Thủ tướng Nga chê phát biểu ‘ngu ngốc’ của tướng Mỹ về phòng không Kaliningrad
Thủ tướng Dmitry Medvedev xem nhẹ phát biểu của một tướng Mỹ về khả năng phá hủy hệ thống phòng không Nga ở vùng Kaliningrad.
Và nói Lầu Năm Góc nên tập trung vào thiếu sót của hệ thống phòng không do Mỹ chế tạo.
Nga đã triển khai tên lửa tên lửa đạn đạo tầm ngắn di động Iskander-M ở Kaliningrad Chụp màn hình RT
Mới đây, tướng Jeff Harrigan, chỉ huy Lực lượng không quân Mỹ ở châu Âu, cho giới phóng viên hay “nếu chúng tôi đến Kaliningrad để phá hủy IADS [hệ thống phòng không tích hợp], chắc chắn chúng tôi sẽ có kế hoạch cho việc đó”, theo trang Breaking Defense. Ông Harrigan cho biết thêm một chiến dịch như thế sẽ phải diễn ra đúng thời điểm và đạt hiệu quả, nhưng không cung cấp chi tiết.
Đáp lại, Thủ tướng Medvedev phát biểu với truyền thông Nga: “Không cần phải bình luận về tất cả tuyên bố ngu ngốc của các tướng Mỹ”. Ông Medvedev nói rằng Lầu Năm Góc nên tập trung vào các khiếm khuyết của hệ thống phòng không Mỹ hơn là nhắm vào các hoạt động của Nga ở Kaliningrad, lãnh thổ hải ngoại nằm bên bờ Baltic.
Thủ tướng Medvedev cho rằng vụ tấn công vào hai nhà máy lọc dầu ở Ả Rập Xê Út hôm 14.9 là “thất bại” cho hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot do Mỹ chế tạo, vì đã không không bảo vệ được hai cơ sở đó. Hôm 16.9,Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay Moscow sẵn sàng hỗ trợ phòng thủ Ả Rập Xê Út bằng cách bán cho nước này hệ thống tên lửa phòng không S-400. Nhà lãnh đạo Nga còn khẳng định những vũ khí này sẽ giúp bảo vệ mọi cơ sở hạ tầng của Ả Rập Xê Út.
Nhân nhà máy dầu Ả Rập Xê Út bị tấn công, ông Putin chào hàng tên lửa phòng không Nga
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Nga cũng đã ra thông cáo nhấn mạnh “vùng Kaliningrad của Nga được bảo vệ tốt từ các “kế hoạch” xâm lược đang được các tướng Mỹ phát triển ở châu Âu”. Bộ này còn nhấn mạnh hệ thống phòng không được triển khai đến Kaliningrad có thể theo dõi và vô hiệu hóa bất kỳ chiến đấu cơ do NATO triển khai, theo mạng truyền hình Zvezda. “Điều này áp dụng đối với chiến đấu cơ Mỹ thế hệ năm [F-35] “vô hình”, vốn chỉ không thể nhìn thấy đối với người Mỹ đóng thuế và những khách hàng nước ngoài”, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố.
Kaliningrad, lãnh thổ cực tây của Nga nằm giữa Ba Lan và Lithuania, hai quốc gia thành viên NATO, được trang bị cả S-300 lẫn S-400, hệ thống phòng thủ bờ biển Bastion, hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn di động Iskander-M có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và một số vũ khí khác. Đây cũng là địa điểm quân đội Nga thường xuyên tổ chức tập trận.
Mỹ xây dựng kế hoạch phá vỡ tuyến phòng không Nga ở Kaliningrad
Bộ Quốc phòng Mỹ đã xây dựng một kế hoạch đánh bại hệ thống phòng không của Nga bố trí tại vùng lãnh thổ cực tây Kaliningrad.
Tư lệnh Không quân Mỹ phụ trách Châu Âu và Châu Phi, Tướng Jeffrey Lee Harrigian vừa qua cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ đã xây dựng một kế hoạch đánh bại hệ thống phòng không của Nga bố trí tại vùng lãnh thổ cực tây Kaliningrad, trong trường hợp Moscow thực hiện hành vi gây hấn.
Hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion của Nga. Ảnh: Sputnik.
"Nếu như chúng tôi phải tới đó để hạ gục Hệ thống phòng không tích hợp (IADS) ở Kaliningrad, thì không nghi ngờ gì, chúng tôi đã có kế hoạch để làm điều đó. Chúng tôi đã tập huấn để làm điều này. Chúng tôi đã nghiên cữu kỹ lưỡng những kế hoạch đó toàn thời gian. Nếu buộc phải làm điều đó, chúng tôi đã sẵn sàng thực hiện", ông Harrigian nói.
Ông Harrigian chỉ ra rằng, phản ứng của Mỹ đối với hành vi gây hấn có thể của Nga từ khu vực Kaliningrad sẽ là "đa miền, rất kịp thời và hiệu quả". Tuy nhiên, ông không tiết lộ chi tiết về kế hoạch, chỉ nói rằng phản ứng sẽ bao gồm các cuộc tấn công từ trên không, trên bộ, trên biển, trong không gian, không gian mạng và tác chiến điện tử.
NATO đang đặc biệt quan tâm tới Kaliningrad vì liên minh quân sự này coi vùng Suwalki - một hành lang kéo dài khoảng 80km chạy dọc biên giới Ba Lan - Lithuana, nằm giữa vùng lãnh thổ hải ngoại của Nga và Belarus - đồng minh của Moscow, là một trong những địa bàn dễ bị tổn thương nhất trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự với Nga.
Các tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm và tên lửa đất đối không của Nga đặt tại khu vực này có thể đe dọa phần lớn NATO, buộc lực lượng không quân của NATO phải tìm ra cách bảo vệ tốt hơn các căn cứ quân sự của khối và phân tán máy bay chiến đấu đến nhiều địa điểm khác nhau. Ngược lại, các bệ phóng tên lửa của Nga cũng nằm trong tầm bắn của các tàu chiến NATO trên biển Baltic và hệ thống đạn pháo trên đất liền./.
Theo Hồng Anh/VOV.VN (biên dịch)
Sputnik
Mô phỏng chiến tranh hạt nhân Mỹ- Nga: Hậu quả thảm khốc, 90 triệu người thiệt mạng Theo nhóm nghiên cứu, nếu cuộc xung đột NATO-Nga leo thang thành chiến tranh hạt nhân, khoảng 34 triệu người sẽ chết chỉ trong vài giờ đầu của cuộc chiến. Trong trường hợp cuộc xung đột thông thường giữa Mỹ và Nga vượt quá ngưỡng giới hạn và leo thang thành một cuộc chiến tranh hạt nhân, hơn 90 triệu người sẽ chết...