Thủ tướng New Zealand: Sau chiến thắng là chông gai
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã cho thế giới thấy một hình mẫu về cách xử lý đại dịch toàn cầu. Nhưng kinh nghiệm với Covid-19 sẽ không giúp bà dễ dàng đối phó với nhiều thách thức chính trị sắp tới.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern. (Nguồn: Reuters)
Trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào ngày 17/10 vừa qua, Công đảng theo đường lối trung tả của Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã chiến thắng áp đảo, giành được 64 ghế trên tổng số 120 ghế tại Quốc hội New Zealand. Đây là một kết quả vô tiền khoáng hậu tại quốc gia Thái Bình Dương này.
Ghi điểm nhờ đại dịch
Trước đó hồi tháng 2, Công đảng do bà Jacinda Ardern lãnh đạo đã thất bại trong các cuộc thăm dò. Nhiều cử tri bày tỏ sự thất vọng rằng chính phủ của bà đã tập trung quá mức vào các vấn đề như bất bình đẳng xã hội và nhà ở. Một số nhà quan sát từng nhận định rằng nhiệm kỳ đầu tiên của nữ Thủ tướng New Zealand sẽ là nhiệm kỳ cuối cùng của bà.
Rồi đại dịch Covid-19 ập đến. Trong khi nhiều quốc gia lúng túng trong việc ngăn chặn cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, bà Ardern đã nổi lên là một trong số ít các nhà lãnh đạo thế giới không chỉ thành công hạn chế sự lây lan của các ca bệnh mà còn loại bỏ hoàn toàn virus SARS-CoV-2 chỉ trong vòng 24 ngày.
Với năng lực vượt trội, sự quyết tâm và lòng nhân ái, bà Ardern đã trở thành một hình mẫu quốc tế trong việc dẫn dắt đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng y tế.
Nhờ một phần không nhỏ vào “màn trình diễn” xuất sắc đó, người dân New Zealand đã cảm ơn bà bằng một chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử ngày 17/10. Với 49% số phiếu ủng hộ, Công đảng của bà Ardern sẽ được phép thành lập chính phủ độc đảng đầu tiên kể từ khi New Zealand thông qua hệ thống bỏ phiếu theo tỷ lệ vào năm 1996.
Nhưng vấn đề đã giúp củng cố vị trí thủ tướng của bà Ardern cũng có thể chính là thử thách khó khăn cho nhiệm kỳ thủ tướng tới của bà.
Trong tương lai, bà Ardern không chỉ phải tiếp tục nỗ lực để bảo vệ New Zealand khỏi đại dịch Covid-19, mà bà còn phải đối mặt với những gì xảy ra tiếp theo, đặc biệt là sự suy thoái kinh tế và bất bình đẳng ngày càng trầm trọng.
Bởi lẽ đó, chiến thắng của bà Ardern cũng báo trước nhiều thách thức mà hầu hết các nhà lãnh đạo thế giới sẽ phải đối mặt trong thời gian tới: Thành công khi đối mặt với đại dịch đã khó, nhưng đối phó với hậu quả của nó thậm chí còn khó hơn.
Trong nhiệm kỳ thủ tướng ngắn ngủi của mình trước đó, bà Ardern đã phải đối mặt với một số cuộc khủng hoảng, bao gồm cả vụ xả súng ở nhà thờ Hồi giáo Christchurch khiến 51 người thiệt mạng. Thủ tướng Ardern khi đó được hoan nghênh vì sự nhạy cảm và quyết đoán của mình. Chỉ vài tuần sau khi an ủi, động viên những người còn sống sót và người thân của các nạn nhân, bà Ardern đã thông qua lệnh cấm vũ khí bán tự động và súng trường tấn công kiểu quân đội với sự ủng hộ gần như tuyệt đối của Quốc hội.
Trước cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu, Thủ tướng Ardern cũng vô cùng nhanh nhạy. Ngoài việc đóng cửa biên giới New Zealand đối với du khách nước ngoài, nữ thủ tướng đã áp đặt một lệnh phong tỏa trên toàn quốc ở thời điểm tương đối sớm, giúp chính phủ New Zealand có thời gian để triển khai các biện pháp quan trọng như tăng cường năng lực xét nghiệm và thực hiện truy dấu nguồn lây bệnh. Chính sách tiên phong quyết liệt này của bà Ardern một phần được thúc đẩy bởi các chính trị gia đối lập, các tổ chức y tế công cộng và chính người dân New Zealand.
Một cuộc thăm dò hồi tháng 4 cho thấy gần 90% người dân New Zealand tin tưởng vào quyết định đúng đắn của chính phủ trong việc đối phó với khủng hoảng Covid-19, cao hơn hẳn so với mức 59% của công dân các nước G7.
Niềm tin đó cuối cùng đã được đền đáp. Vào tháng 6, New Zealand trở thành một trong những quốc gia đầu tiên dỡ bỏ các lệnh cách ly xã hội sau nhiều tuần liên tiếp ghi nhận không có ca mới nào dương tính với Covid-19.
Video đang HOT
Mặc dù quốc gia này vào tháng 8 cũng phải đối mặt với đợt lây lan virus thứ hai trong một thời gian ngắn, nhưng đến nay các lệnh hạn chế đi lại một lần nữa đã được dỡ bỏ. Với 1524 ca nhiễm Covid-19 và chỉ 25 trường hợp tử vong, chiến lược chống Covid-19 của New Zealand được ca ngợi là hình mẫu cho thế giới noi theo.
Sự ngăn cản làn sóng dân túy
Thành công của Thủ tướng Ardern được cho sẽ là sự ngăn cản làn sóng dân túy toàn cầu. Phong cách chính trị tiến bộ và bao trùm của vị nữ Thủ tướng có lẽ được thể hiện rõ nhất qua câu thần chú “Hãy mạnh mẽ và tử tế” cùng cách tiếp cận coi New Zealand như là “một đội của 5 triệu người”.
Điều này hoàn toàn trái ngược với quan điểm chia rẽ và bất định của các nhà lãnh đạo như Tổng thống Mỹ Donald Trump hay Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, hai nhà lãnh đạo hai nước có những đợt bùng phát virus Corona tồi tệ nhất trên thế giới.
Được cựu Thủ tướng New Zealand Helen Clark nhận định là “đòn chống lại ông Trump”, sự tái đắc cử của bà Ardern là bằng chứng cho thấy một nền chính trị được xây dựng dựa trên các giá trị tự do, đa nguyên vẫn có thể tồn tại.
Công đảng của Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tuyên bố chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử. (Nguồn: Getty Images)
Thách thức nặng nề
Tuy nhiên, sẽ thật sai lầm nếu cho rằng chiến thắng của bà Ardern là dấu hiệu báo trước cho các cuộc bầu cử ở nhiều quốc gia khác.
Thứ nhất, không giống như các nền dân chủ ở châu Âu và Bắc Mỹ, New Zealand không có mối đe dọa thực tế về chủ nghĩa dân túy. Mặc dù quốc gia này có một đảng mang hơi hướng dân túy là đảng New Zealand First (New Zealand Trước tiên), nhưng đảng này không theo phe cực tả hay cực hữu như các đảng theo phong trào dân túy hiện đại.
Mặc dù kêu gọi các chính sách nhập cư hạn chế hơn, nhưng “New Zealand First không giống như đảng Mặt trận quốc gia của bà Marine Le Pen của ở Pháp hay đảng Độc lập Anh (UKIP) của ông Nigel Farage ở Anh”, Giáo sư chính trị Jennifer Curtin tại Đại học Auckland nhận định. Và đảng này dù đã liên minh cùng với Công đảng của Thủ tướng Ardern và Đảng Xanh sau cuộc bầu cử năm 2017, nhưng nó đã không đạt ngưỡng 5% để tái gia nhập Quốc hội.
Lý do thứ hai liên quan đến một thách thức cơ bản mà các nhà lãnh đạo thế giới đều đang phải đối mặt, bất kể họ đã vượt qua đại dịch tốt như thế nào. Các nhà lãnh đạo như Thủ tướng Ardern đã được vinh danh và tái đắc cử nhờ thành công của họ trong việc ứng phó với Covid-19.
Nhưng chỉ điều đó thôi sẽ không đủ để bảo đảm rằng họ sẽ vượt qua được những thách thức sắp tới, bao gồm cuộc suy thoái lịch sử đang diễn ra kéo theo tình trạng thất nghiệp, nghèo đói và bất bình đẳng, những vấn đề mà các đảng đối lập cũng như những người theo chủ nghĩa dân túy sẽ chăm chăm để khai thác.
Đây cũng là một số lĩnh vực đáng bận tâm của nhà lãnh đạo New Zealand.
Khi được bầu lần đầu vào năm 2017, bà Ardern đã cam kết giảm nghèo đói ở trẻ em, xây dựng nhiều nhà ở xã hội và giải quyết bất bình đẳng về thu nhập.
Tuy nhiên theo số liệu mới nhất của chính phủ New Zealand, “không có thay đổi đáng kể” về số lượng trẻ em sống trong cảnh khó khăn về vật chất, mục tiêu xây dựng 100.000 căn nhà giá rẻ trong thập kỷ tới của bà cũng bị loại bỏ vì “quá tham vọng” và bất bình đẳng về thu nhập ở quốc gia Thái Bình Dương này vẫn còn phổ biến, thậm chí còn có xu hướng gia tăng do hậu quả của đại dịch.
Giáo sư Curtin chỉ ra rằng các yếu tố khác góp phần khiến cho chính phủ New Zealand không thể thực hiện nhiều lời hứa trong chiến dịch tranh cử của mình là do cấp bộ trưởng thiếu kinh nghiệm và nhiều thách thức trong việc cân bằng các ưu tiên của một liên minh rộng lớn.
Mặc dù các cử tri New Zealand có thể tha thứ cho mối bận tâm của chính phủ về đại dịch trong thời gian qua, nhưng “những lời bào chữa đó sẽ không tồn tại trong ba năm nữa”.
Nobel Hòa bình 2020 - phút hy vọng hiếm hoi giữa đại dịch
Sau một năm xung đột, chia rẽ, bất ổn kinh tế và đại dịch, giải Nobel Hòa bình 2020 được cho sẽ là một khoảnh khắc hy vọng hiếm hoi.
Người chiến thắng Nobel Hòa bình 2020 sẽ lộ diện vào ngày 9/10, khép lại một tuần công bố các giải thưởng Nobel trong loạt lĩnh vực Y sinh, Vật lý, Hóa học, Văn học. Sự kiện năm nay bị thu hẹp quy mô do Covid-19 nhưng vẫn thu hút sự quan tâm rộng rãi trên toàn thế giới.
"Năm nay tôi ít chắc chắn người nào sẽ chiến thắng hơn trước", Dan Smith, giám đốc Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, cho hay.
Có 318 ứng viên cho giải Nobel Hòa bình 2020, gồm 211 cá nhân và 107 tổ chức, nhưng theo truyền thống 50 năm qua, tên của họ được Ủy ban Nobel Na Uy giữ kín. Dù vậy, các chuyên gia cho rằng hội đồng thẩm định hiểu rõ được ý nghĩa quan trọng của giải thưởng năm nay hơn mọi năm.
"Tôi nghĩ họ rất muốn gửi đi một thông điệp với giải thưởng này", ông Smith nói. "Trên hết, họ phải cố gắng gửi đi một thông điệp của hy vọng và niềm tin rằng mọi thứ có thể tốt lên".
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại một hội nghị ở Geneva, Thuỵ Sĩ, ngày 9/3. Ảnh: AP.
Những cái tên hàng đầu cho giải thưởng năm nay được định hình phần lớn bởi những sự kiện của một năm biến động khác thường. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đứng đầu trong danh sách dự đoán sau 10 tháng ứng phó với đại dịch Covid-19 và phong trào Black Lives Matter cũng được một số người nghĩ tới khi thúc đẩy các vấn đề phân biệt chủng tộc và sự tàn bạo của cảnh sát Mỹ thành vấn đề toàn cầu.
Ở một số góc độ, lựa chọn nào trong số trên cũng sẽ bị hiểu như một lựa chọn chính trị. WHO bị chỉ trích gay gắt về cách xử lý Covid-19, chủ yếu là bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump, dù tổ chức này được phần lớn lãnh đạo thế giới bảo vệ mạnh mẽ.
Tuy nhiên, các chuyên gia về Nobel tin rằng WHO khó có khả năng đạt giải.
"Tôi khá nghi ngờ, chủ yếu vì những lời chỉ trích chống lại WHO, dù tôi nghĩ rằng nó bị thổi phồng quá mức", Henrik Urdal, Giám đốc Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo (PRIO), cho hay. "Hội đồng xét xử vẫn bất đồng khi nhắc đến cách WHO xử lý đại dịch".
Ủy ban Nobel thường nhìn xa hơn những ứng cử viên dễ thấy nhất trong vòng quay tin tức của năm và thay vào đó lựa chọn làm nổi bật những người hoặc tổ chức đã cống hiến nhiều năm và có thể chưa được nâng tầm thành tiêu điểm toàn cầu.
Đây là điều khiến việc dự đoán người chiến thắng trở nên khó. Tuy nhiên, PRIO vẫn đưa ra dự đoán và danh sách 5 ứng viên tiềm năng nhất chính xác trong hai năm qua.
Urdal hy vọng cuộc chiến cho quyền tự do báo chí sẽ được ghi nhận. Ông cho rằng các cuộc tấn công đối với quyền tự do báo chí ngày càng tăng trong những năm gần đây, trong đó các nhà lãnh đạo đưa ra những lời lẽ quá khích và quyền của các nhà báo bị loại bỏ ở nhiều quốc gia. Việc lựa chọn một tổ chức hoặc cá nhân báo chí đạt giải cũng sẽ dẫn đến mối quan tâm rộng rãi hơn về thông tin sai lệch và tin tức giả mạo.
Ủy ban Bảo vệ Các nhà báo (CPJ) đứng đầu trong danh sách dự đoán của ông Urdal, nhưng ông cũng nhấn mạnh tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) là một ứng viên tiềm năng. Một nhà báo cũng có thể đạt giải Nobel Hòa bình.
Từ khi trao giải Nobel Hòa bình đầu tiên năm 1901 cho người đồng sáng lập Hội Chữ thập đỏ Henry Dunant và nhà hòa bình Frédéric Passy, Ủy ban Nobel Na Uy đã nổi tiếng là bí ẩn trong quá trình lựa chọn của mình.
Năm nay, các chuyên gia tin rằng cuộc cách mạng ở Sudan lật đổ Tổng thống Omar al-Bashir cũng có thể đạt giải, trong khi Các lượng lượng vì Tự do và Thay đổi (FFC) và nhà hoạt động trẻ Alaa Salah được ông Urdal đề cao.
Alexei Navalny, lãnh đạo phe đối lập Nga, người được cho là bị đầu độc suýt chết hồi tháng 8, được một số nhà quan sát Nobel đề cử. Ông Smith tin rằng một tổ chức toàn cầu sẽ được vinh danh, nhấn mạnh vai trò của các tổ chức trong việc gìn giữ hòa bình giữa thời kỳ bất ổn. Ông cũng dự đoán Liên Hợp Quốc có thể chiến thắng nhân 75 năm thành lập tổ chức.
Nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển Greta Thunberg từng được xem là một đối thủ đáng gờm cho giải Nobel Hòa bình năm ngoái. Tuy nhiên, tổ chức của cô bé gây tranh cãi trong các nhà thẩm định và liệu một nhà hoạt động môi trường có được vinh danh năm nay không phụ thuộc vào việc Ủy ban Nobel Na Uy định nghĩa chính xác thế nào là "hòa bình".
"Có những người hoài nghi về mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và tình trạng mất an ninh. Tôi không phải là một trong số đó, tôi nghĩ có bằng chứng rõ ràng giữa biến đổi khí hậu và an ninh", ông Smith nói.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern trong cuộc họp báo về Covid-19 ở thành phố Wellington hôm 20/5. Ảnh: AFP.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern từng được đánh giá là ứng viên tiềm năng vào năm ngoái và việc quốc gia của bà kiểm soát thành công Covid-19 có thể sẽ giúp bà tiếp tục là một lựa chọn sáng giá cho giải thưởng năm nay. Tuy nhiên, việc bà ít tham gia vào các hiệp ước lớn toàn cầu sẽ khiến bà khác biệt với hầu hết các nhà lãnh đạo khi nhận giải thưởng này.
Tổng thống Trump, người đang điều trị Covid-19 tại Nhà Trắng, cũng có liên quan đến giải thưởng. Ông đã nhận được ba đề cử Nobel Hòa bình vì các nỗ lực thúc đẩy đàm phán hòa bình giữa Serbia và Kosovo, làm tốt vai trò trung gian trong hiệp ước giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Tuy nhiên, ông Urdal nhấn mạnh rằng được đề cử không có nghĩa đó là một ứng viên xứng đáng.
"Bất kỳ ai đáp ứng tiêu chí đều có thể được người khác đề cử và bất kỳ Tổng thống Mỹ nào cũng có thể được đề cử".
"Tôi sẽ nói rằng Donald Trump hoàn toàn không phải một ứng viên", ông Smith đồng tình.
Lễ trao giải Nobel Hòa bình sẽ được tổ chức vào ngày 10/12, ngày mất của người sáng lập giải thưởng Alfred Nobel, tại Đại học Oslo với khoảng 100 khách mời, thay vì Tòa thị chính Oslo rộng hơn như truyền thống 30 năm qua. Người chiến thắng sẽ được nhận một huy chương, một giấy chứng nhận cùng 10 triệu crown Thụy Điển (1,1 triệu USD).
Năm ngoái, Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed là người giành giải Nobel Hòa bình vì những đóng góp trong chấm dứt xung đột với nước láng giềng Eritrea.
Thủ tướng New Zealand thừa nhận từng dùng cần sa Thủ tướng New Zealand Ardern thú nhận từng sử dụng cần sa trong phiên tranh luận với lãnh đạo đảng Quốc gia đối lập Collins. Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern và lãnh đạo đảng Quốc gia Judith Collins đã tham gia phiên tranh luận thứ hai kéo dài một tiếng rưỡi ở Auckland hôm 30/9, trước thềm cuộc tổng tuyển cử 17/10....