Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bàn về chương trình nông thôn mới
Sáng 30.9, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2016 – 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ ra một số hạn chế, tồn tại trong quá trình xây dựng NTM, trong đó có tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản và yêu cầu các địa phương cần sớm có phương án giải quyết.
Nhiều tỉnh không để xảy ra đơn thư, khiếu kiện
Tính đến giữa tháng 9.2016, cả nước đã có 2.045 xã (chiếm 23%) được công nhận đạt chuẩn, tăng 515 xã so với cuối năm 2015. Dự kiến, đến hết năm 2016 sẽ có khoảng 25% số xã đạt chuẩn.
Thủ tướng giới thiệu cuốn cẩm nang in đầy đủ các quyết định, cơ chế, chính sách về NTM.
Ảnh: VGP
Báo cáo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường – Phó Ban chỉ đạo T.Ư chương trình xây dựng NTM cho biết, đến nay đã có 24 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM, tăng 9 huyện so với năm 2015. Đáng lưu ý là cả nước còn 300 xã đạt dưới 5 tiêu chí, giảm 26% so với đầu năm 2016. Số tiêu chí đạt chuẩn bình quân của cả nước là 13,1/xã.
Video đang HOT
Chia sẻ về những kinh nghiệm hay trong xây dựng NTM, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Hồng Diên cho biết, ngay từ đầu tỉnh đã xác định rõ tinh thần chính quyền chỉ hỗ trợ một phần, còn lại do cộng đồng dân cư đóng góp, người dân tự quản lý, thi công, giám sát… Do phát huy tốt tinh thần dân chủ, công khai nên đến nay, tỉnh đã có 164 xã đạt chuẩn nhưng không hề có đơn thư, khiếu kiện nào liên quan đến NTM.
Ông Diên còn nhấn mạnh thêm: “Trong xây dựng NTM, các cấp lãnh đạo mà không mạnh dạn thì không thể thành công. Chúng tôi đã đưa cán bộ chủ chốt về cơ sở, tập trung cho các xã yếu nên các chương trình triển khai rất hiệu quả. NTM là chương trình nhiều ý nghĩa, nhưng không có tiền cũng chịu, do đó ngoài phân bổ nguồn lực từ T.Ư, tỉnh đã chỉ đạo tốt việc đấu giá đất để có tiền chi cho NTM”.
Bên cạnh đó, một số địa phương cho biết đang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng NTM, nhất là ở các xã vùng miền núi, vùng bãi ngang, ven biển. Ông Đinh Văn Thu – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị cần sớm giải quyết điểm nghẽn trong sản xuất nông nghiệp, đó là vấn đề tích tụ đất đai để thu hút doanh nghiệp tham gia vào nông nghiệp. “Do còn nhiều vướng mắc về đất đai, cơ chế chính sách nên số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn ở Quảng Nam chỉ đạt 1,1%, trong khi nông dân tham gia tới 55%. Bên cạnh đó, khi xem xét công nhận xã NTM nên có quy định hay giới hạn mức đóng góp của người dân và bổ sung tiêu chí số 20 về chỉ số hài lòng của người dân” – ông Thu nhấn mạnh.
Chưa khơi dậy khát vọng làm giàu của nhân dân
Theo báo cáo tại hội nghị, từ năm 2011 – 2015, cả nước đã huy động được hơn 851.000 tỷ đồng để thực hiện Chương trình xây dựng NTM, trong đó ngân sách nhà nước bố trí hơn 98.600 tỷ đồng, vốn tín dụng gần 435.000 tỷ đồng, cộng đồng dân cư đóng góp hơn 107.400 tỷ đồng, doanh nghiệp 42.198 tỷ đồng… Tuy nhiên, đến thời điểm này các địa phương vẫn còn nợ đọng gần 15.000 tỷ đồng tiền xây dựng cơ bản, chưa kể các khoản vay lãi suất thấp từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại…
Về điều này, ông Trịnh Ngọc Khánh – Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng NNPTNT cho biết, Chính phủ sẽ có phương án giải quyết, xử lý dứt điểm tình trạng nợ đọng, nợ tiền thưởng nên không có gì đáng lo ngại. Riêng về vốn tín dụng, các ngân hàng cho vay hỗ trợ NTM là cho vay tín dụng, cho vay thương mại trên cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh, chứ không phải cho vay để xây trụ sở, cổng làng… Thực tế cho thấy nông dân sử dụng nguồn vốn vay này rất hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu rất thấp, đối với Ngân hàng NNPTNT chỉ khoảng 1%.
Trong hội nghị hôm nay, các ban, bộ ngành địa phương dự họp rất đông đủ thành phần, với khoảng 4.000 người. Các báo cáo, văn bản quy phạm pháp luật tại hội nghị đều được chuẩn bị tốt… Điều này thể hiện sự quan tâm rất rõ đến chương trình mục tiêu quốc gia, thể hiện nhận thức, quyết tâm mới trong việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng NTM nước ta giai đoạn 2016 – 2020″. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam thì cho rằng, Chính phủ cần có hướng dẫn cụ thể về việc giải quyết nợ trong xây dựng NTM. Nếu “ép” quá chặt thì sẽ thủ tiêu sức đóng góp, khả năng huy động vốn của địa phương, nhưng quản lý lỏng lẻo thì lại dễ xảy ra tình trạng không kiểm soát được nợ.
Sau khi nghe rất nhiều ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng nhận thức của hệ thống chính trị về chương trình xây dựng NTM đã tốt hơn trước rất nhiều. Thủ tướng cho biết: “Tôi đã đi nhiều địa phương từ Bắc tới Nam và hết sức ấn tượng trước những thành quả của các địa phương, bộ mặt nông thôn thay đổi nhanh, số hộ nghèo giảm nhanh… Tuy nhiên cũng còn rất nhiều hạn chế, thách thức”.
Cụ thể, Thủ tướng chỉ rõ một số nơi chưa quan tâm đúng mức tới tổ chức sản xuất cho nông dân, thông tin thị trường còn thiếu và yếu. Một số nơi chạy theo thành tích, huy động sức dân quá mức. Về điều này Chính phủ đã nhiều lần chỉ đạo không huy động quá sức dân, làm ảnh hưởng tới đời sống, tâm lý nhân dân. Bên cạnh đó, một số nơi đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn chưa nghiêm túc, chưa thực chất. “Chưa đạt thì nói là chưa, nhưng một số nơi lại báo cáo “cơ bản đã đạt”. Qua kiểm tra, một số nơi đã công nhận rồi, thậm chí công nhận sớm nhưng phong trào NTM đã chững lại, thể hiện sự hài lòng “sớm”, chưa khơi đậy được khát vọng làm giàu trong nhân dân” – Thủ tướng nói.
Về vấn đề nợ NTM, Thủ tướng cho biết, hơn 5 năm qua tổng huy động các nguồn lực cho NTM là hơn 1,6 triệu tỷ đồng, nhưng nợ chiếm gần 10%. Số nợ này tuy chưa cao nhưng cũng không phải quá nhỏ so với các vùng nông thôn. Do đó các tỉnh phải có phương án thanh toán số nợ này, để không còn những vướng mắc ảnh hưởng tới phong trào chung.
Theo Danviet
Thủ tướng chê các tỉnh chỉ báo cáo thành tích nông thôn mới
Hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới chỉ diễn ra trong buổi sáng nhưng đã ít nhất 2 lần Thủ tướng phải nhắc nhở các địa phương đọc ít báo cáo, dành thời gian tập trung vào các vấn đề cấp bách hơn.
Sáng nay 30.9, tại Hà Nội đã diễn ra hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì.
Sau khi nghe báo cáo tình hình triển khai chương trình xây dựng NTM của Ban Chỉ đạo T.Ư, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giới hạn các địa phương phát biểu góp ý trong khoảng 7 phút, tập trung vào các vấn đề, giải pháp trọng tâm. Tuy nhiên, đại diện một số tỉnh vẫn trình bày nhiều báo cáo thành tích, liệt kê những việc đã làm trong 5 năm qua mà ít chỉ ra những vấn đề tồn tại, đề xuất, hiến kế cho giai đoạn tới.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dự Hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Sau khi đại diện tỉnh Điện Biên phát biểu, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phải ngắt lời và đề nghị các tỉnh khi phát biểu cần ngắn gọn. Thủ tướng chỉ rõ, bản chất chương trình NTM là nâng cao đời sống người dân nông thôn, chứ không chỉ là xây dựng đường giao thông, kênh mương thuỷ lợi, nhà văn hoá...
"Do đó, tại hội nghị trực tuyến, đề nghị các đồng chí đi vào thảo luận thực chất của vấn đề. Bên cạnh những thành tích đã đạt được, đề nghị tập trung vào các giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn tại của chương trình xây dựng NTM để nâng chất đời sống người dân nông thôn, đạt được các mục tiêu đề ra cũng như giải quyết hết nợ nần" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo báo cáo tại hội nghị, từ năm 2011 - 2015 cả nước đã huy động được hơn 851.000 tỷ đồng để thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Tính đến giữa tháng 9.2016, cả nước đã có 2.045 xã (chiếm 23%) số xã được công nhận đạt chuẩn NTM, tăng 515 xã so với cuối năm 2015. Dự kiến, đến hết năm 2016 sẽ có khoảng 25% số xã đạt chuẩn.
Đến nay, cả nước còn 300 xã đạt dưới 5 tiêu chí, giảm 26% so với đầu năm 2016. Các xã này chủ yếu tập trung ở địa bàn trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên. Số tiêu chí đạt chuẩn bình quân của cả nước là 13,1 tiêu chí/xã. Dự kiến đến năm 2020, số xã đạt chuẩn NTM sẽ tăng lên 50%, khuyến khích mỗi tỉnh, thành phố phấn đấu có ít nhất 1 huyện đạt chuẩn NTM.
Theo Danviet
Thủ tướng: Tuyệt đối không để dân góp tiền nông thôn mới quá sức Nói về phương thức huy động nguồn lực xã hội để xây dựng nông thôn mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, tuyệt đối không được yêu cầu dân đóng góp quá sức, nhất là đối với người nghèo... Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu khơi lên tinh thần, khát vọng khởi nghiệp của những "hai lúa" chế tạo máy bay,...