Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trò chuyện với Bộ trưởng Mỹ về chiến tranh
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có cuộc trao đổi thú vị với ông chủ Lầu Năm Góc Chuck Hagel về quãng thời gian cả hai tham gia chiến sự ở Việt Nam năm 1968, khi mỗi người ở một bên chiến tuyến.
Theo WSJ, cuộc gặp gỡ không chính thức diễn ra tối 31/5 bên lề diễn đàn an ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) tại Singapore. Nội dung ban đầu của cuộc nói chuyện giữa Thủ tướng và ông Hagel là trao đổi về các mối quan hệ quân sự giữa hai nước, vốn đang phát triển trong những năm gần đây.
Sau đó cuộc chuyện trò chuyển sang chủ đề khác, đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam (mà người Mỹ thường gọi là chiến tranh Việt Nam). Cả Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đều chiến đấu tại châu thổ sông Mekong trong năm 1968, nhưng ở hai phía khác nhau của chiến trường. Cả hai cùng bị thương trong những cuộc giao tranh.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Shangri-La. Ảnh: AFP
Video đang HOT
Theo các quan chức Mỹ kể lại, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kể với Hagel rằng ông đã tham gia cách mạng khi mới 12 tuổi. Đáp lại, ông chủ Lầu Năm Góc chia sẻ những kỷ niệm thời chiến và cho hay đã tự nguyện nhập ngũ cùng em trai.
Những phụ tá thân cận của Hagel cho biết Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trước đó đều biết người đối thoại với mình từng tham chiến ở Việt Nam, nhưng không biết những chi tiết cụ thể hơn.
Năm 1965, Mỹ đưa quân vào miền nam Việt Nam tham chiến. Ông Chuck Hagel được điều sang Việt Nam năm 1967 khi là lính lục quân Mỹ, từng bị thương ở đồng bằng sông Cửu Long. Những trải nghiệm của Hagel ở Việt Nam, cùng việc chính phủ Mỹ công bố các tài liệu về sự gian dối của họ thời chiến, đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan điểm của ông sau này về việc sử dụng vũ lực.
Theo NTD
Singapore đề xuất giải pháp xoa dịu căng thẳng trên Biển Đông
Thông điệp xuyên suốt trong bài phát biểu dẫn đề của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Đối thoại Shangri-la lần tứ 12 tiếp tục thôi thúc các bên coi xây dựng lòng tin là giải pháp cho vấn đề Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Singaporore Ng Eng Hen phát biểu tại Đối thoại Shangri-la 12.
Trong phát biểu tại diễn đàn an ninh thường niên quan trọng này ngày hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng nước chủ nhà Singapore Ng Eng Hen đề xuất quân đội các nước châu Á phải xây dựng lòng tin để làm giảm căng thẳng liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
"Quân đội các nước cần xây dựng lòng tin trong giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và Hoa Đông", ông Ng Eng Hen kêu gọi sau khi bày tỏ quan ngại về những trở lực đối với khu vưc do tình trạng gia tăng căng thẳng ở hai vùng biển trên.
"Các tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với các nước láng giềng châu Á có thể cản trở phát triển kinh tế trong khu vực. Do đó, các bên cần thúc đẩy hợp tác thiết thực, đặc biệt giữa quân đội các nước, nhằm xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau", người đứng đầu Bộ Quốc phòng Singapore quả quyết.
Ngoài ra, ông cũng kêu gọi các nước châu Á nhanh chóng thiết lập các kênh thông tin và cơ chế hợp tác các cấp nhằm ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ leo thang căng thẳng.
Cũng trong bài phát biểu, Bộ trưởng Quốc phòng Sinhgapore còn cho rằng quân đội các nước trong khu vực cần tăng cường chia sẻ thông tin về những thủ tục triển khai hoạt động thông thường trong trường hợp xảy ra các vụ việc trên biển.
Trước đó, trong phát biểu dẫn đề hội nghị, Thủ tướng nước ta Nguyễn Tấn Dũng đã kêu gọi các nước xây dựng lòng tin chiến lược trong giải quyết tranh chấp ở khu vực, đồng thời đề cao tiếng nói và sự bình đẳng của các quốc gia trong việc xây dựng một khu vực châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng. Ngoài ra, trong các tham luận sau đó, đoàn Việt Nam do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu cũng đã đề xuất các nước có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông tham gia thỏa thuận không sử dụng vũ lực trước.
Những thông điệp nhất quán và mạnh mẽ của đoàn Việt Nam đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các đại biểu tham dự và trở thành trọng tâm chính trong các phát biểu cũng như tham luận của phái đoàn các nước. Trong đó, đáng chú ý có đề xuất của Brunei về việc thành lập đường dây nóng cho việc giải quyết căng thẳng trên biển.
Theo Dantri
Hải quân Trung Quốc tuần tra vùng đặc quyền kinh tế của Mỹ Quân đội Trung Quốc đã bắt đầu hoạt động bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Mỹ, động thái có thể làm thay đổi cuộc đối đầu giữa cường quốc hải quân thống trị Thái Bình Dương và đối thủ chính của mình. Hải quân Trung Quốc ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động trên các đại dương. Đô đốc Samuel...