Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Thủ tướng Lào và Campuchia
Bên lề Hội nghị cấp cao lần thứ ba Ủy hội sông Mekong quốc tế đang diễn ra tại Siêm Riệp – Campuchia, hôm nay (4/4), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp song phương với Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith và Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen.
Tiếp Thủ tướng Lào, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn sự tham dự và đóng góp của đồng chí Thủ tướng Thongloun và đoàn đại biểu Lào vào thành công của Hội nghị cấp cao hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 6 và hợp tác Tam giác phát triển CLV lần thứ 10 vừa qua tại Hà Nội, đồng thời bày tỏ tin tưởng năm 2018 sẽ là một năm thuận lợi của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào.
Hai Thủ tướng nhất trí trong thời gian tới, hai bên cần triển khai tích cực các Thỏa thuận tại các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước và kết quả Kỳ họp lần thứ 40 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam-Lào và có các biện pháp quyết liệt để giải quyết các chương trình dự án, vấn đề còn vướng mắc. Rà soát các nội dung hợp tác, đề xuất các giải pháp mới đột phá để nâng cao hiệu quả hợp tác hai nước trong năm 2018; (iii) thúc đẩy triển khai các nội dung tại Hiệp định hợp tác Việt Nam-Lào giai đoạn 2016-2020.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Lào Thongloun
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Thủ tướng Thongloun trên tinh thần của Thoả thuận cấp cao giữa hai Bộ Chính trị, hai nước tiếp tục trao đổi, phối hợp chặt chẽ ở tất cả các cấp, các cơ chế song phương và đa phương nhằm thúc đẩy vấn đề quản lý và sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn nước sông Mekong, bảo đảm hài hoà lợi ích của các nước ven sông, vì sự phát triển bền vững của hai nước và khu vực; Tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào;
Quan tâm chỉ đạo thực hiện Hiệp định về hợp tác lao động giữa hai nước; thúc đẩy việc đơn giản hóa thủ tục, giảm lệ phí cấp thẻ lao động, thị thực, thẻ cư trú cho người lao động Việt Nam tại Lào; (iv) tạo điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục cho người gốc Việt được nhập quốc tịch Lào, đồng thời tạo điều kiện thành lập Hội Việt kiều tại một số tỉnh của Lào.
Hai bên nhất trí tiếp tục phát huy thành công của Năm đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Lào 2017, tích cực tuyên truyền đến nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hai nước hiểu biết sâu sắc và phát huy mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Lào.
Tại cuộc gặp Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vui mừng khi trở lại thăm Campuchia đúng vào dịp nhân dân Campuchia anh em chuẩn bị đón Tết cổ truyền Chol Chhnam Thmey 2018, Thủ tướng
Video đang HOT
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc Campuchia ngay sau thành công của Hội nghị Cấp cao Mekong-Lan Thương tháng 1/2018 tiếp tục đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao lần thứ ba Ủy hội sông Mekong quốc tế, góp phần nâng cao vai trò và vị thế của Campuchia ở khu vực…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Thủ tướng Campuchia Hun Sen
Hai Thủ tướng bày tỏ hài lòng trước những bước phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước trong thời gian qua; cùng thể hiện quyết tâm làm sâu sắc hơn và đưa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước lên một tầm cao mới.
Hai Thủ tướng đánh giá cao việc hai nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và Biên bản cuộc họp hai Chủ tịch Ủy ban Liên hợp phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam-Campuchia bên lề Hội nghị Cấp cao Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 6 (GMS-6) và Hội nghị Cấp cao khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 10 (CLV-10) tại Hà Nội vừa qua.
Hai bên cũng nhất trí duy trì trao đổi các chuyến thăm cấp cao; phối hợp tổ chức tốt Kỳ họp lần thứ 16 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Campuchia về hợp tác Kinh tế, Văn hóa, Khoa học kỹ thuật tại Hà Nội từ ngày 16-18/5/2018.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Hun Sen Hai đã trao đổi những vấn đề hai nước cùng quan tâm trong đó có vấn đề biên giới, người gốc Việt tại Campuchia…; biểu dương những nỗ lực của Ủy ban Liên hợp phân giới cắm mốc biên giới đất liền hai nước đã hoàn thành khối lượng lớn công việc trong thời gian qua và mong muốn hai bên hoàn thành công tác này trong thời gian sớm nhất.
Hai bên cũng nhất trí phối hợp giải quyết các vấn đề liên quan đến địa vị pháp lý của người gốc Việt tại Campuchia trên cơ sở luật pháp của Campuchia và tinh thần hữu nghị truyền thống giữa hai nước.
C.N.Q
Theo Dantri
Các nước tiểu vùng Mekong thông qua Kế hoạch hành động Hà Nội
Tại Phiên họp toàn thể diễn ra tại Hà Nội hôm nay (31/3), lãnh đạo các nước Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) nhất trí về định hướng hợp tác trong 5 năm tới, thông qua Kế hoạch Hành động Hà Nội giai đoạn 2018 - 2022 và Khung đầu tư khu vực vùng 2022.
Phiên họp toàn thể của Hội nghị Thượng đỉnh GMS 6 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, với sự tham dự của Thủ tướng Campuchia, Thủ tướng Lào, Phó Tổng thống Myanmar, Thủ tướng Thái Lan, Ủy viên Quốc vụ - Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Tổng thư ký ASEAN và Giám đốc điều hành Ngân hàng thế giới (WB) với tư cách khách mời đặc biệt của Chủ tịch Hội nghị.
Với chủ đề "Phát huy 25 năm hợp tác, Xây dựng GMS hội nhập, bền vững và thịnh vượng", Hội nghị đã nhìn lại chặng đường 25 năm hợp tác của GMS và thảo luận về những cơ hội và thách thức mà khu vực GMS phải đối mặt cũng như các định hướng lớn cho hợp tác GMS trong thời gian tới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp toàn thể Hội nghị GMS (ảnh: Hữu Nghị)
Hội nghị đánh giá cao những thành tựu quan trọng mà hợp tác GMS đã đạt được trong 25 năm qua trên cơ sở triển khai chiến lược 3C "Kết nối, Cạnh tranh và Cộng đồng". Quy mô hợp tác đạt hơn 21 tỷ USD với hàng trăm dự án trên nhiều lĩnh vực, nổi bật là hợp tác kết nối với việc xây dựng mới và nâng cấp nhiều sân bay, 80 cây cầu, 10.000 km đường bộ, 500 km đường sắt, và 3.000 km đường dây truyền tải điện.
GMS cũng là cơ chế hợp tác đi đầu thúc đẩy việc xây dựng các tuyến hành lang kinh tế liên quốc gia như Hành lang kinh tế Đông - Tây, Bắc - Nam và ven biển phía Nam. Các lĩnh vực hợp tác khác như thuận lợi hoá thương mại, nông nghiệp, môi trường đều đạt những kết quả đáng khích lệ. Tiểu vùng Mekong mở rộng hiện đã là một khu vực năng động, hội nhập và có những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Về định hướng hợp tác trong 5 năm tới, Hội nghị thông qua Kế hoạch hành động Hà Nội giai đoạn 2018-2022 và Khung đầu tư khu vực vùng 2022, nhằm làm rõ hơn các trọng tâm hợp tác, thực hiện những điều chỉnh cần thiết để bảo đảm hợp tác GMS trong trung hạn đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển của các nước thành viên. Khung đầu tư khu vực 2022 bao gồm 227 dự án với tổng kinh phí lên gần 66 tỷ USD.
Hộị nghị đã ủng hộ đề xuất của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và nhất trí khởi động quá trình xây dựng tầm nhìn dài hạn sau 2022 cho hợp tác GMS nhằm giúp các quốc gia thành viên thực hiện thành công Chương trình nghị sự về phát triển bền vững 2030 của Liên hợp quốc, nâng cao năng lực cạnh tranh, ứng phó với thách thức chung của khu vực, và bảo đảm hợp tác GMS kịp thời đổi mới để có thể đáp ứng yêu cầu phát triển của các nước thành viên trong tình hình mới.
Lãnh đạo các nền kinh tế GMS đã thông qua Kế hoạch hành động Hà Nội giai đoạn 2018-2022 và Khung đầu tư khu vực vùng 2022 (ảnh: Hữu Nghị)
Tại Hội nghị, nội dung hợp tác về ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, quản lý nguồn nước cũng được các nhà Lãnh đạo thảo luận. Hội nghị nhất trí thúc đẩy hợp tác về phát triển bền vững, thực hiện Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về phát triển bền vững và tăng cường hợp tác về sử dụng bền vững và cùng quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua hợp tác xuyên biên giới và các nỗ lực chung nhằm đạt an ninh lương thực, an ninh nguồn nước và an ninh năng lượng.
Bên cạnh đó, các nhà Lãnh đạo cũng đã ghi nhận chiến lược hợp tác ngành trên các lĩnh vực giao thông, du lịch, nông nghiệp và môi trường, báo cáo kết quả 25 năm hợp tác GMS, báo cáo hợp tác thương mại điện tử GMS.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh hợp tác GMS là cơ chế đầu tiên được thành lập nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại khu vực Mekong và khẳng định cam kết của Việt Nam tiếp tục thúc đẩy hợp tác GMS vì hoà bình, thịnh vượng và phát triển bền vững tại khu vực.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Thủ tướng chủ trì tổng duyệt chuẩn bị 2 sự kiện lớn của năm Tối 27/3, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia - Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Tổng duyệt chuẩn bị Hội nghị Thượng đỉnh (HNTĐ) Hợp tác Tiểu vùng Mê Công Mở rộng (GMS) lần thứ 6 và Hội nghị Cấp cao (HNCC) Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (TGPT CLV)...