Thủ tướng Lebanon kêu gọi bầu cử sớm sau thảm hoạ
Thủ tướng Lebanon Hassan Diab cho biết sẽ đề nghị tổ chức bầu cử sớm để phá vỡ thế bế tắc đang đẩy nước này vào một cuộc khủng hoảng.
“Chúng ta không thể thoát khỏi cuộc khủng hoảng về cơ cấu của đất nước nếu không tổ chức các cuộc bầu cử quốc hội sớm”, ông Diab nói trong một bài phát biểu trên truyền hình hôm 8/8, lặp lại những yêu cầu của một phong trào biểu tình đã bùng lên từ tháng 10/2019, nhằm yêu cầu các nhà lãnh đạo bất tài và tham nhũng từ chức.
“Hôm 10/8, tôi sẽ đề xuất với nội các một dự thảo luật về các cuộc bỏ phiếu quốc hội sớm”, ông nói thêm.
Hàng nghìn người biểu tình tập trung ở trung tâm thủ đô Beirut hôm 8/8 để bày tỏ phẫn nộ với chính phủ sau vụ nổ lớn. Ảnh: AP
Video đang HOT
Hồi tháng 5/2018, Lebanon đã tổ chức các cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên trong vòng 9 năm, sau khi quốc hội chia rẽ sâu sắc của nước này liên tục gia hạn nhiệm kỳ của mình. Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu đã thất bại trong việc lay chuyển giai cấp thống trị cố hữu của đất nước.
Ông Diab đã thành lập một chính phủ gồm những nhà kỹ trị hồi tháng một để giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất của Lebanon suốt nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo chính trị vẫn sa vào bế tắc dù nhiều lần cam kết cải cách.
Hôm 8/8, ông tuyên bố cho giới cầm quyền của nước này “hai tháng để nhất trí và mở đường cho việc thực hiện các cải cách”, đồng thời đe doạ sẽ từ chức nếu thời hạn này không được đáp ứng.
Ngay trước bài phát biểu của ông, một nhóm người biểu tình đã chiếm trụ sở Bộ Ngoại giao Lebanon ở thủ đô Beirut, trong khi hàng nghìn người tụ tập ở Quảng trường Liệt sĩ cách đó vài trăm mét.
Người biểu tình đốt các tài liệu, gỡ chân dung của Tổng thống Michel Aoun khỏi tường và ném nó xuống đất. Họ cũng tuyên bố trụ sở Bộ Ngoại giao giờ là “cơ quan đầu não của cách mạng”, treo cờ có hình nắm đấm đã trở thành biểu tượng cho các cuộc biểu tình chống chính phủ trên toàn quốc. Họ bị quân đội giải tán khỏi toà nhà vài giờ sau đó.
Giận dữ và tuyệt vọng đang bao trùm Beirut khi 2.750 tấn amoni nitrat phát nổ hôm 4/8, phá hủy hàng loạt nhà dân và cả những công trình mang tính biểu tượng. Ít nhất 158 người chết, 6.000 người bị thương, thiệt hại ước tính lên đến 5 tỷ USD.
Người dân cáo buộc chính quyền đã quản lý yếu kém và lơ là trách nhiệm khi để kho amoni nitrat tồn tại ở cảng Beirut mà không có biện pháp an toàn trong 6 năm qua. Chính quyền cam kết sẽ điều tra đến cùng sự việc và buộc những người đứng sau thảm kịch phải chịu trách nhiệm.
16 người liên quan tới cảng Beirut, gồm tổng giám đốc cảng vụ, đã bị bắt. Tuy nhiên, ít người Lebanon tin tưởng vào hứa hẹn của chính quyền. Một số dựng giá treo cổ giả ở quảng trường như lời cảnh báo với các lãnh đạo Lebanon.
Mỹ không loại trừ khả năng vụ nổ Beirut là tấn công
Chánh văn phòng Nhà Trắng cho biết Mỹ không loại trừ hoàn toàn khả năng vụ nổ ở Beirut là tấn công nhưng nhấn mạnh họ vẫn đang thu thập thông tin tình báo.
"Hy vọng đây chỉ là một tai nạn thương tâm và không phải là một hành động khủng bố, nhưng chúng tôi vẫn đang xem xét tất cả thông tin tình báo", Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows ngày 5/8 nói trong một cuộc phỏng vấn với CNN.
Nhà cửa hư hại sau vụ nổ ở Beirut hôm 4/8. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Mỹ Trump nói ngày 5/8 tại Nhà Trắng rằng không ai có thể nói chắc liệu vụ nổ tàn khốc ở Beirut là vụ tấn công hay sự cố. "Sao bạn có thể quả quyết đây là tai nạn? Ai đó đã lưu trữ những chất dễ nổ, có thể câu chuyện chỉ đơn giản như vậy. Nhưng cũng có khả năng đó là một cuộc tấn công. Tôi không nghĩ ai có thể nói chắc chắn ngay bây giờ".
Trong khi đó, một nguồn tin giấu tên nói với Reuters rằng kết quả điều tra ban đầu cho thấy lơ là trách nhiệm là nguyên nhân dẫn đến thảm họa. Người này cho biết vấn đề lưu trữ an toàn amoni nitrat đã được trình ra trước vài ủy ban và thẩm phán nhưng không biện pháp nào được thực hiện để loại bỏ vật liệu này.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết nước này vẫn đang thu thập thông tin và "hầu hết mọi người tin rằng đây là một tai nạn".
Kho chứa 2.750 tấn amoni nitrat, thường được sử dụng để sản xuất phân bón, tại cảng ở Beirut phát nổ ngày 4/8 với sức công phá ngang 240 tấn TNT, làm rung chuyển thành phố. Vụ nổ khiến ít nhất 135 người chết, hơn 5.000 người bị thương và hàng chục người mất tích. Lên tới 300.000 người mất nhà cửa, thiệt hại ước tính trong khoảng 3 - 5 tỷ USD.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 5/8 điện đàm với Thủ tướng Lebanon Hassan Diab, cam kết hỗ trợ nước này khắc phục hậu quả. Pompeo sau đó nói trong một cuộc họp báo rằng Mỹ sẽ thông báo các biện pháp hỗ trợ Lebanon trong vài ngày tới.
Tổng thống Pháp sắp đến Lebanon Tổng thống Emmanuel Macron sẽ tới Beirut vào ngày mai sau khi Pháp điều ba máy bay chở nhân viên cứu hộ, thiết bị y tế và một phòng khám di động. Ngày 6/8, ông Macron sẽ tới Beirut để "gặp tất cả quan chức chính trị quan trọng", bao gồm Tổng thống Michel Aoun và Thủ tướng Hassan Diab, Điện Elysee hôm...