Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “Mua sắm thiết bị XN Covid -19, không tham nhũng không có gì phải ngại”
Thủ tướng cho biết, ông đã nhận được nhiều lời phàn nàn về việc không dám mua sinh phẩm và kit xét nghiệm vì sợ vi phạm. Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế làm việc với Tổng cục Hải quan công bố giá thiết bị xét nghiệm nhập khẩu sớm hơn nữa.
Chiều nay, 12/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp trực tuyến Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành và 15 địa phương về tình hình và các biện pháp mới phòng chống dịch Covid-19.
Sau khi nghe các ý kiến, phát biểu kết luận Thủ tướng Chính phủ cho rằng, trong thời gian qua, chúng ta đã bình tĩnh, căn cơ, cương quyết với các giải pháp phòng, chống dịch kịp thời, hiệu quả từ Trung ương đến địa phương, nên cơ bản đã xử lý có kết quả tình hình dịch bệnh vừa qua.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (ảnh VPG).
Những ngày qua, ngành y tế, Ban chỉ đạo quốc gia, các lực lượng chức năng, đặc biệt là các địa phương như Đà Nẵng, Quảng Nam, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác ở Tây Nguyên cho đến các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ đều rất cố gắng. Nhiều nhà tài trợ, nhiều địa phương giúp đỡ lẫn nhau với một tinh thần rất đáng được trân trọng.
Thủ tướng lấy ví dụ trên 300 cán bộ y tế được tăng cường Quảng Nam, hàng trăm sinh viên được tăng cường ở khu vực Quảng Nam, Đà Nẵng và nhiều tỉnh khác. Nhiều bài học được rút ra, đúc kết thành các từ khóa hay công thức như: Phát hiện nhanh, cách ly nhanh, xét nghiệm rộng và nhanh, đơn cử như ở Hà Nội hay TP. Đà Nẵng xét nghiệm diện rộng trên 10.000 ca một ngày.
Video đang HOT
Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp bảo vệ mẹ và trẻ trong mùa dịch COVID-19
Bộ Y tế cần tiếp tục phát huy việc điều phối hiệu quả và đặc biệt hỗ trợ kịp thời các phương tiện, năng lực xét nghiệm và vật tư, nhân lực, chuyên môn cho địa phương. “Qua đợt này chúng ta rút ra là phải làm nhanh. Ví dụ như các cơ sở y tế cần thực hiện nghiêm các bộ tiêu chí an toàn, không được phép lơ là, chủ quan để dịch bệnh bùng phát, lây lan từ cơ sở y tế”. Thủ tướng nhấn mạnh, trang bị đầy đủ, kịp thời phương tiện bảo hộ cho các lực lượng chống dịch, đặc biệt đội ngũ bác sĩ, cán bộ y tế, lực lượng công an, quân đội làm nhiệm vụ chống dịch, không để lây nhiễm chéo.
Các nhà máy, cơ sở sản xuất phải tự đánh giá tiêu chí an toàn. Các bệnh viện, các khu công nghiệp phải rất chặt chẽ trong việc giám sát y tế, phòng dịch.
Nhấn mạnh chủ trương vận động người dân cài đặt các ứng dụng công nghệ phòng, chống dịch bệnh, Thủ tướng đánh giá cao kết quả trong thời gian ngắn, đến nay đã có hơn 16 triệu cài đặt ứng dụng Bluezone. Đây là tốc độ nhanh, cần tiếp tục đẩy mạnh. Truyền thông từ Trung ương, địa phương phải nâng cao ý thức cho người dân không chủ quan, luôn cảnh giác trước dịch bệnh.
Thủ tướng đề nghị ngành y tế tiếp tục đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu thuốc, vaccine, hoàn thiện phác đồ điều trị, lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân…
Ngành y tế cần tăng cường đào tạo, tập huấn trực tiếp cho nhân viên y tế ở tất cả cơ sở y tế, nên có một quy trình chuẩn xử lý những ca nghi nhiễm Covid-19, “không để bệnh nhân đi lang thang hết bệnh viện này đến bệnh viện khác hoặc kéo dài ở một bệnh viện”. Các các trường hợp ho, sốt, viêm hô hấp thì phải kiểm tra ngay để xử lý…
Thủ tướng cho biết, ông đã nhận được nhiều lời phàn nàn về việc không dám mua sinh phẩm và kit xét nghiệm vì sợ vi phạm. Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế làm việc với Tổng cục Hải quan công bố giá thiết bị xét nghiệm nhập khẩu sớm hơn nữa, từ đó tính toán các chi phí khác như vận chuyển, thuế… để có mức giá phù hợp.
Đối với bộ kit xét nghiệm, hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp giấy phép cho Công ty Việt Á và Bệnh viện 103 và một số doanh nghiệp khác có khả năng sản xuất. Thủ tướng đề nghị thành lập tổ liên ngành gồm Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đại diện một số bệnh viện lớn mời các nhà sản xuất đến làm việc để xác định mức giá gồm giá thành do doanh nghiệp báo, lợi nhuận cần thiết, giá chuyển giao công nghệ… để chốt mức giá trần rồi thông báo đến 63 tỉnh, thành phố. Nếu địa phương nào đàm phán mua được giá thấp hơn thì hoan nghênh.
Đối với thiết bị, sinh phẩm nhập khẩu xét nghiệm cũng vậy. Thủ tướng đồng ý mời một số nhà nhập khẩu đến đàm phán, chốt giá trần, “cứ thế mà mua công khai, minh bạch, ta không tham nhũng, tiêu cực, không có gì phải ngại, không đẩy trách nhiệm lên cấp trên”.
Ghi nhận 14 ca Covid-19 mới, 1 ca ở Hà Nội không liên quan đến Đà Nẵng
Viện Pasteur Nha Trang giải thích việc ngừng nhận mẫu xét nghiệm nCoV
Không còn sinh phẩm, hóa chất, vật tư, Viện Pasteur Nha Trang phải đi mượn nên đã thông báo ngưng nhận mẫu bệnh xét nghiệm Covid-19.
Tiến sĩ Đỗ Thái Hùng, Viện trưởng Pasteur Nha Trang, trả lời VnExpress hôm nay, cho biết lý do Viện ngưng nhận mẫu bệnh từ các tỉnh gửi đến. Thời gian qua, Viện đã xét nghiệm hơn 21.000 mẫu giúp các tỉnh khu vực miền Trung. Tổng kinh phí xử lý số mẫu này Bộ Y tế đang cân đối để tiếp tục hỗ trợ.
Hôm qua, ngày 5/8, Viện Pasteur nhận hơn 1.700 mẫu bệnh phẩm từ các tỉnh gửi đến để xét nghiệm, nhưng sinh phẩm và vật tư chỉ còn đủ cho 1.300 mẫu. Viện phải làm công văn khẩn trình Bộ Y tế, nhờ các viện khác hỗ trợ hoặc cho mượn. Đến nay mới có Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương hỗ trợ được một ít sinh phẩm và một số doanh nghiệp tư nhân cho mượn.
Trước thực trạng trên, Viện phải ra thông báo không nhận mẫu từ 11 tỉnh miền Trung, đề nghị Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật các tỉnh chủ động trong việc xét nghiệm nCoV. Địa phương nào quá tải xét nghiệm, gửi mẫu bệnh phẩm về Viện Pasteur thì phải kèm sinh phẩm, kit tách chiết, vật tư tiêu hao tương đương số lượng mẫu.
Viện Pasteur là đơn vị tuyến trên, có nhiệm vụ chỉ đạo tuyến, đào tạo chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ ban đầu, kỹ thuật cao và nghiên cứu khoa học. Các sinh phẩm, hóa chất, vật tư tiêu hao một phần được hỗ trợ, số khác do đấu thầu để mua, số lượng có hạn.
Nhân viên kỹ thuật Viện Pasteur Nha Trang đang thực hiện xét nghiệm. Ảnh: An Phước.
Theo Viện trưởng, chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Y tế là chống dịch phải 4 tại chỗ. Nhiều tháng trước, Viện đã gửi công văn đến các tỉnh đề nghị mua máy xét nghiệm, trang thiết bị, vật tư y tế. Viện cũng phân công ba đội phản ứng nhanh, các tổ xét nghiệm đến các tỉnh hỗ trợ. Tuy nhiên, nhiều địa phương vẫn thiếu máy xét nghiệm. Từ Tết đến nay các cán bộ căng mình trên nhiều "mặt trận", không chỉ Covid-19 mà cả dịch sốt xuất huyết, dịch bạch hầu. Cán bộ, nhân viên làm ngày lẫn đêm nên rất mong các địa phương chia sẻ.
Tiến sĩ Hùng cho biết, giải pháp trước mắt là Viện sẽ gấp rút đấu thầu nguồn sinh phẩm, hóa chất, vật tư. Ông đồng thời kêu gọi các tỉnh đầu tư máy xét nghiệm và thiết bị y tế.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà, ông Nguyễn Đắc Tài sáng 6/8 nói, phương án mua sắm máy xét nghiệm, trang thiết bị y tế phòng chống dịch đã được tỉnh thông qua. Trong cuộc họp trực tuyến sáng 7/8 với Thủ tướng, tỉnh sẽ xin ý kiến về việc mua sắm để chủ động trong công tác phòng chống dịch.
Đến chiều 6/8, Khánh Hòa đang cách ly 994 người. "Bệnh nhân 603", 21 tuổi, nam du học học sinh Mỹ nhập cảnh hôm 30/7 được cách ly ngay. Bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, sức khỏe ổn định, không có triệu chứng sốt, ho, khó thở.
Tổng số ca nhiễm bệnh cả nước là 747, trong đó 392 người đã khỏi, 10 người tử vong, còn 345 bệnh nhân đang điều trị.
Tập trung cao độ nguồn lực để nghiên cứu, sản xuất vắcxin phòng chống COVID-19 Việt Nam đã làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất kit thử virus corona và sẽ tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, sản xuất vắcxin phòng chống COVID-19. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nghe Bộ Y tế và các nhà khoa học báo cáo về công tác nghiên cứu, sản xuất sinh phẩm xét nghiệm (kit...