Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ ‘mở hàng’ phiên giao dịch đầu năm Canh Tý trên HOSE
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, ông đã chấp nhận đề xuất của Bộ Tài chính chọn Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM ( HOSE) để Thủ tướng đánh cồng khai Xuân phiên giao dịch đầu năm Canh Tý.
Theo đó, đến ngày 31/12/2019, chỉ số VN-Index đạt 960,99 điểm, tăng 7,7% so với năm 2018; quy mô thị trường đạt khoảng 79,2% GDP, tăng 10,7% so cuối năm 2018. TTCK không bị các trạng thái cực đoan mà vẫn giữ vững được đà phát triển tích cực…
Bên cạnh đó, theo người đứng đầu Chính phủ, việc phát triển mạnh TTCK sẽ đáp ứng xu thế giảm mạnh gánh nặng cho ngành ngân hàng trong huy động vốn trung và dài cho nền kinh tế.
“Quy mô thị trường cổ phiếu là rất lớn, mang tính đại diện cho TTCK Việt Nam. Do đó, năm 2020 này, tôi đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính là Thủ tướng Chính phủ trực tiếp đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu Xuân Canh Tý trên HOSE…”, Thủ tướng cho biết.
Đây là một nét mới với TTCK trong năm Canh Tý, bởi theo như thông lệ nhiều năm gần đây, lãnh đạo Chính phủ thường chọn Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đánh cồng “ mở hàng” phiên giao dịch phiên đầu tiên sau Tết Nguyên đán.
Điểm mới này thể hiện sự quan tâm sát sao của Chính phủ, của người đứng đầu Chính phủ không chỉ trong chỉ đạo ở tầm vĩ mô, hoàn thiện cơ chế, chính sách, mà còn bằng những hoạt động cụ thể nhằm khích lệ tinh thần thị trường.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại nghi lễ đánh cồng đầu năm Kỷ Hợi. (Ảnh: Q. Phúc)
Liên quan đến định hướng phát triển ngành tài chính nói chung, TTCK nói riêng trong năm 2020, Thủ tướng cho rằng, ngành tài chính là huyết mạch quan trọng, có vai trò dẫn dắt nền kinh tế phát triển, nên Bộ Tài chính phải đổi mới tư duy và xây dựng chiến lược chính sách.
Các chính sách tài chính như TTCK, thuế… phải tập trung khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, giải phóng năng lực sản xuất, phát huy tiềm năng thế mạnh, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, phát triển mạnh mẽ các ngành, lĩnh vực là động lực tăng trưởng của Việt Nam…
Tiếp sau sự quan tâm trên của Thủ tướng, các thành viên thị trường trông đợi, trong năm 2020, Chính phủ, Thủ tướng sẽ thúc đẩy ban hành 4 nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán, để từ đó định hướng ban hành 10 thông tư hướng dẫn các văn bản này như thông tin lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố, để đảm bảo hành lang pháp lý đồng bộ khi luật có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.
Qua đó, sớm cụ thể hóa nhiều nội dung cải cách về cơ chế vào áp dụng trong thực tiễn, tạo ra dư địa mới cho TTCK phát triển.
Nhìn về dư địa phát triển của TTCK trong năm 2020, dữ liệu phân tích của SSI cho biết, dù tâm lý thị trường yếu và xuất hiện nhiều rủi ro trên thị trường tài chính thế giới, nhưng VN-Index chủ yếu đi ngang trong khoảng 950 – 1.000 điểm, một tín hiệu cho thấy VN-Index đang trong một vùng tích lũy khá vững chắc để đón chờ các tín hiệu mới.
Video đang HOT
VN-Index khởi đầu năm 2020 với mức trailing P/E 15,9 lần, thấp nhất kể từ tháng 2/2019. Với mức định giá tương đối hấp dẫn và VN-Index đã đi ngang trong một thời gian dài, đang có nhiều cơ hội hơn cho TTCK trong năm mới.
Định hướng giảm lãi suất của Chính phủ đã được triển khai ngay từ cuối năm 2019 và sẽ còn tiếp tục trong năm 2020.
Thời gian lãi suất giảm trong năm 2019 là khá ngắn, chưa đủ để có tác động đến kinh tế và doanh nghiệp. Năm 2020, khi lãi suất giảm liên tục và kéo dài, không chỉ doanh nghiệp được hưởng lợi mà tâm lý thị trường cũng sẽ được củng cố.
Hai yếu tố tăng trưởng và lãi suất của Việt Nam sẽ hòa nhịp với xu hướng chung của thế giới, tạo nên sự khởi sắc của thị trường.
TTCK Việt Nam đang được FTSE cân nhắc nâng hạng khi chỉ còn một tiêu chí về thanh toán chưa thỏa mãn.
Nếu có những bước đi cụ thể nhằm khơi thông điều kiện này, thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rất nhanh nhạy nắm bắt thời cơ để vào Việt Nam…
Khánh Linh (T/h)
Theo nguoiduatin.vn
NVDR vào Luật Doanh nghiệp sửa đổi: Chờ gỡ nút thắt room ngoại
Với việc lần đầu tiên được bổ sung vào Luật Doanh nghiệp sửa đổi, các thành viên thị trường trông đợi chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDR) sẽ được triển khai để tháo gỡ bế tắc về tỷ lệ sở hữu (room) của nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp niêm yết đã kéo dài nhiều năm qua.
Loay hoay trong "chiếc áo chật" pháp lý
Cách đây một năm, mặc dù Tổ chức FTSE đã đưa thị trường chứng khoán Việt Nam vào danh sách xem xét nâng hạng từ cận biên lên thị trường mới nổi hạng hai để cân nhắc đưa ra quyết định nâng hạng trong các kỳ xếp hạng tiếp theo, nhưng tại kỳ rà soát tháng 9/2019 mới đây, Việt Nam vẫn chưa được lên hạng.
Như vậy, sau một năm nỗ lực thực thi các bước cải cách, nhưng xem ra như vậy là chưa đủ để FTSE nâng hạng cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
iều đó cho thấy, bài toán nâng hạng tiếp tục là "đề bài" khó giải cả với nhà quản lý lẫn doanh nghiệp.
Thực tế này càng đặt ra yêu cầu bức thiết cần có hướng tiếp cận mới cho nỗ lực thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) vào Việt Nam, khi mà nhu cầu đầu tư của khối ngoại vào thị trường chứng khoán Việt Nam có triển vọng gia tăng.
Trước thực tế trên, thời gian qua, các thành viên thị trường đã phải loay hoay trong "chiếc áo chật" pháp lý để phần nào đáp ứng nhu cầu thực tế từ thị trường.
iển hình là mới đây, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) xây dựng bộ chỉ số Vietnam Diamond Index trên cơ sở "đặt hàng" của các công ty quản lý quỹ, nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng quỹ đầu tư chỉ số với tập hợp các cổ phiếu gần hết room, thanh khoản tốt cho nhà đầu tư nước ngoài.
"Theo thông tin tôi nắm được, trong bộ chỉ số Vietnam Diamond
Index có khoảng hơn 10 cổ phiếu gần hết room ngoại, trong bối cảnh các nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua thêm những cổ phiếu này, nhưng vướng quy định hiện hành.
Vietnam Diamond Index là cơ sở để xây dựng quỹ chỉ số nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch của khối ngoại, nhưng điều này cũng chỉ giải quyết được một phần sự trông đợi của khối này, cũng như các thành viên thị trường. Với thực tiễn của thị trường Việt Nam thì NVDR là một giải pháp khả thi và mang lại hiệu quả...", lãnh đạo một công ty chứng khoán chia sẻ.
Cũng theo vị này, xét về mặt kỹ thuật, việc triển khai NVDR từ học hỏi kinh nghiệm của Thái Lan là khả thi với Việt Nam, vấn đề còn lại là khai thông những vướng mắc về pháp lý đã tồn tại nhiều năm qua.
Chuyên gia pháp lý một công ty quản lý quỹ cho biết, "đề bài" cách nào để vừa gia tăng thu hút được dòng vốn ngoại, vừa đảm bảo cơ quan quản lý, doanh nghiệp vẫn nắm được quyền kiểm soát công ty không chỉ đặt ra với Việt Nam, mà còn ở nhiều quốc gia khác.
ể nới room cho nhà đầu tư nước ngoài, các nước áp dụng nhiều biện pháp. Chẳng hạn, ở Nhật Bản, nhà đầu tư ngoại chỉ được sở hữu 20% cổ phần trong lĩnh vực truyền hình, hàng không (33,3% vốn điều lệ)... nên họ áp dụng mô hình cổ phiếu không có quyền biểu quyết. Tương tự, Malaysia cũng áp dụng biện pháp này.
áng chú ý, tại Thái Lan, kể từ khi NVDR được triển khai từ năm 2000 đến nay, chưa phát sinh tranh chấp với nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và quyền kiểm soát của các doanh nghiệp.
"Sức hấp dẫn của NVDR gia tăng theo thời gian, khi mà nhiều nhà đầu tư nước ngoài không mua cổ phiếu có quyền biểu quyết, mà lựa chọn mua NVDR, mặc dù chưa hết room ngoại. Do đó, Việt Nam có thể nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, đồng thời xem xét thực tiễn, cũng như tầm mức phát triển của thị trường mà đưa ra lựa chọn phù hợp, khả thi", chuyên gia này khuyến nghị.
Sau khi nghiên cứu, cân nhắc nhiều mô hình của các quốc gia, cũng như căn cứ thực tiễn Việt Nam, ý kiến từ chuyên gia cho rằng, giải pháp tối ưu cho giải bài toán gia tăng sở hữu nước ngoài tại công ty niêm yết Việt Nam là triển khai chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết, bởi NVDR vừa giúp cải thiện khả năng thu hút vốn nói chung và vốn FII nói riêng, vừa giúp cơ quan quản lý, doanh nghiệp kiểm soát được công ty thông qua cơ chế bỏ phiếu của tổ chức phát hành NVDR.
Nhờ đó, nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào các công ty niêm yết bị hạn chế sở hữu nước ngoài thông qua NVDR.
Về phương thức triển khai, ban đầu có thể triển khai NVDR thí điểm với một số doanh nghiệp niêm yết đã kín room ngoại và có hoạt động quản trị doanh nghiệp tốt. Sau đó, dựa trên cơ sở kết quả khả quan, nhà quản lý cho phép triển khai mở rộng theo nhu cầu thị trường...
Mở đường cho áp dụng NVDR
Trước đòi hỏi từ thực tiễn, lần đầu tiên quy định về NVDR được bổ sung vào dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi vừa được trình tại Phiên họp 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo đó, với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong việc huy động vốn, dự thảo Luật bổ sung quy định về NVDR: Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết do cổ đông là tổ chức phát hành có đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với cổ phần phổ thông tương ứng, trừ quyền biểu quyết.
iểm mới trên được nhìn nhận sẽ đặt nền móng pháp lý cho triển khai NVDR tại Việt Nam.
Tuy vậy, phó tổng giám đốc một công ty chứng khoán đang niêm yết băn khoăn, dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi quy định về NVDR như vậy, nhưng có điều gì liên thông với Luật Chứng khoán để đảm bảo tính khả thi, tránh phát sinh vướng mắc khi ban hành các văn bản dưới luật phục vụ cho đưa sản phẩm này vào cuộc sống?
Giải đáp mối quan tâm trên, trao đổi với Báo ầu tư Chứng khoán, đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, việc bổ sung quy định NVDR vào dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi có sự bàn thảo, phối hợp chặt chẽ giữa Ban soạn thảo dự án luật này và Ban soạn thảo dự án Luật Chứng khoán sửa đổi nhằm đảm bảo sự thống nhất khi ban hành.
Từ quy định gốc này, cộng với một nội dung quy định tại dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi là giao Chính phủ quy định chi tiết việc triển khai các loại chứng khoán, trong đó có NVDR, nên sẽ khả thi khi tổ chức triển khai.
Ở vai trò của đơn vị đã đầu tư nhiều công sức cho nghiên cứu triển khai NVDR tại Việt Nam, HOSE cho biết, Sở đã trình kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp lên Ủy ban Chứng khoán.
Tuy nhiên, để triển khai sản phẩm này, cùng với quy định pháp lý cần sớm hoàn thiện, Ủy ban Chứng khoán cần tổ chức các bước thảo luận chuyên sâu, để khi quy định pháp lý được thông qua thì sẽ bắt đầu giao phân giao sớm nhiệm vụ cho Sở Giao dịch chứng khoán, đơn vị lưu ký, cũng như các bên liên quan. Có như vậy thì mới hy vọng rút ngắn thời gian triển khai NVDR trong thời gian tới.
Nguyễn Hữu
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Trước giờ giao dịch 30/9: Kỳ vọng thị trường phản ứng tốt theo số liệu vĩ mô Ngưỡng 1.000 điểm đang trong tầm tay của VN-Index. Nếu tâm lý chung tích cực với số liệu vĩ mô mới công bố, chỉ số có thể vượt qua một cách dễ dàng. Ảnh minh họa. Quốc tế Chốt phiên ngày thứ Sáu, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 70,87 điểm, tương đương 0,26%, xuống mức 26.820,25 điểm; chỉ số S&P 500...