Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đồng hành với ngư dân, tiêu thụ hải sản
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có buổi làm việc với các địa phương bị ảnh hưởng do hải sản chết bất thường. Tại đây, Thủ tướng đã yêu cầu các ban ngành địa phương cần đồng hành với ngư dân, sẵn sàng đứng ra thu mua hải sản.
Đến nay Hà Tĩnh đã thu mua hơn 55 tấn hải sản, tàu thuyền đã ra khơi trở lại, người dân đã quay lại tắm ở các bãi biển và sử dụng hải sản tươi sống. Đó là báo cáo của ông Lê Đình Sơn, Bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tai buôi lam viêc vào chiều nay (1.5) về phương án khắc phục sự cố hô trợ ngư dân.
Buổi làm việc được tổ chức tại UBND tỉnh Hà Tĩnh do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cùng với sự tham dự của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng và lãnh đạo các bộ, ngành trung ương với các địa phương bị ảnh hưởng do hải sản chết bất thường.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với các địa phương có hại sản chết bất thường thời gian qua.
Theo đó từ ngày 1.5, tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo các doanh nghiệp, HTX chế biến, bảo quản thủy hải sản thu mua hơn 55 tấn hải sản, 68% tàu xa bờ đã ra khơi. Hiện, các bãi biển cũng đã có người tắm trở lại.
Video đang HOT
Tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập các đường dây nóng về thu mua hải sản; chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan, bám sát cơ sở, trực 24/24 giờ, nắm tình hình, nhận thông tin, kiểm tra, kiểm soát về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm; lấy mẫu các lô hàng để kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm.
Sở NNPTNT Hà Tĩnh đã thành lập đoàn công tác gồm 29 người, chia thành các tổ phối hợp với các ngành, địa phương chỉ đạo công tác thu mua hải sản cho bà con ngư dân. Đồng hành với đó, tỉnh Hà Tĩnh sẽ sớm ban hành chính sách hỗ trợ.
Bí thư tỉnh ủy Quảng Bình- Ông Hoàng Đăng Quang phát biêu: “Hiện địa phương đã đưa ra chính sách hỗ trợ cụ thể như mỗi nhân khẩu 10kg gạo”. Tại buổi làm việc, lãnh đạo các tỉnh có ngư dân bị ảnh hưởng do hải sản chết bất thường vừa qua đều cho biết, các tỉnh này đã đưa ra các chính sách đồng hành hỗ trợ ngư dân. Tuy nhiên, các tỉnh cũng cho rằng đây là vấn đề trước mắt, còn lâu dài cần một chính sách. Ông Nguyễn Đức Chính- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị sớm tìm ra nguyên nhân để người dân yên tâm ra khơi.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các ngành, địa phương không để tham hoa tương tự về môi trường xảy ra. Các ngành, địa phương phải đảm bảo đời sống của người dân, phải nắm bắt nguyện vọng của người dân để kịp thời đáp ứng; không để người dân đói, rơi vào tình cảnh quá khó khăn do sự cố ô nhiễm này gây ra. Trước hết, phải hỗ trợ gạo cho ngư dân vùng bị ô nhiễm, phải đảm bảo cuộc sống bình thường cho nhân dân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu các bộ ngành liên quan và các địa phương phải điều tra làm rõ nguyên nhân gây thảm họa này. Dù bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào vi phạm pháp luật đều phải làm rõ trên cơ sở khoa học, không ai được bao che.
Theo_Dân việt
Đồng Nai: Lại thêm một vụ lấn sông
Đã có khoảng 2.000 m3 đất, đá được đổ xuống sông.
Trong khi dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai (thuộc phường Quyết Thắng, TP Biên Hòa, Đồng Nai) của Công ty Toàn Thịnh Phát đang tạm dừng để chờ có kết luận và chỉ đạo của Thủ tướng thì mới đây cũng ngay tại Đồng Nai, người dân lại phát hiện thêm một vụ lấn sông khác. Vụ lấn sông này diễn ra tại khu vực thuộc ấp Thái An, xã Tân An, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Trưa 21-4, có mặt tại hiện trường, chúng tôi ghi nhận có đến cả ngàn mét khối đất, đá đã được đổ xuống bờ sông dài khoảng 50 m. Đất, đá tràn ra sông 10-15 m. Phía bên ngoài, giữa dòng nước đóng một cây cọc, cách bờ khoảng 20 m. Theo người dân là chỉ dấu mà chủ đầu tư dự định sẽ lấn sông ra tới đó và chiều dài bờ sông bị lấn lên tới hàng trăm mét.
Một người dân cho biết công trình lấn sông trên là dự án xây dựng khu câu cá sinh thái giải trí ven sông của ông D., một cán bộ trong ngành thuế đang làm việc tại TP Biên Hòa (Đồng Nai). Và việc đổ đất, đá để san lấp mặt bằng diễn ra khoảng một tháng nay. Người dân cho hay đã báo với chính quyền địa phương. Cách đây khoảng một tuần thì việc đổ đất, đá xuống sông tạm dừng.
Ảnh lớn: Đoàn kiểm tra liên bộ đang thị sát tại dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai ngày 21-4. Ảnh nhỏ: Khu vực sông Đồng Nai bị lấn tại ấp Thái An, xã Tân An, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai để xây dựng công trình. Ảnh: TIẾN DŨNG
Chiều 21-4, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Nguyễn Văn Nam, nhân viên Phòng TN&MT huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai), cho biết: "Chiều cùng ngày chúng tôi đã phối hợp với UBND xã kiểm tra hiện trạng nơi xảy ra việc đổ đất, đá trên sông. Theo đó, tại thời điểm kiểm tra ghi nhận một phần thửa đất số 29 và 30 là đất nông nghiệp đã có người đổ đất, đá để san lấp mặt bằng, chiều ngang lấn ra sông khoảng 20 m, chiều dài dọc theo đường ĐT 768 khoảng 30 m, độ cao trung bình khoảng 10 m. Khối lượng đất, đá ước tính đã đổ xuống sông là khoảng 2.000 m3. Tuy nhiên, do chưa kiểm tra được các thủ tục pháp lý liên quan nên chưa đưa ra được kết luận cuối cùng. Phòng TN&MT huyện đã yêu cầu UBND xã Tân An giám sát không để tiếp tục xảy ra việc đổ đất san lấp mặt bằng, chờ ý kiến chỉ đạo của UBND huyện Vĩnh Cửu". Ông Nam nói thế và cho biết thêm, theo ghi nhận từ thực tế thì việc đổ đất xuống sông để san lấp mặt bằng là vi phạm pháp luật. Vi phạm như thế nào, đến đâu thì phải chờ làm việc với chủ sử dụng đất và người đổ đất thì mới kết luận được cụ thể.
Còn ông Nguyễn Hữu Bình, Phó phòng TN&MT huyện Vĩnh Cửu, cho biết: "Đến thời điểm này chúng tôi vẫn chưa xác định được ai là người đã đổ đất xuống sông để san lấp mặt bằng. Do vậy sắp tới chúng tôi sẽ phối hợp với xã để xác minh ai là người đổ đất rồi sẽ mời họ lên làm việc, từ đó mới có hướng xử lý cụ thể. Xác minh xong nếu sự việc thuộc thẩm quyền của phòng thì phòng sẽ xử lý. Còn nếu vượt thẩm quyền xử lý của phòng thì chúng tôi sẽ báo với UBND huyện xin ý kiến".
Liên bộ làm việc với Đồng Nai: Bảo vệ công ty cản trở báo chí tác nghiệp Ngày 21-4, đoàn công tác liên bộ gồm TN&MT, NN&PTNT, Xây dựng, GTVT, do Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thái Lai làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai tại phường Quyết Thắng, TP Biên Hòa, Đồng Nai. Đoàn đã kiểm tra thực địa tại dự án, cũng như nghe ông Võ Văn Chánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, đại diện UBND tỉnh Đồng Nai, báo cáo về quá trình nguyên cứu, phê duyệt và triển khai thực hiện dự án. Tại buổi làm việc, đại diện các bộ đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan về tính pháp lý của dự án và đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai cần có báo cáo giải trình thêm và cụ thể về quá trình triển khai thực hiện dự án để các bộ có văn bản chính thức gửi Bộ TN&MT tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong tháng 5-2015. UBND tỉnh Đồng Nai đã hạn chế báo chí tham dự buổi làm việc này. Sáng 21-4, liên hệ với phòng tiếp khách tại cổng của trụ sở UBND tỉnh Đồng Nai xin được vào tham dự buổi làm việc giữa UBND tỉnh Đồng Nai với đoàn liên bộ thì PV được nhân viên ở đây cho biết UBND tỉnh đã chỉ đạo tại buổi làm việc này không cho báo chí tham dự. Mặt khác, khi đến công trường của dự án, mặc dù tại đây không hề có biển báo cấm quay phim, chụp ảnh nhưng khi PV chụp ảnh đoàn liên bộ đang khảo sát thì bị bảo vệ của Công ty Toàn Thịnh Phát cản trở và bắt vào phòng bảo vệ lập biên bản sự việc. Trước đó chủ đầu tư đã tiến hành lấp 7,7 ha diện tích mặt sông thì bị dư luận phản ứng nên đã tạm ngưng.
TIẾN DŨNG
Theo_PLO
Công điện cấm người dân buôn bán hải sản chết ở miền Trung Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký Công điện về việc nghiêm cấm sử dụng, kinh doanh, tiêu thụ thủy, hải sản chết bất thường tại các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Hải sản chết trắng bờ biển miền Trung Cụ thể, công điện nêu rõ: Từ ngày 6 đến ngày 18/4/2016, tại khu vực ven biển...