Thủ tướng Modi: Ấn Độ – Mỹ giữ vững ổn định từ châu Á đến châu Phi
Phát biểu trước Quốc hội Mỹ ngày 8.6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết New Delhi và Washington có thể giữ vững ổn định và thịnh vượng từ châu Á đến châu Phi, từ Ấn Độ đến Thái Bình Dương.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu trước Quốc hội Mỹ ngày 8.6. REUTERS
Trong bài phát biểu 46 phút trước Quốc hội Mỹ nhân chuyến thăm nước này, ông Modi cho biết Ấn Độ và Mỹ đã vượt qua những vấn đề lịch sử và kêu gọi tăng cường hợp tác kinh tế – quốc phòng hai bên, theo AP.
“Một mối quan hệ đối tác vững chắc giữa Ấn Độ và Mỹ có thể giữ vững hòa bình, thịnh vượng và ổn định từ châu Á đến châu Phi, từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương”, ông Modi nói.
Quan hệ Mỹ – Ấn khởi sắc từ năm 1985, khi ông Rajiv Gandhi trở thành một trong số năm vị thủ tướng Ấn Độ phát biểu trước Quốc hội Mỹ. Trong thời Chiến tranh Lạnh, Washington tập trung nhiều vào mối quan hệ với Pakistan hơn là Ấn Độ, vì nhiều quan chức Mỹ cho rằng Ấn Độ với chính sách ngoại giao không nhất quán quá “thân thiện” với Liên Xô.
Tuy nhiên, ngày nay quân đội Mỹ và Ấn Độ tập trận cùng nhau nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào.
Video đang HOT
Mặc dù Ấn Độ không có ý định trở thành đồng minh của Mỹ, nhưng cả hai quốc gia đều có chung mối quan ngại về sự trỗi dậy và bành trướng của Trung Quốc ở châu Á – Thái Bình Dương, theo AP. Dù vậy, tuyên bố chung của Thủ tướng Modi và Tổng thống Mỹ Barack Obama không hề nhắc đến vấn đề Biển Đông.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trước khi ông Modi có bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ. REUTERS
Thủ tướng Modi cho biết Ấn Độ và Mỹ có cùng những nguyên tắc về dân chủ, nhưng không đề cập đến việc Quốc hội Mỹ quan ngại về vấn đề tôn giáo và nhân quyền ở Ấn Độ.
Ông Modi gọi Mỹ là “đối tác không thể thiếu” của Ấn Độ, đồng thời nhấn mạnh Ấn Độ với dân số 1,25 tỉ người cũng là “đối tác lý tưởng” cho các doanh nghiệp Mỹ.
Kim ngạch thương mại hai nước tăng đáng kể trong những năm gần đây, từ 60 tỉ USD vào năm 2009 tăng lên 107 tỉ USD trong năm 2015, mặc dù Mỹ vẫn còn quan ngại về chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Ấn Độ.
Thủ tướng Ấn Độ cho hay ông và Tổng thống Obama đã “nhất trí” về việc Ấn Độ trở thành thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. Tổng thống Obama lần đầu tiên lên tiếng ủng hộ Ấn Độ trở thành thành viên thường trực HĐBA vào năm 2010 và ngày 7.6 tiếp tục lên tiếng ủng hộ, nhưng điều này khó có thể xảy ra do gặp phải sự phản đối từ những thành viên thường trực khác.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Báo Trung Quốc nói Singapore sai lầm khi ủng hộ Mỹ ở Biển Đông
Hoàn Cầu thời báo đăng bài của một học giả Trung Quốc cho rằng Singapore chọn sai mục tiêu trong chiến lược cân bằng sức mạnh của mình và sai lầm khi không ủng hộ Trung Quốc ở Biển Đông.
Toàn cảnh công trình phi pháp Trung Quốc xây trên đá Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa, từ khoảng cách 5 km. Ảnh chụp tháng 6.2016. MAI THANH HẢI
Singapore không có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông nhưng là một trong những nước đầu tiên ở Đông Nam Á phản đối lập trường của Bắc Kinh, khẳng định việc "sử dụng sức mạnh" để giải quyết vấn đề như Trung Quốc sẽ không bao giờ mang lại kết quả cũng như sự ổn định, hòa bình cho khu vực. Giới lãnh đạo Singapore ủng hộ tự do hàng hải và hàng không, chiến lược rất rõ ràng của Mỹ ở Biển Đông.
Với quan điểm này, Singapore trở thành đối tượng chỉ trích của truyền thông Trung Quốc. Tờ Hoàn Cầu thời báo hồi đầu tháng 6.2016 đăng bài bình luận của ông Cheng Bifan, nhà nghiên cứu thuộc Học viên khoa học xã hội Trung Quốc ở Bắc Kinh, cho rằng Singapore sai lầm khi nhìn nhận Trung Quốc là mối đe dọa, "tránh né" và chống lại Trung Quốc trong khi tìm đến Mỹ như một sức mạnh "láng giềng thù địch" để dựa dẫm.
Tác giả Cheng viết trên Hoàn Cầu thời báo rằng Singapore thịnh vượng được như ngày nay một phần nhờ vào Trung Quốc (?); Singapore phải xem Trung Quốc là đối tác tin cậy thay vì nuôi dưỡng sự hoài nghi đó rồi chọn Mỹ. Dù Mỹ không phải là đồng minh của Singapore nhưng Singapore cho phép Mỹ sử dụng hải cảng của mình, triển khai máy bay tuần tra biển P-8 và tạo điều kiện để Washington khống chế Bắc Kinh ở Biển Đông, theo tác giả bài báo.
Đại sứ Singapore tại Trung Quốc Stanley Loh ngày 8.6 đã có bài phản bác, cho rằng những quan điểm của học giả Trung Quốc này hoàn toàn sai trái.
Một tàu đổ bộ của Mỹ. REUTERS
Theo Đại sứ Stanley, Singapore xem Trung Quốc và Mỹ là bạn. Singapore ủng hộ sự tham gia của Mỹ ở khu vực và đó là lực lượng giúp kiến tạo nên sự ổn định và thịnh vượng cho châu Á - Thái Bình Dương. Đại sứ Singapore cho rằng chính Trung Quốc cũng hưởng lợi từ sự ổn định và thịnh vượng của khu vực, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc cho Trung Quốc từ năm 1978 đến nay.
"Singapore đồng ý quan điểm của các nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc rằng châu Á - Thái Bình Dương đủ lớn để dung nạp cả 2 cường quốc", Đại sứ Stanley viết trong bài báo phản bác đăng trên Hoàn Cầu thời báo.
Liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông, Đại sứ Singapore cho rằng đảo quốc này lựa chọn một lập trường có nguyên tắc rằng quyền tự do hàng hải và hàng không phải được tôn trọng vì đó là lợi ích của Singapore. "Chúng tôi không là bên có tranh chấp và chúng tôi không lựa chọn đứng về bên nào, nhưng chúng tôi ủng hộ giải pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp và phải phù hợp với luật pháp quốc tế, kể cả công ước của LHQ về luật biển (UNCLOS)", Đại sứ Stanley viết.
Minh Quang
Theo Thanhnien
'Cây gậy và củ cà rốt' của EU với cuộc khủng hoảng tị nạn EU đang theo đuổi ý định thỏa thuận với các nước châu Phi về cách thức ngăn chặn dòng người tị nạn vào các thành viên của khối. Một cậu bé người Syria trong trại tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ. REUTERS Với Thổ Nhĩ Kỳ, EU đã ký kết thỏa thuận với mục đích ấy. Cho tới nay, thỏa thuận này mang...