Thủ tướng New Zealand nêu vấn đề Biển Đông trong chuyến thăm Trung Quốc
Thủ tướng New Zealand tuyên bố sẽ đề cập đến vấn đề Biển Đông trong các cuộc gặp với lãnh đạo Trung Quốc dù báo chí nước này đã khuyến cáo đó là điều không nên
Thủ tướng New Zealand John Key ngày 18/4 đã đến Bắc Kinh, bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc 5 ngày. Tháp tùng ông John Key có 2 bộ trưởng và một phái đoàn gồm 40 lãnh đạo doanh nghiệp.
Ngay trước khi đặt chân đến Bắc Kinh, một số phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc như tờ “Thời báo Hoàn cầu” và hãng tin Tân hoa đã có những bài viết với nội dung Chính phủ Trung Quốc không muốn New Zeland “nhúng tay vào vấn đề tranh chấp” ở Biển Đông hay “ông John Key không nên chỉ trích Trung Quốc về vấn đề này mà chỉ nên tập trung vào các vấn đề kinh tế trong chuyến thăm”.
Thủ tướng New Zealand John Key
Tuy nhiên, bác bỏ những nội dung này, ông John Key khẳng định sẽ nêu rõ quan điểm của New Zealand về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông trong các cuộc hội đàm với giới lãnh đạo Trung Quốc. Ông John Key nói: “Quan điểm của New Zealand về vấn đề Biển Đông không thay đổi, chúng tôi ủng hộ một giải pháp thông qua đàm phán hòa bình cho các tranh chấp ở một trong những tuyến đường biển quan trọng của thế giới này”.
Video đang HOT
Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh không nên xem các cuộc tập trận trong khu vực mà quân đội New Zealand sẽ tham gia trong những tuần tới với một số nước là nhằm chống Bắc Kinh.
Theo TTXVN
Báo cáo gửi Quốc hội Mỹ về vấn đề Biển Đông
Báo cáo về hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông được soạn thảo cho Ủy ban đánh giá an ninh kinh tế MỹTrung thuộc Quốc hội Mỹ.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ dẫn một phúc trình vừa đệ trình lên Quốc hội Mỹ cho biết, hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông có thể đã hủy hoại các rạn san hô, phá vỡ nguồn cá tại khu vực phụ thuộc rất nhiều vào thủy sản, đồng thời vi phạm luật quốc tế về bảo vệ môi trường.
Tàu nạo vét của Trung Quốc tổ chức nạo vét, bồi đắp trái phép trên Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Báo cáo ngày 12/4 soạn thảo cho Ủy ban đánh giá an ninh kinh tế Mỹ-Trung nêu rõ, các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông đặc biệt đáng quan ngại do quy mô và tốc độ của nó, do tính đa dạng sinh học trong vùng, và do tầm quan trọng của quần đảo Trường Sa đối với môi trường sinh thái tại khu vực.
Phúc trình cho hay từ cuối năm 2013 tới tháng 10/2015, Trung Quốc đã bồi đắp khoảng 3.000 mẫu Anh (hơn 12 km2) đất đai trên 7 thực thể địa lý mà Bắc Kinh chiếm đóng trái phép ở Trường Sa (thuộc Việt Nam). Trung Quốc đã đắp đất cát lên khoảng 13 km2 diện tích các bãi đá, phá hủy các rạn san hô bên dưới.
Cũng theo phúc trình này, các tàu hút bùn của Bắc Kinh khuấy động bùn cát, gây tổn hại các mô san hô và ngăn cản ánh sáng Mặt trời, nguồn sống của các rạn san hô hình thành nên bãi đá. Cát và sỏi đá do Trung Quốc bồi đắp còn làm cá chết hoặc xua đuổi các sinh vật biển ra khỏi các rạn san hô, gây tổn thương môi trường sống lành mạnh của các loài thủy sản tại các khu vực ven biển.
Trước đó, giới chức Trung Quốc từng ngang ngược và ngụy biện tuyên bố dự án xây dựng đảo đã qua đánh giá khoa học và coi trọng việc bảo vệ môi trường không thua gì tầm quan trọng của các công trình thi công.
Tuy nhiên, Ủy ban đánh giá an ninh kinh tế Mỹ-Trung tố cáo Trung Quốc không công bố đầy đủ thông tin về việc đánh giá tác động môi trường của các kế hoạch bồi đắp đảo nhân tạo trái phép.
Báo cáo trên đã cho thấy sự quan tâm của Quốc hội Mỹ đối với vấn đề Biển Đông cũng như những hành động leo thang căng thẳng của Trung Quốc tại khu vực biển đang tranh chấp này.
Vào thời điểm này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đang có chuyến thăm châu Á, trong đó điểm đến quan trọng là Ấn Độ và Philippines. Phát biểu trước khi lên đường tới châu Á, Bộ trưởng Carter nói: "Hầu hết các quốc gia đều đề nghị chúng tôi có thêm các biện pháp, cả song phương và đa phương, với Trung Quốc". Ông cho biết, nhiều quốc gia đã hướng tới Mỹ để đề nghị hỗ trợ nhằm duy trì các nguyên tắc, luật lệ giúp khu vực tiếp tục phát triển.
Bộ trưởng Carter đã không lựa chọn điểm dừng chân ở Trung Quốc trong chuyến công du châu Á lần này, dù trước đó ông đã nhận lời mời của Bắc Kinh. Quyết định "bỏ qua" Trung Quốc được đưa ra chỉ mới vài tuần trước và nó cho thấy căng thẳng tồn tại giữa Bắc Kinh và Washington liên quan tới vấn đề Biển Đông.
Đáng lưu ý, ngay trước hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức tại Nhật Bản, bất chấp phản đối của Trung Quốc, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định, diễn biến trên Biển Đông rất quan trọng đối với an ninh và sự ổn định tại khu vực châu Á. Vì vậy, Mỹ cùng các đối tác cần thảo luận vấn đề Biển Đông cũng như các vấn đề an ninh chủ chốt khác tại Hội nghị thượng đỉnh G7.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Nga đang tự đắc hay hờn dỗi? Nga bị loại khỏi G8 và nay cho rằng G7 không có ảnh hưởng tới đời sống chính trị quốc tế, cũng như không phải là nơi bàn về vấn đề Ukraine. Lời nói phũ phàng Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 12/4 cho rằng nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G-7) không ảnh hưởng tới tình hình...