trình này là cách thức vô cùng thiết thực để tưởng nhớ, học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức và tinh thần hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, góp phần hiện thực hóa tâm nguyện “Việt Nam sánh vai với cường quốc năm châu”.
Thủ tướng tặng cây xanh cho tỉnh Phú Yên.
Theo Thủ tướng sánh vai với các cường quốc năm châu không chỉ sánh vai về kinh tế, về khoa học công nghệ mà còn về môi trường xanh, sạch, đẹp – yếu tố quan trọng góp phần làm nên chất lượng cuộc sống của nhân dân cũng như mục tiêu phát triển bền vững của nước ta. Trong đó, cuộc sống của người dân không chỉ kinh tế, không chỉ số GDP bình quân đầu người hay các chỉ số khác mà chúng ta đã cam kết trước trước Quốc hội và nhân dân. Một trong minh chứng quan trọng về điều này chính là câu chuyện phát triển thần kỳ của nước Singapore, sau khi trở thành đất nước độc lập, từ phát triển vườn trong thành phố đến thành phố trong vườn và bây giờ là chiến lược thành phố trong tự nhiên.
“Đây là chương trình vô cùng có ý nghĩa như lời Bác Hồ của chúng ta đã từng chỉ rõ. Việc này ít tốn kém mà lợi ích nhiều, góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống nhân dân. Chúng ta nhớ lại giữa bộn bề của công việc trong cuộc kháng chiến đi đôi với kiến quốc nhưng chính Bác Hồ là người đầu tiên trực tiếp phát động Tết trồng cây vào ngày 28/11/1959 vì một Việt Nam xanh tươi hơn sạch đẹp hơn”, Thủ tướng cho biết.
Nhấn mạnh, màu xanh là màu của thịnh vượng màu của sự sinh sôi phát triển bền vững chính vì vậy Thủ tướng kêu gọi các tổ chức, cá nhân tiếp tục ủng hộ, đồng hành với các địa phương, các cơ quan để lan tỏa, thúc đẩy phong trào tết trồng cây, phủ xanh đất trống đồi núi trọc trong cả nước. Thủ tướng bày tỏ, mùa Xuân mang đến tiết trời ấm lên, cho cây lá sinh sôi nảy nở, cho chúng ta một mùa Xuân hy vọng. Với niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, thành công rực rỡ của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Thủ tướng tin tưởng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Yên sẽ tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp và những thành tựu đạt được, nỗ lực phấn đấu, giành được những thành tựu lớn hơn nữa, góp phần cùng cả nước hiện thực hóa khát vọng vươn lên mang lại thịnh vượng, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Video đang HOT
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu tham gia Tết trồng cây Xuân Tân Sửu.
“Trong sự nghiệp vĩ đại ấy, không chỉ kinh tế phát triển mà xã hội phải bình yên, văn hóa phải giàu có và rực rỡ, môi trường phải được bảo vệ, con người chung sống hài hòa với thiên nhiên; chỉ khi ấy, người dân mới có được hạnh phúc và bình yên thực sự. Mỗi người, mỗi nhà, mỗi cơ quan, tổ chức hãy “xắn tay áo” theo khả năng của mình để cùng nhau gieo những mầm xanh của sự sống, của mùa xuân hy vọng, của niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước ta, dân tộc ta”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu và nhân dân địa phương trồng cây tại phường Phú Thạnh, TP. Tuy Hòa, cùng với đó, các huyện Tuy An, Sơn Hòa cũng tổ chức trồng cây đồng thời với lễ phát động tại di tích lịch sử Thành An Thổ, xã An Dân (huyện Tuy An) – nơi sinh đồng chí Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng và tại Di tích lịch sử cấp quốc gia Nhà thờ Bác Hồ (huyện Sơn Hòa).
Trong khuôn khổ chương trình, Thủ tướng đã tặng một số cây xanh (cây bàng vuông) cho tỉnh Phú Yên; chứng kiến lãnh đạo tỉnh Phú Yên nhận sự hỗ trợ từ một số doanh nghiệp cho chương trình trồng 1 tỷ cây xanh trên địa bàn tỉnh với tổng số tiền hơn 5 tỷ đồng.
Trước đó, chiều tối qua (19/2) nhân chuyến công tác tại Phú Yên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm, chúc Tết Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Đặng Phi Thưởng, nguyên chiến sĩ bảo vệ bến tàu Không số Vũng Rô và Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Hồ Đắc Thạnh, nguyên Thuyền trưởng Tàu 41 anh hùng Đoàn tàu Không số đường Hồ Chí Minh trên biển.
Xây dựng chiến lược phát triển mắc ca bền vững tại Việt Nam
Chủ trì hội nghị "Kết quả phát triển cây mắc ca tại Việt Nam thời gian qua; định hướng và giải pháp phát triển cây mắc ca trong thời gian tới", diễn ra tại TP.Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) hồi cuối tháng 9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu xây dựng chiến lược phát triển cây mắc ca bền vững tại Việt Nam...
Mắc ca là cây lâm nghiệp, đồng thời là cây đa mục đích, có tiềm năng sinh trưởng tốt. Cây mắc ca vừa có thể trồng rừng phòng hộ đầu nguồn tạo nguồn sinh thủy, góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, đặc biệt là ở các vùng biên giới, vùng sâu góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào, vừa có thể trồng tập trung trong các vườn rừng, vườn nhà hoặc trồng xen canh trong nương rẫy với các cây ăn quả, cây công nghiệp khác.
Đây là loại cây trồng được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao, có thể phát triển tập trung quy mô hàng hóa.
Tiềm năng lớn...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Q.H
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tập trung phát triển tại 2 vùng Tây Bắc và Tây Nguyên. Đối với các địa phương khác, cần xem xét cho thí điểm trước khi phát triển đại trà. Việc phát triển cây mắc ca phải gắn liền với quy hoạch, phải làm tốt công tác nghiên cứu vùng trồng.
Báo cáo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn cho biết, sau 5 năm triển khai quy hoạch mắc ca, đến nay cả nước có 23 tỉnh trồng cây mắc ca với diện tích trên 16,5 nghìn ha, tập trung chủ yếu ở 2 vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, chiếm đến 93,2% diện tích đã trồng mắc ca của cả nước. Trong đó, khu vực Tây Bắc trồng được 6.670ha, khu vực Tây Nguyên trồng được 8.770ha.
Nhiều mô hình trồng mắc ca bằng nguồn giống tốt đã bước đầu có kết quả tốt. Năm 2020, các tỉnh dự kiến thu hoạch gần 6,6 nghìn tấn hạt tươi, tương đương gần 5 nghìn tấn hạt khô. Sau khi trừ chi phí thường niên, mắc ca cho thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng/ha/năm đối với diện tích mắc ca trên 6 tuổi.
Bộ trưởng Bộ NNPTNNT Nguyễn Xuân Cường cũng đánh giá, Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển cây mắc ca, cụ thể Tây Bắc và Tây Nguyên là 2 vùng có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp để trồng loại cây này.
Dự báo, thời gian tới cả sản lượng cung và cầu trên thế giới đều tăng nhanh, đây là cơ sở quan trọng để Việt Nam phát triển vùng nguyên liệu mắc ca và tham gia vào thị trường mắc ca thế giới. Đặc biệt, việc phát triển cây mắc ca sẽ góp phần để Việt Nam thực hiện cả 3 mục tiêu về kinh tế, môi trường và an sinh.
Là một trong những địa phương có diện tích mắc ca lớn nhất cả nước, hiện tỉnh Đăk Lăk có khoảng 1.300ha mắc ca, trong đó trồng xen khoảng 1.100ha, trồng thuần khoảng 200ha.
Ông Bùi Văn Cường - Bí thư Tỉnh ủy Đăk Lăk cho biết: "Đăk Lăk là tỉnh có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi để phát triển cây mắc ca, có khả năng hình thành các vùng trồng mắc ca tập trung tương đối lớn. Theo kết quả khảo sát, đối với cây trồng từ năm thứ 11 trở đi, năng suất bình quân đối với trồng xen (mật độ 185 cây/ha) đạt trên 5 tấn/ha, trồng thuần (mật độ 287 cây/ha) cho năng suất trên 8 tấn/ha.
Những năm gần đây, diện tích trồng mắc ca cũng tăng nhanh tại nhiều địa phương thuộc tỉnh Lâm Đồng. Qua thực tế sản xuất, ông Phạm S - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đánh giá việc trồng xen mắc ca trong các vườn cây công nghiệp như chè, cà phê đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, tạo ra nguồn thu nhập ổn định trên một đơn vị diện tích.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham quan các gian hàng giới thiệu sản phẩm mắc ca. Ảnh: Q.H
Ông Huỳnh Ngọc Huy cũng đề xuất trong thời gian tới nên tiếp tục mở rộng vùng trồng và phát triển mắc ca, định hướng đến năm 2025 đạt 50.000ha và đến năm 2030 đạt khoảng 100.000ha.
Đại diện Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, ông Huỳnh Ngọc Huy - Tổng Thư ký Hiệp hội cho biết các sản phẩm từ mắc ca của Việt Nam đã xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc.
Khẳng định cây mắc ca là cây giúp xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng cao, biên giới, đặc biệt là đồng bào dân tộc ít người, góp phần tái cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp theo hướng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Ông Huỳnh Ngọc Huy cũng đề xuất trong thời gian tới nên tiếp tục mở rộng vùng trồng và phát triển mắc ca, định hướng đến năm 2025 đạt 50.000ha và đến năm 2030 đạt khoảng 100.000ha. Đồng thời, đẩy mạnh công tác nghiên cứu giống để có bộ giống phù hợp với vùng trồng, mặt khác tăng cường kiểm soát chặt chẽ tiêu chuẩn và chất lượng giống.
Giao các bộ, ngành xây dựng chiến lược phát triển
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh cây mắc ca phải là cây "đi sau về trước". Mặc dù mới du nhập vào Việt Nam song đến nay cây mắc ca đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực, trở thành cây xoá đói giảm nghèo, góp phần bảo vệ môi trường cũng như có ý nghĩa trong quốc phòng an ninh.
Tuy nhiên, đến nay, cây mắc ca vẫn chưa được phát triển xứng tầm với tiềm năng của nó. Từ những kết quả trên thực tế, trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tập trung phát triển tại 2 vùng Tây Bắc và Tây Nguyên. Đối với các địa phương khác, cần xem xét cho thí điểm trước khi phát triển đại trà. Việc phát triển cây mắc ca phải gắn liền với quy hoạch, phải làm tốt công tác nghiên cứu vùng trồng.
Bên cạnh đó, cần xây dựng chuỗi sản xuất mắc ca sao cho kiểm soát được các khâu từ giống đến trồng cây, chế biến. Một trong những việc làm quan trọng là tăng giá trị sản phẩm bằng cách chế biến sâu. Có thể thành lập các HTX phát triển cây mắc ca.
Với phương châm "không để người dân đơn thương độc mã", Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu đề xuất các giải pháp hỗ trợ vốn, tín dụng để phát triển cây mắc ca. Đồng thời, Thủ tướng cũng giao Bộ NNPTNT, các địa phương và Hiệp hội Mắc ca Việt Nam xây dựng chiến lược phát triển cây mắc ca tại Việt Nam. Bộ NNPTNT chủ trì để ban hành nghị định về phát triển mắc ca làm cơ sở để triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ phát triển loại cây trồng tiềm năng này.
Thủ tướng phát động Tết trồng cây, Phú Yên dự kiến trồng mới 15 triệu cây xanh Hưởng ứng chương trình trồng mới 1 tỷ cây xanh theo sáng kiến của Thủ tướng, tỉnh Phú Yên dự kiến sẽ trồng mới 15 triệu cây xanh. Sáng 20/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ xuân Tân Sửu năm 2021 tại Phú Yên, hưởng ứng chương trình trồng mới 1...