Thủ tướng New Zealand loại trừ khả năng phong tỏa
Theo phóng viên TTXVN tại châu Đại dương, ngày 20/1, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cảnh báo số ca mắc COVID-19 ở nước này trong năm nay có thể ở mức “chưa từng thấy” do sự lây lan của biến thể Omicron.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Wellington, New Zealand. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong bài phát biểu đầu năm 2022, nhà lãnh đạo New Zealand khẳng định chính phủ nước này đã và đang chuẩn bị cho đợt bùng phát do Omicron trong cộng đồng. Tuy nhiên, đây sẽ là một cuộc chiến với nhiều thách thức do biến thể Omicron thay đổi không ngừng.
Theo Thủ tướng Ardern, New Zealand sẽ siết chặt các biện pháp hạn chế trên toàn quốc nếu có lây nhiễm biến thể Omicron trong cộng đồng. Tuy nhiên, bà loại trừ khả năng nước này áp đặt phong tỏa. Nhà lãnh đạo New Zealand cho biết trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi có ca nhiễm Omicron trong cộng đồng, nước này sẽ áp đặt tín hiệu “đèn đỏ”. Điều này đồng nghĩa với việc đeo khẩu trang là quy định bắt buộc và hạn chế số người được phép tụ tập.
Tính đến nay, khoảng 93% dân số từ 12 tuổi trở lên của New Zealand đã tiêm đủ liều cơ bản và khoảng 20% đã tiêm mũi tăng cường.
Cũng trong bài phát biểu, Thủ tướng Ardern nêu rõ bên cạnh việc đối phó với những thách thức do đại dịch gây ra, trong năm mới, chính quyền của bà sẽ nỗ lực giữ nền kinh tế ổn định, thúc đẩy cải cách y tế, giúp trẻ em thoát khỏi cảnh đói nghèo, giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu và sức khỏe tâm thần, cũng như thúc đẩy kế hoạch mở cửa lại biên giới quốc gia. Về quan hệ đối ngoại, bà Ardern cho biết New Zealand sẽ tập trung mở rộng các thỏa thuận thương mại, trọng tâm là đàm phán về một thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu (EU).
Video đang HOT
* Trong bối cảnh một số trường trung học cơ sở và phổ thông ở Hong Kong (Trung Quốc) ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 là giáo viên và học sinh, ngày 20/1, chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong quyết định tạm đóng cửa các trường học, chuyển sang hình thức dạy học trực tuyến cho đến sau Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, với học sinh lớp 12, các trường có thể linh hoạt bố trí.
Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, đặc khu này đã tạm đóng cửa các trường mẫu giáo và tiểu học từ ngày 11/1 và chuyển sang học trực tuyến cho đến sau Tết Nguyên đán. Chính quyền Hong Kong cũng đã gia hạn lệnh cấm ăn uống tại nhà hàng sau 18h00 và đóng cửa các địa điểm, trong đó có phòng tập thể dục, rạp chiếu phim và thẩm mỹ viện cho đến ngày 3/2.
Thống kê cho thấy tỷ lệ người dân đặc khu tiêm đủ liều cơ bản vaccine là 70,3%.
Hội chứng 'trống trải tột cùng' của phụ huynh sau phong tỏa
Vốn quen sống sáu người trong một căn nhà nhỏ suốt kỳ phong tỏa, Tascha Oldland trải qua sự trống trải khủng khiếp khi hai đứa con lớn nhập học từ tháng 9.
"Lúc mới lockdown rất khó chịu: sau vài năm, sáu người chúng tôi mới lại sống chung dưới một mái nhà. Nhưng sau vài tháng, mọi thứ dần ổn định. Dù khá căng thẳng với mọi thứ đang diễn ra nhưng tôi thấy khá là may mắn khi có thêm khoảng thời gian ở bên hai đứa con lớn. Và cái giá phải trả cho điều đó là cảm giác trống trải tận cùng khi chúng rời đi", Tascha nói.
Các phụ huynh Anh đang đối mặt với "hội chứng trống trải" sau thời gian sum vầy gia đình nhờ các lệnh phong tỏa. Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Unite Students với 1.000 phụ huynh có con vào năm nhất đại học cho thấy "empty nest syndrome" (hội chứng trống trải, buồn bã khi con cái rời nhà đi) ảnh hưởng nặng nề tới các bậc phụ huynh trong năm nay. 93% người được khảo sát tin rằng việc gần gũi con cái trong suốt đợt giãn cách khiến hội chứng này càng tác động tồi tệ hơn. 98% phụ huynh có con vào năm nhất đại học trong mùa thu này cho biết họ phải trải qua "nỗi buồn tột cùng".
Sáu thành viên trong gia đình Tascha. Ảnh: Tascha Oldland
Tuy nhiên, nỗi buồn của các phụ huynh được giải toả phần nào nhờ niềm an ủi rằng con của họ trúng tuyển đại học, bất chấp những khó khăn trong học tập do đại dịch gây ra.
Bonnie đã phải vật lộn để hỗ trợ con trai khi cả nhà nghĩ cậu không thể vào trường Y sau khi các kỳ thi liên quan như A-level bị huỷ bỏ trong thời gian giãn cách. Thậm chí, có trường đã gửi email thông báo cậu không trúng tuyển. Thế nhưng may mắn, con trai Bonnie vẫn nhận được một lời đề nghị học Y.
"Đó là khoảnh khắc đáng kinh ngạc", cô nói. Sự cố gắng của con và khoảnh khắc đó khiến Bonnie, bà mẹ đơn thân luôn nghĩ mình sẽ mắc hội chứng "empty nest" trở nên hạnh phúc.
"Ngôi nhà của tôi bây giờ rất trống vắng và tôi cũng đang phải đối mặt với nỗi buồn. Nhưng thật ngạc nhiên, tôi lại không cảm giác buồn quá khi con trai lên đường đi học. Tôi vui khi thấy con đã lớn khôn rất nhiều", Bonnie chia sẻ, hy vọng con trai vượt qua những khó khăn khi ở ngoài vòng tay bố mẹ.
Một ông bố giúp con gái chuyển đến ký túc xá Đại học Aberystwyth. Ảnh: Keith Morris News / Alamy
TS Dominique Thompson, chuyên gia về hội chứng "empty nest", đồng tác giả cuốn "How to grow a grown up", cho biết hội chứng "empty nest" có thể khiến người mắc cảm thấy như mất hồn và có vẻ như các bậc cha mẹ thực sự cảm nhận rõ rệt hơn điều này trong năm nay do đại dịch.
Thế nhưng, Elaine, nhà quản lý dự án ở Ireland, lại thấy niềm vui là cảm xúc lớn nhất mà cô có được khi con trai vào đại học hồi tháng 9. "Tôi rất yêu con trai và chúng tôi có mối quan hệ tốt đẹp. Nhưng rõ ràng con đã sẵn sàng để đi học xa nhà. Tôi còn vui vì đã có lúc tôi lo lắng rằng trải nghiệm đầu tiên ở bậc đại học của con là ngồi trong phòng ngủ tại nhà để học trực tuyến và không được gặp gỡ bất kỳ ai", Elaine nói. Cô cho rằng mình sẽ buồn hơn rất nhiều nếu con không thể đến trường nghe các bài giảng trực tiếp và gặp gỡ, giao lưu với những người bạn mới.
Arti Rose, một công chức sống ở Warwickshire, cũng cho biết nỗi buồn khi chứng kiến cậu con trai 18 tuổi rời nhà đi học Luật tại Đại học Exeter không phải là cảm xúc bao trùm. Dù thấy sự trống vắng trong nhà, Arti Rose luôn tự nhắc nhở bản thân về sự may mắn khi con đã cố gắng rất nhiều và đạt được điều mong ước. Cô tự hào về con.
Nhiều phụ huynh khác nhận thấy cảm giác trống vắng của họ giảm đáng kể khi nhớ lại những ký ức trong đại dịch. Umoja, bà mẹ có cặp song sinh rời nhà đến trường đại học vào tháng 9, tự "thoát ly" nỗi buồn khi cho rằng đại dịch đã giúp cô có thêm thời gian bên các con.
Mỹ: Triển khai cứu hộ sau trận lũ quét tại bang Alabama Cuối ngày 6/10, lực lượng chức năng đã tiến hành các hoạt động cứu hộ, trong khi nhiều tuyến đường tạm thời bị phong tỏa tại một số địa điểm gần thành phố Birmingham, thuộc bang Alabama, miền Đông Nam nước Mỹ, sau khi mưa lớn gây ngập lụt nhiều khu vực ở bang này. Cơ quan Thời tiết quốc gia Mỹ (NWS)...