Thủ tướng Malaysia thúc đẩy giảm căng thẳng trên biển Đông bằng luật pháp quốc tế
Thủ tướng Malaysia hôm qua (11.5) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các bên liên quan đến tranh chấp trên biển Đông phải tìm giải pháp giảm bớt căng thẳng dựa trên nền tảng luật pháp quốc tế.
Thủ tướng chính phủ Malaysia Datuk Seri Najib Tun Razak. Ảnh: AP.
Thủ tướng Chính phủ Malaysia Datuk Seri Najib Tun Razak cho biết, các giải pháp chỉ có thể đạt được thông qua đàm phán và tạo ra một môi trường thuận lợi.
Phát biểu với các phóng viên sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 24, Thủ tướng Najib nói rằng, vấn đề căng thẳng trong tranh chấp trên biển Đông đã được 10 quốc gia thành viên tham gia Hội nghị thượng đỉnh kết thúc hôm 11.5 thảo luận sâu rộng.
Video đang HOT
Ông Najib nói: “Tinh thần và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế là nền tảng cho chúng ta trong việc tìm giải pháp giải quyết các tranh chấp”.
Trong một lưu ý khác, Thủ tướng Najib cho hay, các nhà lãnh đạo ASEAN tại phiên họp Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 24 vừa qua bày tỏ sự cảm thông với Malaysia trong thảm kịch MH370 và hứa sẽ tiếp tục hỗ trợ Malaysia trong việc tìm kiếm chiếc máy bay mất tích kể từ hôm 8.3.
Theo Laodong
Chống khủng bố và quyền con người
Khủng bố hiện vẫn là một nguy cơ lớn trong đời sống nhân loại song không vì thế mà núp dưới mác chống khủng bố để xem thường quyền con người và chủ quyền các quốc gia khác.
Người dân Pakistan biểu tình phản đối việc sát hại thường dân
khi tiến hành chiến dịch chống khủng bố
Phát biểu ngày 12-3 tại phiên Đối thoại với các báo cáo viên đặc biệt của LHQ về "Tự do tôn giáo và tín ngưỡng" và "Bảo vệ, thúc đẩy quyền con người trong chống khủng bố" nhân Kỳ họp lần thứ 25 của Hội đồng Nhân quyền LHQ, Đại sứ Nguyễn Trung Thành, Đại diện Thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ, đã hoan nghênh nỗ lực của LHQ về thúc đẩy quyền con người. Đại sứ cho rằng, các nỗ lực đã góp phần đảm bảo và thúc đẩy các quyền con người, trong đó có tự do tôn giáo và tín ngưỡng trên toàn cầu.
Đánh giá về nạn khủng bố đang đe dọa toàn cầu, Đại sứ Nguyễn Trung Thành nhấn mạnh khủng bố và hận thù tôn giáo không chỉ gây tổn thất về người và kinh tế, đảo lộn cuộc sống của người dân mà còn phá hoại các giá trị văn hóa, tôn giáo tốt đẹp cũng như nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế xây dựng một thế giới hòa bình, an ninh và thịnh vượng. Đại diện của Việt Nam cho rằng, những kẻ khủng bố, các tổ chức bảo trợ và hành động lôi kéo, kích động các hoạt động khủng bố cần được pháp luật xử lý.
Trước thực tế chủ quyền quốc gia bị xem nhẹ cũng như quyền con người bị xâm hại nghiêm trọng trong cuộc chiến chống khủng bố, Đại diện của Việt Nam khẳng định, các biện pháp chống khủng bố phải phù hợp, tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực của luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương LHQ, Luật Nhân đạo và nhân quyền quốc tế, đặc biệt quyền được sống, quyền bảo mật thông tin cá nhân và bình đẳng trước pháp luật. Đại sứ nêu rõ, Việt Nam ủng hộ các nỗ lực của Hội đồng Nhân quyền và cộng đồng quốc tế về cách tiếp cận toàn diện nhằm giải quyết các vấn đề hận thù tôn giáo và khủng bố, trong đó có những nguyên nhân sâu xa từ nghèo đói, thất nghiệp, bất bình đẳng, phân biệt sắc tộc và tôn giáo.
Dịp này, Việt Nam một lần nữa khẳng định các cam kết cũng như những thành tựu về thúc đẩy bảo vệ các quyền tự do cơ bản của người dân, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Theo đó, mọi công dân Việt Nam đều có quyền tự do lựa chọn tôn giáo, tín ngưỡng mà mình muốn, trong đó có 95% số dân theo các tín ngưỡng, tôn giáo phổ biến trên thế giới như đạo Phật, Thiên Chúa giáo, Tin Lành và Hồi giáo với số lượng lớn các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau diễn ra hàng năm.
Việt Nam luôn thực hiện cam kết thúc đẩy quyền con người thông qua thực hiện các chính sách lấy con người làm trọng tâm, vì người nghèo và đầu tư vào các lĩnh vực có lợi nhất cho người dân. Các chính sách này mang lại tiến bộ đáng kể trong việc giảm tỷ lệ nghèo đói, phát triển giáo dục, chăm sóc y tế, tạo việc làm, nâng cao đời sống và phúc lợi cho nhân dân.
Một trong những quyền con người cơ bản là quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí luôn được đảm bảo và tôn trọng. Hiện ở Việt Nam có khoảng 17.000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề, hơn 700 cơ quan báo in, khoảng 70 đài phát thanh và truyền hình trung ương và cấp tỉnh, hơn 80 báo điện tử và hàng nghìn trang điện tử... Người dân ngày càng được tiếp cận công nghệ thông tin hiện đại, nhất là Internet với tỷ lệ người sử dụng tăng nhanh nhất khu vực châu Á lên 30,8 triệu người tính tới cuối năm 2012.
Theo ANTD
Liên minh Mỹ-Pháp đã thay đổi Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng nhiệm Pháp Francois Hollande sẽ tận dụng tối đa chuyến thăm 3 ngày của nhà lãnh đạo Pháp để thúc đẩy một liên minh mà họ khẳng định là "đã thay đổi" trong những năm gần đây. Mạnh mẽ hơn bao giờ hết "Những gì tôi thực sự tin là liên minh Mỹ-Pháp hiện nay...