Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp trả lời chất vấn
Từ 8 giờ 30 sáng nay 17-11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp trả lời chất vấn của các đại biểu QH. Đây là lần đầu tiên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn trên cương vị người đứng đầu Chính phủ.
Sáng nay 17-11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp trả lời chất vấn
Theo chương trình chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội (QH) khóa XIV, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn trực tiếp tại phòng họp Diên hồng của QH từ 8 giờ 30 phút đến 11 giờ 10 phút sáng nay 17-11.
Đây là lần đầu tiên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn trước QH trên cương vị người đứng đầu Chính phủ. Trước đó, ông với cương vị Phó Thủ tướng từng nhiều lần trả lời chất vấn do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền.
Trong hơn 2 giờ (trừ thời gian giải lao từ 9 giờ 30 đến 9 giờ 50), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn của đại biểu QH về những nội dung thuộc trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến các nhóm vấn đề đã chất vấn trong ngày 2 ngày 15 và 16-11.
Trước đó, trong 2 ngày vừa qua, các đại biểu QH đã chất vấn 4 bộ trưởng: Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân.
Video đang HOT
Với Bộ trưởng Bộ Công Thương, hàng chục lượt đại biểu QH đã chất vấn về các vấn đề xử lý các dự án, nhà máy thua lỗ, kém hiệu quả, cùng trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm soát kinh doanh đa cấp; quản lý thị trường, phòng, chống hàng giả, hàng kém chất lượng; kiểm tra, đánh giá chất lượng, quy hoạch các công trình thủy điện, thủy điện xả lũ gây ngập…
Chất vấn Bộ trưởng Trần Hồng Hà, các đại biểu QH đã quan tâm nhiều tới sự cố môi trường biển miền Trung do Formosa gây ra, trách nhiệm trong quản lý trong việc để xảy ra sự cố này, làm thế nào để ngăn chặn sự cố trong tương lai…; xử lý chất thải của các cơ sở công nghiệp, dịch vụ, làng nghề, khu dân cư; tình trạnh và giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã trả lời nhiều chất vấn đề chất lượng đào tạo, giải pháp quản lý chất lượng giáo dục đại học, gắn đào tạo với quy hoạch, dự báo và sử dụng nguồn nhân lực khi để hơn 190 ngàn cử nhân thất nghiệp…; thực hiện đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội; thi trắc nghiệm, giải pháp để ổn định việc tổ chức thi tốt nghiệp phổ thông và đại học trong giai đoạn 2016-2020…
Đại biểu QH đã chất vấn Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân về việc tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, tình trạng “cả sở làm sếp”, “cả nhà làm quan”; kỷ luật công vụ, đạo đức, chất lượng cán bộ, công chức, viên chức; giải pháp cải cách tiền lương…
Về điểm mới của phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp này, Tổng thư ký QH, Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết tạo điều kiện tranh luận. Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, sau khi chất vấn, các đại biểu QH có thể tiếp tục đặt câu hỏi tranh luận nhằm tăng điều kiện thảo luận tại hội trường trong phiên chất vấn.
Theo D.Ngọc (Người lao động)
Thủ tướng sẽ trả lời chất vấn những vấn đề gì?
Trong 10 nhóm vấn đề các đại biểu Quốc hội có thể chất vấn trực tiếp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, có những nội dung thời sự được cập nhật như: Đánh giá các dự án thua lỗ lớn; Xử lý trách nhiệm các sự cố ô nhiễm môi trường; Công tác luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ...
Theo chương trình chất vấn chi tiết của kỳ họp Quốc hội thứ hai, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có 130 phút trả lời chất vấn trước Quốc hội vào sáng thứ năm (17/11).
Cụ thể, theo chương trình dự kiến, từ 8h30 đến 11h10 ngày 17/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về những nội dung thuộc trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến các nhóm vấn đề đã chất vấn với 4 vị Bộ trưởng trong ngày 2 ngày trước đó (15-16/11/2016).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong phiên trả lời chất vấn tại Quốc hội khóa XIII sáng 13/6/2015 (ảnh: Chinhphu.vn).
Như vậy là phạm vi nội dung trả lời của Thủ tướng đã được "khuôn" lại so với thông lệ các phiên chất vấn tại kỳ họp cuối năm Quốc hội các khóa trước thường làm. Đó là Thủ tướng trả lời chất vấn trực tiếp về bất cứ vấn đề nào các đại biểu Quốc hội quan tâm, đặt ra.
Trên cương vị Phó Thủ tướng Chính phủ trong khóa trước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng từng nhiều lần đăng đàn trả lời chất vấn theo sự ủy quyền của người đứng đầu Chính phủ tại các kỳ họp giữa năm. Gần đây nhất, tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XIII diễn ra giữa năm 2015, ông Nguyễn Xuân Phúc nhận nhiều chất vấn từ vấn đề Biển Đông tới nợ công, hạ tầng giao thông, việc lấn sông tại Đồng Nai, chặt cây xanh tại Hà Nội hay tình trạng công chức "cắp ô".
Kỳ này, các nội dung đại biểu có thể chất vấn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nằm trong 10 nhóm vấn đề dành cho 4 Bộ trưởng được chọn đăng đàn (Bộ trưởng Công thương, Bộ trưởng TN-MT, Bộ trưởng GD-ĐT, Bộ trưởng Nội vụ). Có nhiều nội dung đã được lật đi lật lại trong các phiên chất vấn trước đây như chống buôn lậu, thủy điện xả lũ, quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản, chương trình cải cách giáo dục, tinh giản biên chế, cải cách tiền lương...
Nhưng cũng có những nội dung mới, thời sự được cập nhật, đưa vào chương trình chất vấn, ví như chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô; đánh giá các dự án, nhà máy thua lỗ, kém hiệu quả; xử lý trách nhiệm với các dự án để xảy ra sự cố môi trường; đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp; công tác quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ...
Bản tổng hợp ý kiến của các vị đại biểu về dự kiến nhóm vấn đề chất vấn thậm chí đã nêu nhiều đề xuất nội dung khác như xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng, việc mua ngân hàng thương mại với giá 0 đồng; chính sách quản lý, sử dụng tài sản công, cổ phần hóa doanh nghiệp; án tồn đọng, án oan sai chưa được giải quyết; tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội; quy hoạch và phê duyệt dự án xây dựng cơ bản (khu dân cư, chung cư); kết quả trồng rừng thay thế và hỗ trợ đời sống người dân ở các công trình thủy điện; các dự án BOT đường bộ...
Ví dụ, với nhóm vấn đề được đề xuất cho Bộ Nội vụ, một số vị đại biểu đề nghị bổ sung nội dung trách nhiệm của Bộ trong tham mưu để Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn chức danh Phó chủ tịch UBND Hậu Giang đối với ông Trịnh Xuân Thanh và việc tặng thưởng các danh hiệu nhà nước đối với Tổng công ty xây lắp dầu khí...
Với các nhóm vấn đề trong lĩnh vực Tài nguyên - môi trường, một số ý kiến đề nghị đề cập rõ đến việc xem xét, xử lý trách nhiệm trong vụ Formosa; giải pháp khắc phục; trách nhiệm của Bộ trưởng; việc xử lý, kỷ luật tổ chức, cá nhân có liên quan (vì đây là vấn đề đang được xã hội, người dân rất quan tâm, theo dõi, nên cần phải có sự trao đổi, giải trình, làm rõ để công khai minh bạch và định hướng dư luận).
Theo UB Thường vụ Quốc hội thì đây đều là những vấn đề nổi lên, được đại biểu Quốc hội và cử tri quan tâm nhưng không được chọn để chất vấn vì nhiều nội dung đã được đại biểu Quốc hội chất vấn và đang trong quá trình triển khai thực hiện việc khắc phục những hạn chế, bất cập theo nghị quyết của Quốc hội.
Các nhóm vấn đề được đề xuất đối với các lĩnh vực đã có cân nhắc đến thời lượng dành cho chất vấn, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những nội dung bức xúc, thiết thực nhất. Do đó, trong quá trình chất vấn, đề nghị đại biểu bám sát nội dung nhóm vấn đề đã nêu để có thể chất vấn những nội dung cụ thể có liên quan.
P.Thảo
Theo Dantri
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh "mở hàng" chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh sáng nay (15.11) trở thành thành viên Chính phủ đầu tiên "đăng đàn" trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, QH khóa XIV, với các nhóm vấn đề về dự án thua lỗ, hàng giả, thủy điện xả lũ... Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trong một lần phát biểu tại...