Thủ tướng Lý Khắc Cường: Trung Quốc cởi mở với CPTPP
Sau phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội chiều 28/5, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã có cuộc gặp báo giới trong và ngoài nước.
Sau phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội chiều 28/5, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã có cuộc gặp báo giới trong và ngoài nước. Hàng loạt các vấn đề về kinh tế Trung Quốc và quan hệ giữa Trung Quốc với các nước đã được đề cập.
Giữ cho nền kinh tế không đi chệch quỹ đạo và ổn định, nhằm thực hiện cho được mục tiêu 100 năm lần thứ nhất với việc đưa toàn dân Trung Quốc chính thức thoát nghèo và xây dựng toàn diện xã hội khá giả; đảm bảo quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ không bị “tách rời” trước hàng loạt sóng gió và tăng cường hợp tác với các nước xung quanh trong bối cảnh tình hình toàn cầu biến động khó lường… là những vấn đề nóng được Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đề cập tới tại cuộc họp báo.
Thủ tướng Trung Quốc tại cuộc họp báo. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Ông cho rằng, quan hệ Trung – Mỹ quan trọng với cả hai nước và thế giới. Đây vốn là mối quan hệ phức tạp, đầy rẫy mâu thuẫn, bất đồng nhưng cũng “tồn tại lợi ích chung rộng rãi”.
Video đang HOT
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường kêu gọi hai bên “tôn trọng lợi ích cốt lõi và quan ngại lớn của nhau, tìm kiếm hợp tác cùng thắng”, bởi “tách rời” hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không có lợi cho bất cứ bên nào và gây tổn hại cho cả thế giới.
Về hợp tác với các nước xung quanh trong khu vực châu Á, ông nhấn mạnh: “Trong các Hội nghị cấp cao Đông Á năm ngoái, lãnh đạo 15 quốc gia đã cùng cam kết, năm năm sẽ ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đúng thời hạn. Tôi hy vọng và tin tưởng rằng cam kết này sẽ không trở thành hư không…. Với việc tham gia CPTPP, Trung Quốc giữ thái độ tích cực cởi mở.”
Trong vấn đề điều tra nguồn gốc Covid-19, Thủ trướng Trung Quốc cho biết, nước này đã tham gia Nghị quyết về vấn đề này vừa được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông qua mới đây, đồng thời cho rằng, việc truy tìm nguồn gốc một cách khoa học sẽ giúp phòng chống dịch tốt hơn.
Với nền kinh tế Trung Quốc, ông cho biết, hiện nước này vẫn còn tới 600 triệu người thu nhập hàng tháng chỉ ở mức 1000 nhân dân tệ (hơn 3,3 triệu đồng), do vậy đảm bảo việc làm cho 900 triệu người lao động là việc làm cấp bách lúc này của chính phủ Trung Quốc, nhằm hoàn thành mục tiêu xóa nghèo cho hơn 5 triệu dân còn lại đúng thời hạn và giữ vững ổn định kinh tế, xã hội.
Trung Quốc nói luật an ninh giúp Hong Kong 'ổn định'
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định luật an ninh Hong Kong sẽ có lợi cho sự ổn định lâu dài và thịnh vượng của đặc khu.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm nay, Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết luật an ninh Hong Kong được xây dựng để "duy trì vững chắc chính sách 'một quốc gia, hai chế độ' cũng như sự ổn định lâu dài và thịnh vượng của Hong Kong".
Ông Lý cho biết mô hình "một quốc gia, hai chế độ" và mức độ tự chủ cao từ lâu đã là một phần quan trọng trong chính sách của Trung Quốc và được thực hiện đầy đủ ngay từ đầu.
Thủ tướng Trung Quốc khẳng định luật an ninh Hong Kong không đồng nghĩa với việc Bắc Kinh đã từ bỏ mô hình "một quốc gia, hai chế độ" với đặc khu Hong Kong, mà nhằm đảm bảo sự ổn định lâu dài cho mô hình này.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại buổi họp báo ở Bắc Kinh hôm nay. Ảnh: Xinhua.
Tuyên bố được ông Lý đưa ra sau khi Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC), tức quốc hội Trung Quốc, hôm nay bỏ phiếu thông qua nghị quyết xây dựng luật an ninh Hong Kong. Nghị quyết có tên gọi chính thức là "Nghị quyết NPC về Thiết lập, Cải thiện Hệ thống Pháp luật và Cơ chế thực thi cho Đặc khu hành chính Hong Kong để Bảo đảm An ninh".
Ủy ban Thường vụ NPC được ủy quyền soạn thảo các điều luật chi tiết. Luật an ninh Hong Kong có thể được ban hành trong vài tuần tới mà không cần thông qua Hội đồng Lập pháp của đặc khu.
Luật an ninh mới sẽ cấm các hành vi và hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố và can thiệp nước ngoài ở đặc khu. Luật cũng có thể cho phép các cơ quan an ninh và tình báo Trung Quốc thiết lập cơ sở trong thành phố.
Trưởng Đặc khu Hong Kong Carrie Lam trước đó tuyên bố dự luật an ninh không ảnh hưởng đến quyền, tự do, tính độc lập tư pháp của đặc khu và bà sẽ "hợp tác hoàn toàn" với quốc hội Trung Quốc để hoàn thành dự luật.
Hàng nghìn người Hong Kong gần đây xuống đường để phản đối dự luật an ninh, cho rằng đây là động thái làm xói mòn thêm quyền tự do của thành phố. Cảnh sát sử dụng hơi cay, vòi rồng để giải tán đám đông, gợi lên ký ức về các cuộc biểu tình làm tê liệt thành phố năm ngoái.
Nghị quyết xây dựng luật an ninh được quốc hội Trung Quốc thông qua bất chấp những cảnh báo của Mỹ, trong đó nghiêm trọng nhất là việc Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm qua xác nhận với quốc hội Mỹ rằng Hong Kong "không còn đủ điều kiện được đối xử theo cách luật Mỹ áp dụng với đặc khu trước tháng 7/1997", bởi việc áp dụng luật an ninh mới sẽ khiến đặc khu không thể "duy trì mức độ tự chủ cao với Trung Quốc đại lục".
Đài Loan đặt cược vào tên lửa răn đe Trung Quốc Đài Loan có thể nâng cấp và mua sắm nhiều tên lửa hiện đại với hy vọng cầm chân được quân đội Trung Quốc nếu xung đột nổ ra. Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn hôm 20/5 nhậm chức nhiệm kỳ hai, tuyên bố muốn đối thoại với Bắc Kinh nhưng không theo nguyên tắc 'Một Trung Quốc". Tuy nhiên, bà cũng...