Thủ tướng Na Uy nhảy động viên người dân giữa Covid-19
Thủ tướng Erna Solberg cùng các bộ trưởng nhảy theo một bài hát thiếu nhi mừng quốc khánh Na Uy để giúp dân chúng “vui cười” giữa phong tỏa.
Nữ Thủ tướng Solberg cùng các bộ trưởng trong chính phủ Na Uy vẫy tay, lắc hông và vẫy cờ khi biểu diễn điệu nhảy, một số tỏ ra rất hào hứng. Các “vũ công” đứng cách xa nhau để tuân thủ quy định cách biệt cộng đồng ngăn nCoV và làm gương cho dân chúng. Video dự kiến được phát trên kênh NRK nhân Quốc khánh Na Uy 17/5.
Một bộ trưởng nói nhảy múa là thói quen và truyền thống của người Viking từng sống tại khu vực bán đảo Scandinavia, trong đó có Na Uy. “Điều này khá vui và tuyệt vời. Chúng tôi trông hơi ngớ ngẩn một xíu nên người dân có thể cười chúng tôi một chút. Tôi nghĩa điều đó rất tốt”, Thủ tướng Solberg nói sau khi tham gia nhảy cùng các bộ trưởng.
Thủ tướng Na Uy Erna Solberg (đứng giữa, hàng đầu) nhảy múa cùng các bộ trưởng ngày 14/5. Video: Reuters.
Điệu nhảy của Thủ tướng Solberg cùng các bộ trưởng được nhiều người ủng hộ. “Những đứa trẻ nghĩ nó thật tuyệt vời, tôi cũng thế”, một người Na Uy viết trên Twitter. Tuy nhiên, số khác phản đối hành động của bà Solberg cùng các thành viên trong chính phủ, cho rằng điệu nhảy là “nỗi xấu hổ khủng khiếp” và tổ tiên Viking của họ sẽ phật lòng.
Na Uy ghi nhận 8.219 ca nhiễm nCoV, trong đó 232 người chết. Quốc gia Bắc Âu này đã ban hành các biện pháp phong tỏa để ngăn dịch bệnh, cấm các hoạt động tụ họp đông người và hủy các sự kiện lớn cho tới giữa tháng 6. Các sự kiện và lễ diễu hành nhân ngày quốc khánh cũng đã bị hủy.
Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc vào tháng 12/2019, xuất hiện tại hơn 210 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 4,6 triệu ca nhiễm nCoV, gần 309.000 người chết và gần 1,8 triệu người đã hồi phục.
Châu Âu thận trọng dỡ bỏ phong tỏa, bài học từ Trung Quốc và Hàn Quốc
Chỉ một phần Tây Ban Nha được dỡ bỏ phong tỏa, Chính phủ Anh ngày 11/5 cũng bắt đầu nới lỏng một số hạn chế một cách thận trọng.
Vui mừng xen lẫn e ngại là tâm trạng chung của nhiều người dân Pháp và Tây Ban Nha trong ngày 10/5, ngày cuối cùng trước khi lệnh phong tỏa do đại dịch Covid-19 được dỡ bỏ. Đối với họ, dỡ bỏ phong tỏa không đồng nghĩa với sự kết thúc của cuộc chiến chống lại dịch bệnh tới nay đã cướp đi sinh mạng của gần 280.000 người trên toàn thế giới.
Sau 2 tháng chờ đợi, Pháp và một phần Tây Ban Nha, những nước trong số các quốc gia chịu tác động mạnh nhất của dịch Covid-19 bắt đầu từ ngày 11/5 phần nào có thể quay lại cuộc sống thường nhật, giống như người dân Trung Quốc, Italia hay Đức.
"Đó là sự khởi đầu. Tình hình đã sáng sủa hơn một chút so với vài ngày trước. Những đó không phải là một trò đùa, cuộc chiến vẫn còn lâu dài. Nếu mọi người càng cẩn thận bao nhiêu, chúng ta sẽ thoát ra khỏi tình cảnh này càng sớm bấy nhiêu. Nhưng tôi vẫn lạc quan. Mọi thứ sẽ dần trở lại bình thường" - một người dân tại Thủ đô Paris, Pháp chia sẻ.
Cư dân tại một viện dưỡng lão ở Oslo, Na Uy ra đường vui chơi. (Ảnh: AFP)
Gần 5 tháng sau khi xuất hiện trường hợp mắc bệnh đầu tiên tại Trung Quốc đại lục hồi cuối năm 2019, đại dịch Covid-19 đã khiến hơn 1 nửa người dân toàn cầu phải cách ly tự nguyện hoặc bắt buộc, đẩy nền kinh tế thế giới trước những thách thức chưa từng có. Tuy nhiên, nguy cơ về một làn sóng lây nhiễm thứ 2, thậm chí là thứ 3 vẫn là điều khiến Tổ chức Y tế thế giới (WHO) không khỏi lo ngại. Thành phố Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc, nơi dịch bệnh bùng phát lần đầu tiên ngày 10/5 ghi nhận trường hợp mắc mới đầu tiên sau hơn 1 tháng dỡ bỏ phong tỏa.
Tại Hàn Quốc, nơi dịch bệnh từng được xem là đã nằm dưới tầm kiểm soát, Thủ đô Seoul cùng ngày ra lệnh đóng cửa toàn bộ các quán ba và câu lạc bộ đêm sau khi xuất hiện một "ổ dịch" mới. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in mới đây cảnh báo, "ổ dịch" mới là một lời nhắc nhở rằng, loại tình huống này có thể phát sinh bất cứ khi nào.
"Cụm lây nhiễm xảy ra gần đây cho thấy, ngay cả trong giai đoạn ổn định, dịch vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào trong một không gian kín, đông đúc. Chúng ta không bao giờ được phép hạ thấp cảnh báo về phòng, chống dịch bệnh" - Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nói.
Không đâu xa, quốc gia láng giềng Đức cũng vừa chứng kiến mốc 50 ca mắc mới trên 100.000 người dân bị phá vỡ tại 3 khu vực. Ngay tại Pháp, nơi các trường học chuẩn bị mở cửa trở lại, 2 ổ dịch mới vừa được phát hiện tại miền Trung đất nước, trong đó 1 ổ dịch là sau một cuộc họp chuẩn bị cho ngày trở lại trường của học sinh.
Nhằm kiềm chế nguy cơ lây nhiễm, chỉ một phần Tây Ban Nha được dỡ bỏ phong tỏa. Nhiều thành phố lớn, như Madrid hay Barcelona vẫn phải thực hiện các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt. Chính phủ Anh ngày 11/5 cũng bắt đầu nới lỏng một số hạn chế và theo Thủ tướng Boris Johnson, sẽ là một thảm họa kinh tế, nếu ngay lúc này chúng ta lại theo đuổi việc nới lỏng theo cách mà nó có thể gây ra một làn sóng lây nhiễm thứ 2.
EU thông báo kế hoạch đóng cửa biên giới Ngày 8/5, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết khối ủng hộ việc tiếp tục hạn chế nhập cảnh trong 30 ngày nữa, tức đến giữa tháng 6, trong khuôn khổ áp dụng các biện pháp đặc biệt nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, dù gây thiệt hại lớn cho thương mại và du...