Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu: Cắt giảm mạnh thời gian làm thủ tục hành chính xây dựng
Ngày 14-8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc làm việc với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành hữu quan về thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, đối với dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, để khởi công được công trình, thời gian thực hiện 15 thủ tục hành chính, chưa tính tới thời gian chuẩn bị và chỉnh sửa hồ sơ là 260 ngày làm việc đối với dự án nhóm C và 280 ngày làm việc đối với dự án nhóm A.
Trong số các thủ tục này, Bộ KH-ĐT có 3 thủ tục mất 80-100 ngày, Bộ Tài nguyên và Môi trường 3 thủ tục hết 80 ngày, Bộ Tài chính 1 thủ tục thời gian khoảng 6-12 tháng. Đối với dự án không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, thời gian là 392 ngày đối với dự án nhóm C và 447 ngày đối với dự án nhóm A.
Tổng thời gian như trên còn chưa tính đến thời gian làm thủ tục liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy, an ninh – quốc phòng, thuế, quản lý hạ tầng kỹ thuật, các quy định thủ tục đặc thù của các địa phương… Do vậy, trên thực tế, có dự án, công trình đến khi khởi công được phải mất 2-3 năm, thậm chí 5 năm và cá biệt còn lên đến hàng chục năm. Theo phản ánh của lãnh đạo Bộ KH-ĐT tại cuộc làm việc, để khởi công được 1 công trình ở TP Hồ Chí Minh trung bình phải trải qua tới 40 thủ tục các loại, cao hơn nhiều con số 15 và 19 thủ tục mà Bộ Xây dựng thống kê.
Kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, so với thế giới, với yêu cầu của người dân và doanh nghiệp, với mong muốn cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thì số lượng và thời gian để thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng là còn nhiều và còn dài.
Mặt khác, việc chưa minh bạch về thủ tục, chưa thống nhất, đồng bộ về phối hợp thủ tục giữa các Bộ, ngành liên quan, giữa Trung ương và địa phương còn tạo ra nhiều kẽ hở cho sự tùy tiện, gây rắc rối, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, phát sinh nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng. Những hạn chế này chắc chắn làm tăng chi phí đầu tư các dự án, công trình, chi phí của nền kinh tế, ảnh hưởng đến hiệu quả của từng dự án cũng như của cả nền kinh tế, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh và năng lực cạnh tranh của quốc gia.
Video đang HOT
Thủ tướng yêu cầu loại bỏ ngay những thủ tục rườm rà, không cần thiết
Thủ tướng nhấn mạnh: “Cải cách thủ tục hành chính hoàn toàn nằm trong khả năng của chúng ta. Nhất thiết phải tăng cường, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước theo hướng chặt chẽ, hiệu lực, hiệu quả song quản lý còn phải tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư phát triển. Những thủ tục nào không cần thiết, dứt khoát phải cắt bỏ”.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng lập tức xây dựng một Kế hoạch hành động cụ thể, chi tiết về cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng, phải coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm với mục tiêu, trong năm 2015, “cắt giảm ít nhất 1/3 thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng”. Kế hoạch này bao gồm việc rà soát, bãi bỏ tất cả các thủ tục không cần thiết cả ở Trung ương và địa phương trong thẩm quyền của Bộ.
Thủ tướng nhấn mạnh: “Vấn đề gì cần phải quy định để quản lý tốt hơn, hiệu quả hơn thì phải quy định, vấn đề nào không cần thì phải loại bỏ. Thể chế, cơ chế, chính sách, thủ tục không những không tạo thông thoáng mà còn không đáp ứng được yêu cầu quản lý, vẫn lỏng lẻo, sơ hở, không chống được tiêu cực, tham nhũng thì phải xem lại”.
Theo ANTD
GS Ngô Bảo Châu chỉ thẳng điểm tối nhất của Giáo dục Việt Nam
Trước hàng trăm diễn giả, chuyên gia giáo dục trong và ngoài nước tại chương trình Đối thoại Giáo dục Việt Nam, GS Ngô Bảo Châu đã chỉ thẳng vấn đề rằng "chất lượng chung của các trường ĐH có lẽ là điểm tối nhất trong bức tranh chung của ngành giáo dục Việt Nam".
GS Ngô Bảo Châu chia sẻ với các đại biểu là diễn giả, chuyên gia giáo dục tại chương trình Đối thoại Giáo dục Việt Nam với chủ đề Cải cách Giáo dục Đại học
Thông qua chất và lượng của các bài báo cáo khoa học đăng trên các tạp chí hoặc hội nghị chuyên môn cho thấy một bức tranh không mấy sáng sủa về chất lượng chung của đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu ở các ĐH Việt Nam.
Đáng lo ngại chính là quy trình xây dựng và cải tiến đội ngũ này ở nước ta đi ngược hoàn toàn với giáo dục thế giới. Thực trạng này nếu tiếp diễn không những chất lượng ĐH tiếp tục ì ạch ở thứ hạng thấp mà sẽ còn đi giật lùi so với cả các nước láng giềng đang bước tiến nhanh và vững chắc.
GS Ngô Bảo Châu đã chỉ đích danh một trong những tồn tại khiến các ĐH Việt Nam gặp khó khi xây dựng đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu khoa học đạt chất lượng cao chính là thu nhập.
Ở Việt Nam, chế độ thu nhập của cán bộ nghiên cứu, giảng dạy đại học được điều chỉnh bởi những quy định chung về thang lương của công viên chức nhà nước. Lương giảng viên trẻ mới ra trường rất thấp, chính sách hỗ trợ dù có nhưng không giải quyết được căn bản vấn đề.
"Với thang lương hiện tại, mức lương cơ bản của giảng viên đại học không đảm bảo cho họ một mức sống trung lưu cao trong xã hội. Trong khi đó, chính mức sống là điều kiện cần cho một hệ thống giáo dục tốt. Vì nó thể hiện mức độ ưu tiên của xã hội đối với giáo dục ĐH và để nghiên cứu tốt nhà khoa học cần thời gian tư duy tự do chứ không phải mãi lo chuyện "cơm gạo".
Bên cạnh đó, quy trình xây dựng, cải tiến đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu ở các ĐH hiện vẫn là tập trung bồi dưỡng mọi nguồn lực để đưa chính những sinh viên tốt nghiệp của trường mình trở lại làm giảng viên. Trong khi đó các nước phương Tây hạn chế tối đa ứng viên tốt nghiệp từ trường mình. Các trường chỉ ưu tiên tuyển người mình tạo ra nên thiếu sự cạnh tranh của các nguồn khác.
GS Ngô Bảo Châu nhấn mạnh: "Tiêu chí hàng đầu để tuyển dụng giảng viên và giáo sư ĐH là khả năng nghiên cứu khoa học. Chỉ những người "sống và thở" ở tiền tuyến của tri thức nhân loại mới có khả năng hiểu và truyền tải những kiến thức nền tảng và những phát kiến tiên tiến nhất cho lực lượng lao động trí não tương lai". Ngược với thế giới, tiêu chí hàng đầu trong tuyển chọn giảng viên là năng lực nghiên cứu khoa học thì Việt Nam quy trình này nặng tính hành chính.
GS Ngô Bảo Châu trao đổi với bà Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TPHCM.
Trước những vấn đề đó, GS Ngô Bảo Châu đề xuất, quy trình tuyển chọn giảng viên ĐH cần có sự thống nhất cho tất cả các trường tiến tới tạo thị trường tuyển dụng thông suốt trong cả nước.
Quyết định của hội đồng tuyển dụng cần được minh bạch hóa, lý lịch tuyển dụng cần được công khai. Lấy việc bổ nhiệm GS làm nhiệm vụ trọng tâm cho việc thực hiện tự chủ khoa học của các trường chứ không phải là một phẩm tước danh dự như hiện nay. Bên cạnh thu nhập thông thường, giảng viên cần có mức thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau nhưng phải rõ ràng, minh bạch.
TS Nguyễn Quân - Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ cũng nhìn nhận rằng cũng cho rằng tỉ trọng nghiên cứu tại Việt Nam lại nghiêng về các viện nghiên cứu chứ không phải các trường. Nhiều năm chúng ta không dành sự quan tâm thích đáng cho các trường trong việc nghiên cứu khoa học.
Con tàu giáo dục ĐH đã được đặt vào đường ray rồi, được cấp nhiên liệu rồi nhưng vì sao vẫn ì ạch. Các hiệu trưởng dù được trao quyền tự chủ nhưng chưa dám thực hiện vì quen nếp sống bao cấp nên chưa mạnh dạn bước vào kinh tế thị trường. Bên cạnh đó, cũng do cơ chế bao cấp mà các trường dù được trao tự chủ mọi thứ mà chỉ thiếu tài chính không thì không thể thực hiện được.
Lê Phương
Theo Dantri
Khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình vừa có báo cáo tình hình triển khai, thực hiện Nghị quyết số 69/QH13 của Quốc hội. Theo đó, Bộ trưởng cho biết, Bộ Nội vụ đã báo cáo cấp có thẩm quyền về việc xây dựng nội dung cơ bản của Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công...