Thủ tướng Netanyahu phản ứng khi Mỹ trừng phạt đơn vị của quân đội Israel
Thủ tướng Netanyahu đã yêu cầu Chính phủ Israel hành động chống lại động thái trừng phạt của Mỹ.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phát biểu tại cuộc họp nội các ở Jerusalem. Ảnh: AFP/TTXVN
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã chỉ trích Mỹ về kế hoạch trừng phạt Tiểu đoàn Netzah Yehuda của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), đơn vị trước đây bị cáo buộc “ngược đãi người Palestine”, theo tờ Jerusalem Post (Israel) ngày 21/4.
Trước đó trang mạng Axios hôm 20/4 đưa tin: Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ công bố các biện pháp trừng phạt đối với tiểu đoàn Netzah Yehuda của IDF vì bị cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với người Palestine ở Bờ Tây. Đây sẽ là lần đầu tiên Mỹ thực hiện một động thái như vậy.
Tiểu đoàn này từng là trung tâm của một số cuộc tranh cãi trong quá khứ liên quan đến chủ nghĩa cực đoan cánh hữu và bạo lực chống lại người Palestine. Trong số những vụ việc nổi tiếng là việc ông Omar As’ad, 80 tuổi, người Mỹ gốc Palestine, đã thiệt mạng sau khi ông này bị các binh sĩ của Netzah Yehuda giam giữ, bịt mắt và còng tay ở Bờ Tây.
Trích dẫn các nguồn tin giấu tên của Mỹ, Axios cho biết lệnh trừng phạt bao gồm việc cấm chuyển giao vũ khí của Mỹ cho đơn vị bộ binh cực đoan chính thống và chặn binh lính của họ huấn luyện với lực lượng Mỹ hoặc tham gia bất kỳ hoạt động nào với sự tài trợ của Mỹ, theo Luật Leahy.
Thủ tướng Netanyahu đã ngay lập tức yêu cầu Chính phủ Israel hành động chống lại động thái trừng phạt của Mỹ. “Vào thời điểm mà binh sĩ của chúng ta đang chiến đấu với những ‘kẻ khủng bố’, ý định trừng phạt một đơn vị trong IDF là đỉnh cao của sự vô lý”, ông Netanyahu viết trong một bài đăng trên X vào đêm 20/4.
Ông Netanyahu thông báo: “Trong những tuần gần đây, tôi đã nỗ lực chống lại việc áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với công dân Israel, kể cả trong các cuộc thảo luận của tôi với các quan chức cấp cao của Chính phủ Mỹ”.
Video đang HOT
Theo Thủ tướng Netanyahu, Chính phủ Israel sẽ hành động bằng mọi cách chống lại những động thái này. Tuyên bố trên của Thủ tướng Netanyahu đưa ra chỉ một giờ sau khi ông gửi lời cảm ơn Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật viện trợ quân sự trị giá 23,2 tỷ USD cho Israel.
Hai sự kiện phản ánh hai động thái đồng thời của chính quyền của Tổng thống Biden. Vào tối 20/4, trang tin Walla ở Israel đưa tin rằng Mỹ dự kiến sẽ xử phạt Tiểu đoàn Netzah Yehuda, phần lớn gồm các binh sĩ Haredi, đã phục vụ nhiều năm ở Bờ Tây nhưng đang được triển khai ở Gaza sau vụ tấn công của Hamas ngày 7/10 năm ngoái.
Bộ trưởng Nội các Chiến tranh Israel Benny Gantz (cựu Bộ trưởng Quốc phòng và Tham mưu trưởng IDF), đã bình luận rằng “Tiểu đoàn Netzah Yehuda là một bộ phận không thể tách rời của Lực lượng Phòng vệ Israel. Đơn vị này tuân theo luật quân sự và chịu trách nhiệm hoạt động tuân thủ đầy đủ luật pháp quốc tế.
Ông Gantz lưu ý thêm: “Quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một đơn vị IDF và binh lính của họ đặt ra một tiền lệ nguy hiểm và truyền tải thông điệp sai lầm tới những kẻ thù chung của chúng tôi trong thời chiến”.
Quân đội Israel cam kết đáp trả cuộc tấn công chưa từng có của Iran
Trong khi các các đồng minh kêu gọi kiềm chế để tránh leo thang xung đột ở Trung Đông, Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi tuyên bố nước này sẽ đáp trả cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) của Iran tối 13/4.
Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi phát biểu tại ăn cứ không quân Nevatim ở miền Nam Israel hôm 15/4/2024. Ảnh cắt từ clip của IDF/Reuters
Hãng tin AP cho biết ngày 15/4, Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã tới thăm căn cứ không quân Nevatim ở miền Nam Israel, nơi đã hứng chịu một số thiệt hại nhỏ trong cuộc tấn công của Iran vào tối 13/4.
Tại đây, Trung tướng Halevi cho biết Israel vẫn đang xem xét các bước đi của mình. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái tấn công của Iran "sẽ bị đáp trả", Israel sẽ chọn phản ứng phù hợp.
Trong một diễn biến liên quan, hãng tin Reuters dẫn nguồn tin chính phủ Israel cho biết Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã triệu tập nội các chiến tranh lần thứ hai trong vòng chưa đầy 24 giờ để cân nhắc cách phản ứng trước cuộc tấn công trực tiếp chưa từng có của Iran vào Israel.
Tối 13/4, Iran đã phát động một cuộc tấn công đầu tiên trong lịch sử từ lãnh thổ của mình nhằm vào Israel với sự tham gia của hơn 300 máy bay không người lái và tên lửa hành trình.
Theo phía Israel, 99% trong số vũ khí được Iran sử dụng trong cuộc tấn công đã bị Israel bắn hạ với sự trợ giúp của Mỹ, Anh, Jordan và cuộc tấn công chỉ gây thiệt hại khiêm tốn ở Israel, khiến một bé gái 7 tuổi bị thương, gây ra một hố sâu tại căn cứ không quân Nevatim ở miền Nam Israel và làm hư hỏng một con đường ở Hermon.
Giới chức Iran tuyên bố nước này phát động cuộc tấn công tối 13/4 là nhằm trả đũa cuộc không kích phá huỷ toà nhà lãnh sự trong Đại sứ quán Iran tại thủ đô Damascus của Syria hôm 1/4, sát hại 7 sĩ quan Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, trong đó có hai chỉ huy cấp cao - hành động mà Tehran cáo buộc do Israel thực hiện, nhưng tới nay Tel Aviv không thừa nhận cũng không phủ nhận.
Cuộc tấn công vô tiền khoáng hậu của Iran tối 13/4 làm gia tăng lo ngại về một cuộc chiến công khai giữa nước này và Israel, sau đó diễn biến thành chiến tranh khu vực.
Cảnh giác trước những mối nguy hiểm, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu rằng Washington sẽ không tham gia vào bất kỳ hành động trả đũa nào của Israel nhằm vào Iran.
Một quan chức Nhà Trắng thuật lại với trang Axios rằng trong cuộc điện đàm với ông Netanyahu ngày 14/4, Tổng thống Biden nói rằng nỗ lực phòng thủ chung của Mỹ cùng các nước khác trong khu vực đã khiến cuộc tấn công của Iran gặp thất bại.
Ông Biden nhấn mạnh: "Các bạn đã có một chiến thắng. Hãy chấp nhận chiến thắng đó đi", đồng thời nói rõ rằng Mỹ sẽ không tham gia bất kỳ chiến dịch tấn công nào của Israel nhằm đáp trả Iran và cũng không ủng hộ việc đó.
Theo nguồn tin nêu trên, đáp lại, Thủ tướng Netanyahu nói ông hiểu điều này.
Tiết lộ của quan chức Nhà Trắng với trang Axios về việc Tổng thống Mỹ Joe Biden nói Israel tránh phản công Iran. Ảnh chụp màn hình
Sau đó vào hôm 15/4, người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng, ông John Kirby cũng tuyên bố trong một cuộc họp báo ngắn rằng Mỹ "không muốn chứng kiến một cuộc chiến tranh với Iran" cũng như "không muốn chứng kiến một cuộc xung đột khu vực".
Trong quan điểm tương đồng với Washington, nhiều đồng minh, đối tác khác của Israel cũng lên tiếng kêu gọi Tel Aviv kiềm chế.
Cao uỷ phụ trách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell, nói với đài phát thanh Tây Ban Nha Onda Cero: "Chúng ta đang ở rìa vách đá và chúng ta phải tránh xa nó", "Chúng ta phải đạp phanh và cài số lùi".
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Ngoại trưởng Anh David Cameron cũng đưa ra lời kêu gọi tương tự.
Các nước gồm Pháp, Bỉ và Đức đã triệu tập đại sứ Iran. Bộ Ngoại giao Pháp cho biết Pháp đang làm việc với các đối tác để giảm leo thang tình hình.
Về phần mình, Nga đã hạn chế chỉ trích công khai Iran về các cuộc tấn công nhưng bày tỏ lo ngại về nguy cơ leo thang và cũng kêu gọi kiềm chế.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: "Việc leo thang hơn nữa không có lợi cho bên nào".
Cuộc rút quân đáng kinh ngạc của Israel ở Gaza: Áp lực từ Mỹ hay sự thay đổi chiến lược? Giờ đây, Israel sẽ cần một chiến lược mới hoặc có những nhượng bộ lớn hơn với Hamas để giải thoát nhiều con tin hơn. Binh sĩ Israel di chuyển gần biên giới với Dải Gaza ngày 12/3/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Theo bình luận của tờ Jerusalem Post ngày 8/4, "kinh ngạc" là từ duy nhất thích hợp cho quyết định rút quân khỏi...