Thủ tướng Libya bị bắt cóc ngay giữa thủ đô
Thủ tướng Libya Ali Zeidan đã bị các tay súng thuộc Ủy ban Chống Tội phạm bắt cóc ngay giữa thủ đô Tripoli của nước này.
Ngày 10/20, chính phủ Libya cho biết Thủ tướng Ali Zeidan vừa bị các tay súng bắt cóc ngay tại một khách sạn ở thủ đô Tripoli của nước này, và các quan chức chính phủ nghi ngờ đây là hành động trả đũa cho cuộc đột kích của lực lượng đặc nhiệm Mỹ bắt đi một thủ lĩnh của al-Qaeda ở Tripoli hồi cuối tuần qua.
Vụ bắt cóc Thủ tướng Zeidan phản ánh những yếu kém của chính phủ Libya đang bị các phe nhóm phiến quân thao túng, trong đó có nhiều nhóm chiến binh Hồi giáo. Các nhóm vũ trang ở Libya rất tức giận với vụ đặc nhiệm Mỹ đột nhập bắt giữ Abu Anas al-Libi và tố cáo chính phủ nước này che giấu hoặc “bật đèn xanh” cho vụ đột kích này.
Thủ tướng Libya Ali Zeidan
Video đang HOT
Một minh chứng cho tình trạng hỗn loạn ở Libya là vụ Thủ tướng Zeidan bị bắt đi được các nguồn thông tin khác nhau mô tả là “bị bắt giữ” hoặc bị “bắt cóc”.
Nguyên nhân của sự khác biệt này là do các nhóm vũ trang đã luồn sâu vào trong cơ cấu quyền lực rời rạc của Libya. Nhiều người Libya phục vụ trong các cơ quan an ninh thuộc cảnh sát và quân đội, nhưng lòng trung thành của họ lại dành cho các chỉ huy vũ trang của mình hơn là với chính phủ, và họ thường xuyên đe dọa các quan chức chính phủ.
Các chiến binh ở Libya xuất thân từ các lữ đoàn vũ trang từng chiến đấu trong cuộc nổi dậy lật đổ Moammar Gadhafi vào năm 2011 và thường được mô tả là các “nhà cách mạng”.
Thông báo trên website chính thức của chính phủ Libya cho biết Thủ tướng Zeidan bị một “nhóm vũ trang cách mạng” thuộc cơ quan an ninh có tên gọi là Ủy ban Chống Tội phạm bắt đi “tới một địa điểm không rõ vì những lý do không rõ”. Chính phủ Libya đã tổ chức một cuộc họp khẩn vào sáng nay do Phó Thủ tướng Abdel-Salam al-Qadi chủ trì.
Hệ thống chính quyền Libya đang bị các nhóm vũ trang kiểm soát
Trong khi đó, một quan chức của Ủy ban Chống Tội phạm cho biết ông Zeidan đã bị bắt giữ với các cáo buộc gây tổn hại an ninh quốc gia và tham nhũng. Tuy nhiên cơ quan công tố nước này cho biết họ không ban hành lệnh bắt giữ nào đối với Thủ tướng Zeidan.
Một quan chức chính phủ giấu tên vì sợ bị trả thù cho hay các tay súng đã đột nhập vào một khách sạn ở trung tâm Tripoli, nơi ông Zeidan đang ở và bắt cóc ông cùng với 2 cận vệ. Hai cận vệ này bị đánh đập nhưng sau đó được thả ra.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cho biết: “Chúng tôi đang xem xét thông tin này và liên hệ chặt chẽ với các quan chức cấp cao Mỹ và Libya tại hiện trường.”
Vụ bắt cóc ông Zeidan diễn ra chỉ vài giờ sau khi ông đến gặp người thân trong gia đình Abu Anas al-Libi, nghi phạm al-Qaeda bị đặc nhiệm Mỹ bắt đi và hiện đang bị thẩm vấn trên một chiếc tàu chiến của Mỹ.
Theo khampha
Thổ Nhĩ Kỳ muốn thế giới "xử" Syria
Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc một nhóm vũ trang liên hệ mật thiết với tình báo Syrialà thủ phạm gây ra vụ đánh bom khiến 46 người thiệt mạng tại thị trấn biên giới nước này hôm 11/5, đồng thời yêu cầu cộng đồng quốc tế hợp lực răn đe chính quyền của tổng thống Bashar al-Assad.
Hiện trường vụ đánh bom xe tại tại thị trấn biên giới Thổ Nhĩ Kỳ
Hai xe bom liên tiếp nổ ngay trên những cung đường trung tâm mua sắm đông người tại thị trấn Reyhanli, Thổ Nhĩ Kỳ, nằm sát biên giới với Syria hôm 11/5 đã khiến 46 người chết.
Vụ đánh bom cũng làm dấy lên mối lo ngại về việc cuộc nội chiến tại Syria có thể ảnh hưởng tới tình hình an ninh của các quốc gia láng giềng mặc dù nhiều cuộc đàm phán ngoại giao đã được tổ chức trong thời gia qua nhằm chấm dứt tình trạng hỗn loạn này.
Mặc dù, Damascus phủ nhận cáo buộc liên quan tới 2 vụ bom xe hôm 11/5, song Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ - Ahmet Davutoglu khẳng định thủ phạm gây ra các vụ tấn công trên là "một tổ chức khủng bố" có mối quan hệ mật thiết với chính quyền của tổng thống Assad.
"Đây là lúc cộng đồng quốc tế cùng nhau hành động chống lại chính quyền của tổng thống Assad", ông Davutoglu phát biểu trong cuộc họp từ Berlin, Đức.
Trong bài phát biểu trên kênh truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ, thủ tướng - Tayyip Erdogan nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ tỉnh táo trước âm mưu đẩy Thổ Nhĩ Kỳ "sa lầy" vào Syria. Bất cứ mục tiêu nào nhắm tới Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sớm hay muộn phải trả giá".
Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang phải đối mặt với bài toán khó là quản lý hơn 300.000 người tị nạn từ Syria chạy sang - hậu quả từ cuộc nội chiến kéo dài 2 năm qua.
Vụ đánh bom hôm 11/5 xảy ra đúng thời điểm các nỗ lực ngoại giao đang được thi hành nhằm chấm dứt cuộc xung đột tại Syria sau khi Moscow và Washington thông báo cố gắng đưa vấn đề của chính quyền Syria và các nhóm nổi dậy lên bàn đàm phán quốc tế.
Trong khi đó, phe đối lập tại Syria hiện đang rơi vào vòng khủng hoảng khi vị thủ lĩnh từ chức hồi tháng 3. Do đó, họ sẽ nhóm họp tại Istanbul vào ngày 23/5 tới nhằm quyết định nhân vật lên nắm quyền thay thế. Phe đối lập cáo buộc cuộc nội chiến kéo dài trong 2 năm qua tại Syria đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 82.000 người và khiến 12.500 người mất tích.
Bộ trưởng Thông tin Syria - Omran Zubi từng phát biểu trên kênh truyền hình trung ương rằng Thổ Nhĩ Kỳ phải chịu trách nhiệm cho tình trạng đẫm máu tại Syria bởi họ đã hỗ trợ cho các nhóm nổi dậy do al Qaeda cầm đầu. Ngoài ra, Damascus không liên quan tới vụ đánh bom hôm 11/5.
Theo phó thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ - Besir Atalay, các nhà chức trách đã bắt giữ 9 công dân nước này bị cáo buộc là thủ phạm thực hiện vụ đánh bom hôm 11/5.
Bộ trưởng Nội vụ - Muammer Guler nhận định 2 vụ nổ bom xe - thảm kịch khốc liệt nhất trên đất Thổ Nhĩ Kỳ kể từ khi Syria lâm vào nội chiến, được thực hiện bởi một nhóm vũ trang có quan hệ trực tiếp với cơ quan tình báo Mukhabarat của Syria.
Theo vietbao
Quân đội Mỹ, New Zealand và Australia tiến hành diễn tập chung Quân đội Mỹ, New Zealand và Australia đã bắt đầu cuộc diễn tập quân sự chung tại khu huấn luyện Waiouru ở miền trung New Zealand, theo công bố của lực lượng quốc phòng New Zealand (NZDF) vào hôm thứ Ba (7-5). Theo đó, các lực lượng của lục quân và không quân New Zealand tiến hành cuộc diễn tập mang tên Alam...