Thủ tướng Michel Barnier đệ đơn từ chức lên Tổng thống Pháp
Ngày 5/12, Thủ tướng Pháp Michel Barnier đã đến Điện Elysee, đệ đơn từ chức của ông và Nội các lên Tổng thống Emmanuel Macron, sau khi không vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội.
Thủ tướng Pháp Michel Barnier trong phiên bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội ở Paris, ngày 4/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Một ngày trước đó, các nghị sĩ Pháp đã bỏ phiếu bất tín nhiệm, buộc Thủ tướng Barnier phải từ chức và chính phủ của ông sụp đổ. Tổng cộng có 331 nghị sĩ, chủ yếu từ liên minh các đảng cánh tả Mặt trận Bình dân mới (NFP) và đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia (RN), đã bỏ phiếu ủng hộ, vượt mức 289 phiếu cần thiết để cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm có hiệu lực.
Theo Hiến pháp Pháp, ông Barnier phải đệ đơn từ chức lên Tổng thống và việc từ chức sẽ tự động được chấp nhận. Theo đó, ông Barnier là Thủ tướng Pháp đầu tiên bị buộc phải từ chức bởi một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm kể từ năm 1962.
Video đang HOT
Lý giải nguyên nhân khiến Chính phủ Pháp đang 'ngàn cân treo sợi tóc'
Chính phủ của Thủ tướng Pháp Michel Barnier đang phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ hơn bao giờ hết sau khi các đảng cánh hữu và cánh tả cam kết thúc đẩy một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Thủ tướng Pháp Michel Barnier phát biểu tại Paris ngày 5/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 2/12, lãnh đạo phe cực hữu của Pháp Marine Le Pen cho biết đảng Tập hợp Quốc gia (RN) của bà đã đệ trình việc tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Barnier sau khi ông này có động thái thúc đẩy thông qua các biện pháp ngân sách mà không có sự chấp thuận của quốc hội.
Các chính trị gia cánh tả cũng lên tiếng về việc sẽ đưa ra một động thái tương tự. Hiện nay, liên minh cánh tả và RN được nhận định là có đủ số phiếu để khiến Thủ tướng Barnier phải dừng bước.
Vào sáng sớm ngày 2/12, Thủ tướng Barnier thông báo sẽ hủy bỏ việc tăng giá điện và giảm phạm vi bảo hiểm y tế cho người di cư không có giấy tờ, đồng thời đưa ra một số nhượng bộ trước các yêu cầu từ phe cực hữu. Vào cuối ngày, cuộc bỏ phiếu về ngân sách đã được bổ sung vào lịch trình tại Hạ viện Pháp.
Chính phủ thiểu số của Thủ tướng Barnier trước đó nhận được sự hậu thuẫn của liên minh mong manh gồm các nhà lập pháp của phe bảo thủ và trung dung. Tuy nhiên nếu không có sự ủng hộ của RN thì khả năng cao sẽ không có đủ số phiếu cần thiết để thông qua luật.
Sự nhượng bộ của Thủ tướng Barnier là nỗ lực cuối cùng nhằm đảm bảo kế hoạch tài chính tiếp tục đi đúng hướng cũng như có thể duy trì được chính phủ thiểu số hiện nay. Tuy nhiên, bà Le Pen lại cho rằng các yêu cầu của đảng bà về ngân sách đã không được đáp ứng và cáo buộc Thủ tướng Barnier không lắng nghe các nhóm chính trị về dự luật.
Trước đó, Thủ tướng Barnier đã kích hoạt Điều 49.3 của Hiến pháp nước này nhằm thúc đẩy thông qua khoản ngân sách mà không cần bỏ phiếu tại Quốc hội.
Ông kêu gọi các nhà lập pháp nước này không đẩy đất nước vào khủng hoảng. Ông cho rằng Pháp đang ở thời điểm của sự thật và người dân Pháp sẽ không tha thứ khi đã đặt lợi ích của cá nhân lên trên tương lai của đất nước.
Nếu được chấp thuận, cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm sẽ tiến hành sớm nhất vào ngày 4/12. Trong trường hợp Chính phủ của Thủ tướng Barnier bị sụp đổ thì đây sẽ là lần đầu tiên các nhà lập pháp Pháp thực hiện một bước đi như vậy kể từ năm 1958. Điều này cũng sẽ khiến ông Barnier trở thành thủ tướng tại vị ngắn nhất.
Ông Barnier được đích thân Tổng thống Emmanuel Macron lựa chọn làm thủ tướng vào tháng 9 nhằm tìm kiếm sự đồng thuận trong bối cảnh chia rẽ chính trị ở Pháp. Việc bổ nhiệm ông là một nỗ lực nhằm chấm dứt 2 tháng bế tắc sau cuộc bầu cử lập pháp bất ngờ dẫn đến quốc hội treo.
Liên minh các đảng cánh tả Mặt trận Bình dân Mới (NPF) nổi lên là lực lượng lớn nhất trong Quốc hội sau cuộc bầu cử, đánh bại cả liên minh cầm quyền và phe cực hữu. Phe cánh tả đã hợp tác với Tổng thống Macron để ngăn chặn RN của bà Le Pen giành chiến thắng. Tuy nhiên, theo nguồn tin từ một chính trị gia cánh hữu, lực lượng này đã "tức giận" ông Barnier được bổ nhiệm làm thủ tướng.
Ngay cả khi Thủ tướng Barnier và nội các của ông bị sụp đổ thì Tổng thống Pháp Macron vẫn tiếp tục tại nhiệm đến đầu năm 2027. Tuy nhiên, ông Macron sẽ phải tìm kiếm một vị thủ tướng mới dung hòa được lợi ích chung, nhất là trong bối cảnh quyền lực của ông bị suy yếu khá nhiều sau cuộc tổng tuyển cử. Ông Macron có thể yêu cầu các đảng phái chính trị tìm kiếm một chính phủ liên minh mới hoặc chỉ định một chính phủ kỹ trị cho đến khi cuộc bầu cử lập pháp mới có thể được tổ chức vào mùa hè này.
Trong những tuần gần đây, chính sách "bên miệng hố" về các biện pháp ngân sách đã làm khiến cho thị trường chứng khoán Pháp rung chuyển. Vào tuần trước, Thủ tướng Barnier đã lên tiếng cảnh báo về một "cơn bão" trên thị trường tài chính nếu ông bị cách chức.
Áp lực đè nặng lên Chính phủ mới của Pháp Một ngày sau khi Thủ tướng Pháp Michel Barnier công bố thành phần Chính phủ của ông, với 39 thành viên đến từ các đảng trung dung và cánh hữu, Chính phủ mới đã đối mặt ngay với thách thức, khi các mối đe dọa "bất tín nhiệm" tại Quốc hội ngày một tăng. Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier (phải, phía trước)...