Thủ tướng Nga: ‘EU hoặc tôn trọng lợi ích nước Nga, hoặc làm ăn ở nơi khác’
Khi Liên minh châu Âu (EU) bỏ qua lợi ích hợp pháp của nước Nga, chuyện làm ăn của Nga và Cộng đồng Kinh tế Á Âu sẽ được tiến hành với các đối tác khác, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev vừa tuyên bố.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev – Ảnh: Reuters
Russia Today trích lời Thủ tướng Medvedev cho hay không chỉ có các nhà sản xuất Nga mà các nhà cung ứng khác ở châu Á, Mỹ La tinh cũng đang làm đầy những chỗ trống trong thị trường nước này. Ông cho hay EU vẫn đang tiếp tục “giảng giải” cho Nga trong khi các nước khác đang cùng nhau làm ăn tại các thị trường chung của Cộng đồng Kinh tế Á Âu.
“Dù vậy, chúng tôi vẫn hy vọng rằng cuối cùng, những yếu tố cơ bản sẽ quay trở lại, đó là logic kinh tế, logic của chuyện cùng có lợi sẽ trở lại trong quan hệ của chúng tôi và Liên minh châu Âu”, ông Medvedev cho biết.
Theo Thủ tướng Nga, nước này đã nhận được một số yêu cầu không chính thức gửi từ EU, nói về việc bãi bỏ lệnh cấm vận để một số sản phẩm của khu vực này vào lại thị trường Nga.
“Họ đặc biệt quan tâm đến nông dân của họ. Nhưng tại Nga, chúng tôi cũng nghe thấy ý kiến của nông dân nước mình: Hãy giữ cơ chế trừng phạt này, cho chúng tôi một cơ hội để đứng trên đôi chân của mình và khẳng định chuyện đầu tư. Là người đứng đầu, tôi phải cân nhắc những ý kiến này”, ông Medvedev nói.
Thủ tướng Nga cho biết Moscow sẽ không bắt đầu đàm phán các điều khoản về việc tháo gỡ lệnh trừng phạt: “Chúng tôi không khởi động trước, do đó, những người áp đặt chúng trước tiên sẽ phải là những người đầu tiên hủy bỏ chúng”.
Thu Thảo
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Mỹ quay lưng, Trung Quốc tăng ảnh hưởng ở Mỹ La tinh
Khi cường quốc kinh tế số một thế giới quay lưng với Nam Mỹ, Trung Quốc đang đặt cược rất lớn vào khu vực này với hàng tỉ USD tiền đầu tư, cho vay trong năm 2015.
Ảnh: Shutterstock
Các ngân hàng Trung Quốc đã cho chính phủ các nước Mỹ La tinh vay gần 30 tỉ USD vào năm ngoái, hơn gấp đôi con số năm 2014. 30 tỉ USD nhiều hơn cả số tiền mà Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển liên châu Mỹ cấp cho khu vực này trong cùng năm, theo số liệu từ tổ chức phi lợi nhuận Đối thoại Liên châu Mỹ có trụ sở ở Washington (Mỹ).
Trung Quốc còn đổ thêm 35 tỉ USD vào quỹ mà các nước Nam Mỹ có thể trích ra để hỗ trợ nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như đường bộ, đường sắt, cầu cống. Tựu chung, đó là khoản đầu tư lớn nhất của Đại lục.
"Những gì chúng ta đang chứng kiến là sự tăng tiến của tài chính Trung Quốc tại Mỹ La tinh", Giám đốc Margaret Myers của tổ chức Đối thoại Liên châu Mỹ cho biết.
Trung Quốc tăng đầu tư vào khu vực Mỹ La tinh, với số tiền cho chính phủ các nước Nam Mỹ vay trong năm 2015 là 29 tỉ USD, nhiều hơn hẳn ba năm liền trước - Ảnh: CNN
Các khoản đầu tư trên đến giữa lúc viện trợ của chính phủ Mỹ và đầu tư tư nhân từ Mỹ dành cho khu vực Nam Mỹ giảm năm thứ ba liên tiếp, theo số liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ và hãng theo dõi dòng vốn EPFR.
Chính phủ Trung Quốc cũng mở rộng đáng kể quan hệ với Mỹ La tinh, với việc lần đầu tiên, nước này chào đón tất cả tổng thống các nước Nam Mỹ ở thủ đô Bắc Kinh vào năm ngoái, và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết đầu tư 250 tỉ USD vào khu vực trong thập niên tới.
Xuất khẩu từ Trung Quốc sang Nam Mỹ lên đến 130 tỉ USD vào năm 2014 từ chỉ 6 tỉ USD hồi năm 2000, theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Đại lục đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Brazil, Peru và Chile, vượt nước Mỹ trong thời gian gần đây.
Đầu tư từ Mỹ vào Nam Mỹ giảm dần qua các năm từ 2012 đến 2015 - Ảnh: CNN
Thực tế, Mỹ vẫn có sự hiện diện kinh tế cao hơn so với Trung Quốc tại khu vực này. Xuất khẩu từ Mỹ sang Mỹ La tinh trong năm 2014 gấp ba lần so với xuất khẩu từ Trung Quốc. Dù vậy, Đại lục đang gia tốc và thay Mỹ trở thành nhân tố quan trọng.
"Những gì người Trung Quốc đang hướng đến là sức ảnh hưởng, sức mạnh chiến lược trong khu vực để tạo ra sự phụ thuộc", Phó chủ tịch Hội đồng Chính sách Đối ngoại Mỹ Ilan Berman cho hay. Ngược lại, cường quốc số một về kinh tế đang từ từ lùi lại. Năm 2015, giới đầu tư Mỹ thoái 700 triệu USD khỏi Nam Mỹ.
Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Mỹ La tinh sẽ thêm chặt chẽ
Có lý do để nhận định rằng Đại lục sẽ rút ngắn khoảng cách đầu tư nhiều hơn trong năm 2016. Trung Quốc, Brazil và Peru muốn hình thành một đường tàu hỏa dài khoảng 5.310 km, nối từ bờ biển Đại Tây Dương của Brazil đến bờ biển Thái Bình Dương của Peru.
"Đó là một dự án cực kỳ tham vọng", chuyên gia Myers nói.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro - Ảnh: Reuters
Năm ngoái, giữa lúc tăng trưởng ở mức thấp nhất trong 25 năm qua, Trung Quốc vẫn tăng đầu tư vào Nam Mỹ. Trong khi đó, Mỹ La tinh thì rơi vào suy thoái kinh tế do giá cả hàng hóa thấp cùng bất ổn chính trị ở Brazil, Venezuela.
Một số khoản đầu tư của Trung Quốc được thúc đẩy bởi các vấn đề ở khu vực này. Nền kinh tế thứ nhì thế giới cho Venezuela, một trong những nước cung cấp nguồn dầu thô quan trọng cho Đại lục, vay 10 tỉ USD. Trung Quốc cho Venezuela vay mượn nhiều hơn bất kỳ nước nào khác ở Mỹ La tinh.
Vì sao Trung Quốc tiến về Mỹ La tinh?
Trung Quốc và Nam Mỹ hợp tác ăn ý với nhau mặc cho các bất ổn kinh tế hiện tại. Đại lục cần các nguyên liệu thô như sắt, dầu mỏ, đậu nành và nhiều loại thực phẩm mà Mỹ La tinh có rất nhiều. Việc đổ tiền vào Nam Mỹ còn tạo ra nguồn cung việc làm cho người dân Trung Quốc. Nhiều trong số các dự án cơ sở hạ tầng Mỹ La tinh được Đại lục rót vốn thuê nhân công người Hoa.
Ngược lại, Mỹ La tinh đang rất cần tiền đầu tư và nguồn tín dụng do Trung Quốc cung cấp. So với Mỹ, quốc gia Đông Á có một lợi thế: nước này không muốn can thiệp vào chính trị, hay nói với giới lãnh đạo Nam Mỹ chuyện làm thế nào để lãnh đạo đất nước. Đây là sự tương phản rõ rệt giữa Trung Quốc và Mỹ - đất nước có lịch sử can thiệp ở Mỹ La tinh.
Tuy vậy, mối quan hệ Nam Mỹ - Trung Quốc không hẳn là hoàn hảo. Nhiều dự án của Đại lục vấp phải trở ngại và rào cản ở khu vực, một số bị đình chỉ thậm chí hủy bỏ.
Kevin Gallagher, giáo sư kiêm chuyên gia về quan hệ Trung Quốc - Mỹ La tinh thuộc Đại học Boston (Mỹ) nhận định: "Trung Quốc đánh giá thấp những thách thức mà họ phải đối mặt trong khu vực".
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Thủ tướng Nga cảnh báo về "chiến tranh thế giới mới" Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đưa ra cảnh báo sẽ xảy ra "chiến tranh thế giới mới" nếu các lực lượng Arab "nhảy" vào cuộc xung đột tại Syria. Bên cạnh việc cảnh báo sẽ xảy ra "chiến tranh thế giới mới", Thủ tướng Nga Dmitry Medvedevcòn hối thúc các bên đàm phán về một lệnh ngừng bắn tại Syria. Phát biểu với...