Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Chile
Chiều 9/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Đại sứ Cộng hòa Chile Ferrnando Jose Urrutia đến chào từ biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.
Thủ tướng tiếp Đại sứ Chile tại trụ sở Chính phủ.
Đánh giá cao những đóng góp tích cực của Đại sứ vào việc tiếp tục củng cố và tăng cường mối quan hệ Đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Chile trong những năm qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước mối quan hệ hợp tác giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp trên các lĩnh vực, đặc biệt là kể từ khi Hiệp định Tự do Thương mại song phương ( FTA) Việt Nam-Chile được ký kết, đưa thương mại song phương hai nước tăng 55%.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, Việt Nam mong muốn và sẽ làm hết mình cùng với Chile tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước, nhất là ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn quốc tế, tăng cường các chuyến thăm cấp cao nhằm hiểu biết nhau hơn, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa thương mại, du lịch, đầu tư… Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Chile ủng hộ Việt Nam trong đàm phán TPP.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn, dù ở cương vị công tác nào Đại sứ cũng sẽ tiếp tục có những đóng góp tích cực thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư và giáo dục.
Đại sứ Chile cảm ơn sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ và các bộ, ngành để ông hoàn thành nhiệm vụ công tác tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực.
Nhấn mạnh Hiệp định Tự do Thương mại song phương đã thực sự là mốc mới trong thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước, Đại sứ khẳng định sẽ tiếp tục có những đóng góp vào thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước.
P.Thảo
Theo dantri
Video đang HOT
Nghị sĩ Mỹ bóc trần chiến lược "gặm nhấm" Biển Đông của TQ
Cựu nghị sĩ Mỹ cảnh báo nếu Washington không hành động, Trung Quốc sẽ "gặm nhấm" hết Biển Đông và biển Hoa Đông.
Chiến lược cắt xúc xích salami
Có vẻ Bắc Kinh đang làm chủ chiến thuật "gặm nhấm". Thuật ngữ này được nhà lãnh đạo Hungary thời Liên Xô Matyas Rakosi nhắc đến lần đầu tiên để mô tả con đường giành chiến thắng bằng cách "cắt nhỏ" mục tiêu "giống như những lát xúc xích salami". Cắt nhỏ xúc xích salami là một nghệ thuật tinh vi đòi hỏi mỗi lát cắt phải rất nhỏ, đủ để không khiến người chủ hiện tại của miếng xúc xích cảm thấy "xót ruột".
Ngày nay, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng đi theo cách tiếp cận này và gọi đó là "chiến lược cải bắp" để thực hiện tham vọng bành chướng của nước này ở khu vực.
Giàn khoan Hải Dương 981 là lát xúc xích mới nhất của Trung Quốc.
Giàn khoan thứ 2 đặt cửa vịnh Bắc Bộ: Thủ thuật thủ đoạn của TQ!
Việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam là hành động cắt xúc xích salami mới nhất và cho thấy Bắc Kinh có vẻ rất thuần thục với chiến lược này. Hành động của Trung Quốc chưa khiến thế giới phải quá sốt sắng nhưng cũng đủ để nước này nhích thêm một bước tới tham vọng bá chủ và làm giảm ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực Đông Á.
Mặc dù Trung Quốc hứa không khai thác năng lượng trên Biển Đông, Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc hung hăng mang giàn khoan trị giá 1 tỷ USD hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam với sự bảo kê của lực lượng tàu, máy bay hùng hậu.
Mỹ cần hành động trước khi quá muộn
Các quan chức chính quyền Obama đã bắt đầu bóng gió rằng Mỹ đang "mất kiên nhẫn" với những hành động của Trung Quốc nhưng không ai rõ liệu chính quyền Mỹ có hành động gì để ngăn chặn Trung Quốc không.
Chính quyền Mỹ vẫn khẳng định rằng chiến lược "Trục châu Á" là nỗ lực nhằm tái thiết lập ảnh hưởng của nước này trong khu vực Đông Nam Á đối phó với những hành động dọa nạt của Trung Quốc đối với các nước láng giềng.
Tuy nhiên, đáp lại những hành động hung hăng mới nhất của Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chỉ đưa ra tuyên bố rằng đó là hành động "khiêu khích". Các đồng minh của Mỹ trong khu vực cho rằng nếu Mỹ có hành động mạnh mẽ hơn thì tốt hơn và lo ngại lời nói "suông" của ông Kerry chỉ càng khuyến khích Trung Quốc cắt thêm các lát xúc xích mới trong khu vực.
Tổng thống Obama trong bài phát biểu tại West Point "bóng gió" cho biết Mỹ có thể sử dụng vũ lực nếu Trung Quốc không tuân thủ luật pháp quốc tế.
Chi tiết chiến thuật, thủ đoạn leo thang giàn khoan 981 của Trung Quốc
Vấn đề ở đây không chỉ là tranh chấp lãnh thổ quy mô khu vực trên Biển Đông. Vấn đề cốt lõi chính là chủ nghĩa bành chướng của Trung Quốc sẽ không chỉ dừng tại khu vực Biển Đông. Nếu Mỹ để Trung Quốc tạo thành tiền lệ, nước này sẽ tiếp tục hiện thực hóa các yêu sách chủ quyền ở cả các vùng biển xung quanh như Hoa Đông.
Nếu Trung Quốc giành được quyền kiểm soát đối với vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia láng giềng, Mỹ sẽ không thể thực hiện các cuộc tập trận hay các hoạt động quân sự ở vùng biển này.
Do đó, cựu nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ Joseph Cao cho rằng chính quyền nước này nên bày tỏ rõ ràng thái độ, giúp giảm căng thẳng trong khu vực, lập các kênh liên lạc với quân đội Trung Quốc nhằm tránh đối đầu do sơ suất dẫn tới leo thang và xây dựng một "chiến tuyến" thống nhất với các đồng minh trong khu vực.
Nếu Mỹ không có các biện pháp thích hợp, Trung Quốc sẽ tiếp tục cắt các lát salami mới cho tới khi gần như không còn gì và gây ra vấn đề an ninh thực sự nghiêm trọng đối với Nhật Bản và các quốc gia ASEAN láng giềng.
Khi đó, sẽ là quá muộn để Mỹ phản ứng và có thể sẽ xảy ra một cuộc đối đầu lớn mà không ai mong muốn.
Bắc Kinh cắt những lát xúc xích nào?
Bắc Kinh sẽ không dừng lại ở một giàn khoan mà sẽ từng bước "gặm nhấm" từng hòn đảo một trên Biển Đông cho tới khi đạt được tham vọng của mình. Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất bị Trung Quốc bắt nạt.
"Hành động đơn phương này có vẻ là mô hình hành động của Trung Quốc nhằm củng cố chủ quyền của nước này đối với các lãnh thổ tranh chấp theo một cách thức làm tổn hai tới hòa bình và ổn định trong khu vực", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói.
Trung Quốc cũng đã có những hành động theo mô hình này đối với các quốc gia láng giềng khác. Năm 2012, Trung Quốc xâm phạm lợi ích về lãnh thổ của Philippines tại bãi cạn Scarborough và kết quả là Trung Quốc giành quyền kiểm soát bãi cạn này. Sau đó, Trung Quốc tiếp tục quấy rối và gây sức ép với Philippines hòng giành quyền kiểm soát đối với Bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam).
Tàu Trung Quốc cản tàu tiếp tế của Philippines gần Bãi Cỏ Mây tháng 3 năm 2014.
Đem giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, Trung Quốc đã bội tín
Trung Quốc cũng điều tàu hải giám tới tuần tra và quấy rối tàu của lực lượng Canh gác Bờ biển Nhật Bản quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Ngày 23/11/2013, Trung Quốc tuyên bố thiết lập Vùng phòng không trên biển Hoa Đôngbao gồm cả không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Ngày 5/12/2013, tàu chiến Trung Quốc cũng suýt đâm phải tàu USS Cowpens của Mỹ trên Biển Đông. Bắc Kinh cũng áp đặt các quy định về đánh bắt cá và cấm các tàu cá nước ngoài đánh bắt trên vùng biển quốc tế thuộc Biển Đông.
Đây là chiến lược cắt xúc xích salami, hay chiến lược cải bắp, và chiến lược này đi theo "luật" của một Trung Quốc với tham vọng bành chướng, luật đó là "Kẻ mạnh luôn luôn đúng".
Theo Kiên thưc
Trung Quốc kéo giàn khoan thứ 2: ĐBQH 'nóng ruột' nghị quyết về biển Đông Đại biểu Quốc hội tha thiết mong sớm có Nghị quyết về tình hình biển Đông trước những diễn biến mới phức tạp. Sáng 19/6, bên hành lang Quốc hội, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đã chia sẻ với báo chí xung quanh việc đề nghị Quốc hội ra nghị quyết về tình hình biển Đông hiện nay trước thông tin Trung Quốc...