Thủ tướng Netanyahu tuyên bố Israel đang ‘thay đổi bộ mặt Trung Đông’
Trong buổi họp báo ngày 9/12, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố một chương mới đã mở ra tại Trung Đông sau khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ tại Syria.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: IRNA/TTXVN
Tờ Times of Israel đưa tin, phát biểu trước các phóng viên tại Jerusalem ngày 9/12, Thủ tướng Netanyahu tự nhận rằng Israel đã từng bước đánh bại các kẻ thù trong cuộc chiến sinh tồn.
Ông Netanyahu đồng thời khẳng định rằng ngày nay, mọi người đều hiểu về “tầm quan trọng của Israel hiện diện tại Cao nguyên Golan”. Ông đồng thời cảm ơn Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vì đã “công nhận chủ quyền” của Israel tại Cao nguyên Golan năm 2019.
Thủ tướng Netanyahu nhấn mạnh: “Cao nguyên Golan sẽ mãi là một phần không thể tách rời của nhà nước Israel”.
Video đang HOT
Ông Netanyahu nói: “Chúng tôi đang thay đổi bộ mặt của Trung Đông. Nhà nước Israel đang khẳng định vị thế là một trung tâm quyền lực trong khu vực, điều chưa từng có trong nhiều thập niên qua. Bất cứ ai hợp tác với chúng tôi sẽ được lợi lớn. Nhưng phía tấn công chúng tôi sẽ tổn thất nặng nề”. Nhà lãnh đạo Israel đồng thời bày tỏ mong muốn thấy một Syria khác, vì lợi ích của cả Israel lẫn người dân Syria.
Ngày 8/12, lực lượng đối lập Syria giành quyền kiểm soát thủ đô Damascus và tuyên bố chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ. Đến ngày 9/12, phe đối lập Syria xác nhận người đứng đầu lực lượng này Abu Mohammed al-Jolani đã gặp Thủ tướng sắp mãn nhiệm Mohammed al-Jalali để thảo luận về việc “chuyển giao quyền lực”.
Đề cập đến các vị trí mới của Lực lượng Phòng vệ Israel ( IDF) trong vùng đệm giữa Israel và Syria ở Cao nguyên Golan, ông Netanyahu cho biết đã chỉ đạo quân đội kiểm soát vùng đệm và các điểm tiếp cận.
Trong khi đó, IDF nhấn mạnh, đây chỉ là động thái tạm thời. Tuy nhiên, họ cũng thừa nhận binh sĩ Israel có thể sẽ tiếp tục hiện diện trên lãnh thổ Syria trong tương lai gần.
Đáng chú ý, ông Netanyahu nhận định cuộc chiến đa mặt trận của Israel thành công nhờ ba yếu tố, sự dũng cảm của các binh sĩ, tính kiên cường của người dân Israel, và quyết tâm của cá nhân ông cùng chính phủ trong đứng vững trước áp lực mạnh mẽ từ cả trong và ngoài nước.
Cao nguyên Golan từng là một phần lãnh thổ của Syria. Năm 1967, Israel chiếm phần lớn diện tích khu vực này trong cuộc Chiến tranh Sáu ngày. Đến năm 1981, Israel sáp nhập Cao nguyên Golan. Cộng đồng quốc kế và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không ghi nhận động thái sáp nhập đơn phương này. Trong khi đó, Syria yêu cầu Israel trả lại lãnh thổ. Syria cố gắng giành lại Cao nguyên Golan trong cuộc chiến Trung Đông năm 1973 nhưng không đạt được mục tiêu. Israel và Syria đã ký hiệp định đình chiến vào năm 1974.
Israel bình luận về cơ hội cuối cùng để ngăn chặn cuộc chiến với Liban
Liên quan đến vụ tấn công Cao nguyên Golan hôm 27/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Israel Oren Marmorstein tuyên bố cách duy nhất để ngăn chặn cuộc chiến tiềm tàng với Liban là phong trào Hezbollah phải rút quân.
Khói bốc lên sau vụ không kích của Israel xuống Shihin, Liban ngày 13/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Quân đội Israel, 12 thanh niên và trẻ em đã thiệt mạng hôm 27/7 tại Cao nguyên Golan do các cuộc pháo kích từ Liban. Israel cho biết đã xác định được khoảng 30 quả rocket bay từ Liban vào lãnh thổ Israel và cáo buộc phong trào Hezbollah gây ra vụ tấn công này.
Tuy nhiên, Hezbollah đã phủ nhận liên quan đến cuộc tấn công trên.
"Cách duy nhất mà thế giới có thể ngăn chặn cuộc chiến toàn diện có thể tàn phá cả Liban là buộc Hezbollah thực hiện Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Thời điểm hiện tại chính là phút chót để thực hiện điều đó bằng biện pháp ngoại giao", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Israel tuyên bố trên mạng xã hội X.
Cuộc tấn công tại Cao nguyên Golan là sự leo thang lớn trong những tháng bất ổn ở khu vực biên giới Israel - Liban. Israel và Hezbollah đã đấu súng ở khu vực biên giới trong gần 10 tháng với mức độ ngày càng dữ dội và thậm chí trước cuộc tấn công hôm 27/7, các lãnh đạo khu vực đã cảnh báo rằng cuộc xung đột đang đạt đến đỉnh điểm.
Các vụ đấu hỏa lực trở nên thường xuyên hơn trong những tuần gần đây và cả Hezbollah lẫn Israel đều nhắm mục tiêu vào những địa điểm ngày càng sâu hơn trong lãnh thổ Liban, Israel.
Căng thẳng gia tăng khi Israel tiêu diệt hai chỉ huy cấp cao của Hezbollah là Sami Taleb Abdullah vào tháng 5 và Muhammed Neamah Naser vào tháng 6. Israel cáo buộc hai nhân vật này chỉ đạo các cuộc tấn công khủng bố trước và sau vụ việc ngày 7/10/2023. Hezbollah đã trả đũa bằng cách bắn hàng trăm tên lửa vào Israel. Tuy nhiên, căng thẳng vẫn chưa leo thang thành một cuộc xung đột toàn diện.
Trước năm 1967, Cao nguyên Golan là một phần của tỉnh Quneitra của Syria, nơi sinh sống chủ yếu của cộng đồng người Arab Druze. Tuy nhiên, 2/3 lãnh thổ chiến lược của cao nguyên này đã bị Israel chiếm giữ trong cuộc Chiến tranh Sáu ngày năm 1967 và Chiến tranh Arab - Israel lần thứ tư năm 1973. Tel Aviv đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với khu vực này vào năm 1981, nhưng Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bác bỏ tuyên bố này, coi Cao nguyên Golan là lãnh thổ Syria bị chiếm đóng.
Israel bác tin lực lượng nước này vượt quá vùng đệm ở Syria Ngày 10/12, người phát ngôn của quân đội Israel đã bác bỏ thông tin cho rằng lực lượng nước này đã xâm nhập vào lãnh thổ Syria vượt quá vùng đệm ngăn cách giữa Syria và Cao nguyên Golan. Xe quân sự Israel được triển khai tới khu vực biên giới với Syria và đang di chuyển vào vùng Quneitra, miền Nam Syria....