Thủ tướng lệnh tăng cường giải pháp cấp bách chặn tai nạn giao thông
Thủ tướng vừa có chỉ thị về việc tăng cường các giải pháp cấp bách nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (ATGT) trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô và công tác bảo đảm trật tự, ATGT đường sắt.
Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội; đặc biệt là các vụ tai nạn giao thông liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô và tai nạn giao thông tại các đoạn đường bộ giao cắt với đường sắt.
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn là do người lái xe vi phạm quy định về trật tự ATGT đường bộ, nhất là vượt quá tốc độ quy định, vượt đèn đỏ…; tai nạn giao thông đường sắt có nguyên nhân chủ yếu của người tham gia giao thông đường bộ vi phạm quy định khi tham gia giao thông tại đường ngang giữa đường bộ và đường sắt. Bên cạnh đó có sự buông lỏng quản lý của đơn vị kinh doanh vận tải; công tác quản lý nhà nước về điều kiện kinh doanh vận tải cũng như hoạt động tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm còn nhiều hạn chế…
Công bố danh sách ô tô khách quá hạn đăng kiểm
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 4/9/2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; phân tích dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và trực tiếp kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh vận tải đối với các doanh nghiệp vận tải có nhiều xe vi phạm tốc độ và hành trình trong thời gian từ ngày 01/01/2015 đến nay; kiểm tra công tác quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải đối với các Sở Giao thông vận tải có tỷ lệ xe ô tô kinh doanh vận tải đang quản lý vi phạm cao; xử lý nghiêm vi phạm theo quy định của pháp luật.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải rà soát, lập danh sách các xe ô tô chở khách hết niên hạn sử dụng, quá hạn đăng kiểm cung cấp cho Cục Cảnh sát giao thông, Công an các địa phương và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng để phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm; đồng thời để người dân và cơ quan truyền thông cùng tham gia giám sát.
Siết quản lý đường ngang đường sắt
5 tháng đầu năm, tai nạn đường sắt có xu hướng gia tăng, nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng.
Đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương phối hợp với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và chính quyền địa phương rà soát, đánh giá các điểm, vị trí đường ngang gây mất ATGT, đề ra biện pháp khắc phục về kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt; bố trí người trực cảnh giới tại các đường ngang có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông cao, thường xuyên xảy ra tai nạn, đường ngang không có người gác có nguy cơ mất ATGT đường sắt. Tổ chức kiểm tra toàn diện việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự ATGT của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và các địa phương có đường sắt đi qua, xử lý nghiêm vi phạm theo quy định pháp luật.
Bên cạnh đó yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình, quy phạm ATGT đường sắt của đội ngũ nhân viên gác đường ngang đường sắt; thường xuyên kiểm tra hoạt động của các thiết bị an toàn trên hệ thống đường ngang; hướng dẫn quy tắc ATGT đường sắt cho người được các địa phương bố trí cảnh giới tại các đường ngang; cung cấp lịch trình chạy tàu cho lực lượng Công an và Thanh tra giao thông để phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát, ngăn ngừa và xử lý vi phạm.
Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải khẩn trương đầu tư xây dựng các đường gom, các nút giao thông khác mức tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ mà có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông; tiếp tục rà soát và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật nhằm siết chặt quản lý kinh doanh và các điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; tăng cường kết nối các phương thức vận tải; nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả vận tải hành khách đường sắt, hàng không, đường thuỷ nội địa nhằm giảm áp lực cho vận tải đường bộ.
Video đang HOT
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan ưu tiên bố trí vốn đầu tư xây dựng các công trình bảo đảm ATGT đường sắt, nhất là vốn đầu tư xây dựng các đường ngang, các nút giao thông khác mức tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt ở những nơi có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông.
Ứng dụng công nghệ trong phát hiện, xử lý vi phạm
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm đối với xe ô tô chở khách, chú trọng tuần lưu, đặc biệt là trên các tuyến đường có lưu lượng xe khách lưu thông cao, các tuyến đường đang thi công nâng cấp, mở rộng; phối hợp với các đơn vị của ngành giao thông vận tải để kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm đối với chủ xe, lái xe điều khiển phương tiện quá niên hạn sử dụng, quá hạn đăng kiểm tham gia giao thông; đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học, công nghệ, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, ATGT đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách.
Đồng thời chỉ đạo Cục Cảnh sát giao thông xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch chuyên đề về bảo đảm trật tự ATGT đường sắt; trong đó lưu ý chỉ đạo Công an các địa phương nắm vững lịch trình chạy tàu qua địa bàn để tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, ngăn ngừa và xử lý vi phạm; phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo đảm trật tự ATGT đường sắt.
Thủ tướng giao UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải tại tất cả các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô do địa phương cấp giấy phép; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Đồng thời triển khai kế hoạch chuyên đề tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, chú trọng phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm có nguy cơ cao dẫn đến tai nạn giao thông như: vi phạm tốc độ, tránh vượt, nồng độ cồn, phần đường, làn đường; khẩn trương đầu tư xây dựng các đường gom, các nút giao thông khác mức tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt thuộc trách nhiệm quản lý của địa phương nơi có nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Ban An toàn giao thông, phối hợp UBND cấp huyện và doanh nghiệp khai thác, bảo trì đường sắt, xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch bảo đảm trật tự ATGT đường sắt trong đó quan tâm tuyên truyền, phổ biến quy tắc giao thông và cảnh báo nguy cơ tai nạn giao thông tại các đường ngang; tăng cường hiệu quả công tác bảo đảm ATGT tại các đường ngang giữa đường bộ và đường sắt; bảo vệ hành lang an toàn đường sắt; phân công cụ thể trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong tổ chức, thực hiện kế hoạch.
P.Thảo
Theo Dantri
Bỏ tư duy "con cháu trong nhà", đường sắt sẽ hết độc quyền?
"Mọi người dân và doanh nghiệp đều có thể tham gia kinh doanh vận tải đường sắt, chứ không thể để một mình Tổng Công ty Đường sắt làm độc quyền như lâu nay. Riêng những vấn đề liên quan đến đất, an ninh quốc phòng là do Nhà nước quản lý và không được phép chuyển nhượng".
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng khẳng định như vậy tại cuộc họp bàn về xã hội hóa lĩnh vực đường sắt diễn ra sáng nay (20/4).
Loại bỏ tư duy "con cháu trong nhà"!
Để đổi mới đường sắt và tăng tính cạnh tranh với các phương thức vận tải khác, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) thực hiện hợp tác đầu tư khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt thông qua hình thức cho thuê kết cấu hạ tầng đường sắt có điều kiện. Theo đề xuất của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN), trước tiên sẽ áp dụng thí điểm đối với bãi hàng của 3 nhà ga trọng điểm là Yên Viên (TP Hà Nội), Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) và Sóng Thần (tỉnh Bình Dương).
Báo cáo tại cuộc họp, ông Trần Ngọc Thành - Chủ tịch Hội đồng Thành viên ĐSVN - khẳng định quyết tâm đổi mới đường sắt để ĐSVN phát triển chứ không phải là để các công ty con của đường sắt phát triển.
"Trước kia ngành đường sắt nặng về quan điểm con cháu trong nhà, nhưng nay sẽ thay đổi tư duy. Chúng tôi kêu gọi đầu tư, thậm chí mời các đơn vị mua hẳn đoàn tàu về chạy, ngành đường sắt sẽ cung cấp hạ tầng và hỗ trợ các dịch vụ đi kèm" - ông Trần Ngọc Thành cho biết.
Bàn về điều kiện hợp tác đầu tư, cải tạo nâng cấp hệ thống nhà kho, bãi hàng tại các khu ga, ĐSVN đưa ra phương án hợp tác dựa trên cơ sở hồ sơ thiết kế tổng thể về quy mô đầu tư hệ thống kho, bãi hàng tại các khu ga đường sắt đã được thống nhất giữa các bên.
Xã hội hóa, kêu gọi tư nhân tham gia kinh doanh vận tải nhằm đổi mới ngành đường sắt
Ông Thành cho hay, ĐSVN sẽ đầu tư các hạng mục liên quan đến tác nghiệp điều hành giao thông vận tải là xếp dỡ, đường lập tàu. Nhà đầu tư chỉ được đầu tư các hạng mục công trình phục vụ cho vận tải hàng hóa bằng đường sắt, tập trung vào một số hạng mục như bãi hàng, nhà kho, thiết bị xếp dỡ, hệ thống quản trị kho bãi.
Về điều kiện kinh doanh, nhà đầu tư được thu dịch vụ, trên cơ sở khung giá Nhà nước và ĐSVN chấp thuận, gồm: Giá dịch vụ xếp, dỡ, nâng hạ hàng hóa, container tại các ga, bãi hàng; giá dịch vụ lưu kho, bảo quản hàng hóa tại kho; giá các loại dịch vụ khác được nhà nước cho phép. Thời hạn thuê, ĐSVN cho thuê có điều kiện kết cấu hạ tầng đường sắt trên cơ sở thẩm định phương án tài chính để thu hồi vốn đầu tư của dự án đề xuất do nhà đầu tư lập.
Được biết, hiện nay ĐSVN đã mời một số nhà đầu tư có năng lực tài chính cùng tiến hành khảo sát, đề xuất quy mô công năng của từng công trình, đề xuất quyền khai thác công trình, từ đó ĐSVN sẽ tổng hợp và đề xuất cơ chế, triển khai.
Chủ tịch ĐSVN cũng cho hay đang rà soát toàn bộ công lệnh tốc độ trên các tuyến sao cho hợp lý để nâng tốc độ chạy tàu Lào Cai, Thống Nhất, Đồng Đăng. Trong đó, tàu Lào Cai đang chạy 7,5 tiếng với vận tốc 50km/h sẽ rút xuống còn khoảng 5,5 tiếng; tàu Thống Nhất từ TPHCM đi Nha Trang hiện là 4,5 tiếng sẽ rút còn khoảng dưới 4 tiếng; tàu Hà Nội - Đồng Đăng từ 5 tiếng, rút xuống dưới 5 tiếng.
"Việc rà soát giao cho từng cá nhân, từng bộ phận, khu gian. Tôi sẽ đi kiểm tra đột xuất, nếu sai lệch cho nghỉ việc luôn" - ông Thành cho biết.
Trao đổi về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, các ga,bãi hàng, đường - tài sản quốc gia cấp 1 nên có thể cho thuê hoặc liên kết với các đơn vị để đầu tư rồi hoàn lại. Nhà nước lấy lại hạ tầng đã cho thuê trên nguyên tắc nguồn thu và thời hạn trong bao nhiêu năm. Theo Thứ trưởng Đông, giá phí thuê hạ tầng cần tính toán trên cơ sở m2; phí điều hành đường sắt cũng sẽ nghiên cứu trên cơ sở km rồi tính giá thành, đến khi nhượng quyền thì cũng áp dụng giá đó.
Chia đều lợi ích các bên?
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, kết nối vận tải của Việt Nam đứng thứ 46/186 nước trong danh sách xếp hạng của thế giới, so với năm 2012 thì nay đã tăng được 5 bậc, nhưng với vị trí xếp hạng chỉ trên Lào (quốc gia không có biển), Campuchia và Myanma thì rõ ràng quá kém. Điều này cho thấy nguyên nhân sâu xa là từ việc kết nối các phương thức vận tải (hàng không, hàng hải, đường bộ, đường sắt, đường thủy) là rất yếu.
"Trong các loại hình vận tải, đường sắt quốc gia chiếm ưu thế và có nhiều tiềm năng, nhưng bao năm qua ngành đường sắt vẫn trì trệ không phát triển được cũng bởi tư duy độc quyền. Tuy nhiên, ngồi vào cuộc họp xã hội hóa hôm nay là ngành đường sắt đã đáng biểu dương bởi có sự thay đổi trong tư duy" - Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Thăng: "Nếu để một mình đường sắt làm thì sẽ tiếp diễn cơ chế xin - cho"
Việc điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành đường sắt đến năm 2020, tầm nhìn 2050 là chiến lược nhằm đổi mới toàn diện ngành đường sắt. Trong đó, Bộ trưởng Thăng cho rằng, đổi mới thì phải hiện đại hóa hệ thống đường sắt hiện có, nâng tốc độ chạy tàu lên 80-90km/h đối với tàu khách và 50-60km/h đối với tàu hàng; ưu tiên các tuyến đường sắt khổ đôi là Hà Nội -Vinh và TPHCM - Nha Trang.
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, đường sắt là lĩnh vực khó khăn, hạ tầng đã sử dụng cả trăm năm nay nên việc thay đổi sẽ khó khăn. Tuy nhiên, việc xúc tiến thay đổi Luật Đường sắt là mở cửa cho việc thay đổi hạ tầng đường sắt, cho phép chuyển nhượng quyền khai thác và tạo ra cơ sở phát triển.
"Mọi người dân và doanh nghiệp đều có thể tham gia, chứ không thể một mình ĐSVN làm, bởi nếu một mình đường sắt làm thì sẽ tiếp diễn cơ chế xin - cho, chạy vạy, như thế không thể phát triển được. Muốn đổi mới thì phải chấp nhận xóa bỏ những cái cũ. Riêng những vấn đề liên quan đến đất, an ninh quốc phòng là do Nhà nước quản lý và không được phép chuyển nhượng. Đối với các nhà đầu tư, có thể thuê đất để sử dụng nhưng chỉ phục vụ trong phạm vi phát triển các vấn đề liên quan đến đường sắt, chứ không thể làm bất động sản hay các lĩnh vực khác. Còn với người dân, hành khách, lợi ích mà họ được hưởng chính là dịch vụ, là chất lượng và tiết kiệm thời gian, để mỗi chuyến đi tàu là một trải nghiệm thú vị" - Bộ trưởng Thăng nói rõ.
Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu rà soát lại Luật hiện hành, các nghị định, thông tư đối với đường sắt. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước về xã hội hóa đường sắt để đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc nhượng quyền, có thể làm thí điểm để việc nhượng quyền khả thi.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Công an muốn dời ga ra khỏi nội đô, phía đường sắt phản ứng Trong buổi làm việc với Bộ GTVT hôm qua (15/4), Công an TP Hà Nội đã kiến nghị dịch chuyển nhà ga đường sắt ra khỏi nội đô thủ đô Hà Nội nhằm đảm bảo việc điều tiết giao thông. Tuy nhiên, lãnh đạo Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam lập tức bác bỏ kiến nghị này. Đưa ra kiến nghị này,...