Thủ tướng Libya: Tôi mong muốn Gaddafi còn sống
Trả lời phỏng vấn BBC hôm 22/10, Thủ tướng lâm thời Libya cho biết ông đã mong muốn nhà độc tài không bị giết và thay vào đó là bị đem ra xét xử.
“Thành thật mà nói, cá nhân tôi mong muốn ông còn sống. Tôi muốn biết lý do tại sao ông đã làm những điều này với nhân dân Libya” – BBC dẫn lời Thủ tướng Mahmoud Jibril cho biết.
Thủ tướng Mahmoud Jibril
Tuy nhiên, ông Jibril cũng đã bày tỏ sự cảm thông với những người dân Libya đã đánh đập và cầm súng giết chết cựu nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi vì ông cho rằng hành động đó xuất phát từ sự giận dữ tích tụ trong 42 năm cầm quyền của Đại tá Gaddafi.
“Tại sao? Chả nhẽ người dân Libya lại xứng với những gì ông ấy đã làm trong suốt 42 năm cại trị bằng bạo lực, giết chóc và những thứ khác?” – ông Jibril tự vấn lương tâm sau khi đặt mình vào vị trí của những người dân Libya nổi dậy.
Video đang HOT
Ông Jibril cũng cho biết, Chính phủ Libya đang tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân dẫn tới cái chết của Đại tá Gaddafi. Các báo cáo điều tra cho thấy, Đại tá Gaddafi không có các vết bầm tím trên cơ thể, hay khuôn mặt. Ông cũng thừa nhận “đã có một số hành vi vi phạm nhân quyền” trong cuộc cách mạng Libya.
Một tay súng nổi dậy tên Hammad Mufti Ali, 28 tuổi, hôm 22/10 tiết lộ với tờ Corriere Della Sera của Ý cho biết: Đại tá Gaddafi đã cầu xin các binh sĩ cách mạng đừng giết ông và hứa hẹn sẽ cho họ nhiều vàng và tiền để có thể ra nước ngoài. Tuy nhiên, cuộc thương lượng trên đã thất bại và Đại tá Gaddafi đã bị những này bắn chết.
Ngoài ra, Thủ tướng Jibril cũng bày tỏ nguyện vọng mong muốn được NATO giúp đỡ sau khi liên minh này kết thúc hoạt động quân sự tại Libya vào cuối tháng 10 tới năm nay.
Theo Giáo Dục VN
NTC khẳng định Gaddafi "vẫn đang rất nguy hiểm"
Phát biểu tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 26/9, người đứng đầu Ủy ban hành pháp của Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp (NTC) ở Libya, ông Mahmoud Jibril đã trực tiếp kêu gọi hủy bỏ những lệnh cấm vận còn lại đối với Libya để nước ông có thể tái thiết.
Vị Thủ tướng lâm thời này cũng cảnh báo Libya sẽ gặp nguy khốn chừng nào nhà cựu lãnh đạo Muammar Gaddafi còn chưa bị bắt.
HĐBA đã hành động để giải tỏa số tài sản trị giá khoảng 16 tỷ USD của Libya, song NTC hy vọng sẽ có thêm hàng tỷ USD nữa hiện vẫn còn bị phong tỏa.
Thủ tướng lâm thời Mahmoud Jibril của Libya
Ông Jibril cũng cảnh báo ông Gaddafi có rất nhiều tài sản để sử dụng, khiến ông ta trở thành một đối thủ đáng sợ. Ông nói tài sản và những mối quen biết của ông Gaddafi khiến ông ta có thể đe dọa đến ổn định không chỉ của Libya mà trên khắp lục địa Châu Phi.
Ông nói: "Với những phương tiên hiện có, ông Gaddafi có thể trở lại với lề lối khủng bố của ông ta bằng cách cung cấp vũ khí cho khắp Châu Phi để chứng tỏ lời ông ta từng tuyên bố là đúng. Ông Gaddafi từng nói khi ông vắng mặt trên chính trường, điều đó đồng nghĩa với sự bành trướng của Al-Qaeda và các tổ chức khủng bố."
Người đứng đầu về các vấn đề chính trị của LHQ Lynn Pascoe đã tường trình với HĐBA rằng một trong những khó khăn chính mà NTC phải đương đầu là thiết lập việc kiểm soát lượng vũ khí tối tân, kể cả các tên lửa đất đối không và vũ khí hóa học, mà chính phủ của ông Gaddafi sở hữu.
Ông Pascoe nói: "Sự lan tràn của những vũ khí này và nguy cơ chúng có thể rơi vào tay quân khủng bố là vấn đề gây lo ngại sâu xa. Tái lập quyền kiểm soát các chất liệu vũ khí hóa học là điều tối quan trọng."
Trên chiến trường, lực lượng của NTC đang siết chặt vòng vây đối với những tay súng còn trung thành với Đại tá Gaddafi cố thủ ở thành phố Sirte, một trong hai thành lũy cuối cùng của nhà lãnh đạo bị phế truất này.
Việc lực lượng NTC ngày 26/9 tiến sâu vào thành phố Sirte từ phía Đông, cách trung tâm thành phố khoảng 2km, đã làm tăng hy vọng NTC đang tiến gần tới kiểm soát hoàn toàn Libya.
Trong khi đó Anh cho biết họ đã thống nhất với NATO để rút 5 máy bay lên thẳng tấn công Apache khỏi Libya, một dấu hiệu rõ ràng cho thấy chiến dịch trên không của NATO đang giảm cường độ./.
Theo TTXVN
Ai nắm quyền lãnh đạo đất nước Libya? Sau khi chính quyền của Đại tá Gaddafi sụp đổ, một vài tổ chức và cá nhân đã nổi lên với hy vọng lấp khoảng trống quyền lực tại đất nước này. Hội đồng chuyển giao quốc gia (NTC). NTC,một phong trào bắt nguồn từ miền đông Libya, nổi lên và tỏ ra ưu việt trên trường chính trị hậu Gaddafi. Cư dân...