Thủ tướng làm việc tại Bình Dương: Không để lây nhiễm tại bệnh viện
Sáng 27-6, đoàn công tác của Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đã kiểm tra công tác phòng chống dịch tại tỉnh Bình Dương là nơi có đông công nhân.
Thủ tướng thăm và kiểm tra công tác phòng chống COVID-19 tại một nhà máy trong Khu công nghiệp Mỹ Phước 2, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương – Ảnh: MAI XUÂN
Cùng đi với Thủ tướng có Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và lãnh đạo các bộ, ngành trung ương.
Tại khu điều trị bệnh nhân COVID-19 đặt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Thủ tướng Phạm Minh Chính biểu dương công tác phòng, chống dịch, công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương hiện đang điều trị cho 146 bệnh nhân COVID-19 tại khu cách ly.
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương cho biết trước diễn biến số ca dương tính tăng nhanh (tính tới hết ngày 26-6, tỉnh có 226 ca lây nhiễm trong cộng đồng), tỉnh đã có kế hoạch mở thêm bệnh viện dã chiến 100 giường và có khả năng mở rộng lên 200 giường.
Ngoài ra, lực lượng quân sự cũng chuẩn bị khu vực cách ly có khả năng đáp ứng 10.000 chỗ. Thủ tướng chia sẻ với đội ngũ cán bộ y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương nói riêng và đội ngũ y bác sĩ cả nước nói chung đang ngày đêm chiến đấu bảo vệ sức khỏe người dân.
Video đang HOT
Thủ tướng lưu ý rút kinh nghiệm vừa qua, một số cơ sở y tế chủ quan mất cảnh giác nên để xảy ra dịch tại bệnh viện là “điểm cuối” chống dịch. Vì vậy, bệnh viện phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt hơn, không để xảy ra lây nhiễm từ trong bệnh viện.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trực tiếp đến thăm thân nhân, người nhà của bệnh nhân đang điều trị COVID-19 tại bệnh viện. Sau khi đi thăm thực địa, Thủ tướng có cuộc họp làm việc với lãnh đạo Bình Dương tại UBND tỉnh.
Có kế hoạch tiêm vắc xin cho công nhân
UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành kế hoạch tiêm vắc xin phòng, chống COVID-19, mục tiêu là trên 95% công dân trên 18 tuổi (tổng cộng gần 1,5 triệu người) sẽ được tiêm vắc xin với nhu cầu hơn 3,2 triệu liều (mỗi người tối thiểu 2 liều).
Tuy nhiên, trường hợp trung ương chưa có phân bổ thêm, số lượng chỉ theo quyết định của Bộ Y tế về phân bổ vắc xin theo nghị quyết 21 (ban hành từ tháng 2-2021), Bình Dương sẽ chỉ có trên 561.000 liều vắc xin.
Vì vậy, tỉnh sẽ cần mua thêm hơn 2,6 triệu liều vắc xin nữa mới đạt nhu cầu tiêm cho người dân, trong đó có công nhân.
Thủ tướng: Mua vaccine nhanh nhất, nhiều nhất, thống nhất giữa tư nhân và Nhà nước
Chiều 21/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến với 32 địa phương về công tác phòng chống dịch Covid-19. Đây là các địa phương đang có dịch hoặc có các khu công nghiệp, khu chế xuất lớn.
Cùng dự cuộc họp tại điểm cầu trụ sở Chính phủ có Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành; các Bộ trưởng, lãnh đạo các Bộ, cơ quan Trung ương. Dự cuộc họp tại các các đầu cầu địa phương có các đồng chí Bí thư Thành ủy, Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố, Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất...
Thủ tướng Chính phủ làm việc với địa phương về công tác phòng chống Covid-19.
Địa phương đã báo cáo diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19 và những đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Các Bộ trưởng cũng đã giải đáp các kiến nghị, đề xuất của các địa phương liên quan tới công tác chống dịch nhằm duy trì, không để đứt gãy các hoạt động sản xuất kinh doanh, giao thông vận tải liên tỉnh, phòng chống dịch trong các nhà máy.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá, tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường và khó dự báo. Một lần nữa Thủ tướng nhắc lại, dịch có thể bùng phát bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu nên không được chủ quan lơ là, mất cảnh giác. Phải rút kinh nghiệm để điều chỉnh cách làm, cách tiếp cận mới phù hợp với tình hình. Tuy nhiên, với kết quả đạt được rất tích cực, Chính phủ đã biểu dương Bộ Y tế, thành phố Hà Nội, các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang và đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh. Thủ tướng đề nghị cần phải vừa làm, vừa sơ kết, tổng kết và đánh giá khen thưởng kịp thời với các tập thể, cá nhân.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định quan điểm tư tưởng chỉ đạo chống dịch như chống giặc, lấy người dân là chủ thể trung tâm, huy động cả hệ thống chính trị. Lần này, hệ thống chính trị tại cơ sở phải vào cuộc quyết liệt hơn và phải nắm được ở cơ sở. Ngoài ra, cần phải quản lý đối tượng địa bàn, phối hợp chặt chẽ hơn giữa công an, quân đội và các lực lượng chuyên trách để làm tốt công tác bảo vệ cách ly, an ninh trật tự, an toàn, an dân. Theo đó, cấp ủy tổ chức đảng là hạt nhân, cùng MTTQ và các đoàn thể chính trị khác phối hợp với người dân.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định quan điểm tư tưởng chỉ đạo chống dịch như chống giặc, lấy người dân là chủ thể trung tâm, huy động cả hệ thống chính trị.
Thủ tướng nhận định, cần phải phát huy cao độ hơn nữa tính tự lực, tự cường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm với chức năng nhiệm vụ quyền hạn được quy định. Sẵn sàng cho 4 tại chỗ, ứng phó cho phù hợp, không trông chờ, ỷ lại vào Trung ương, không mong đợi sự giúp đỡ của các cơ quan hay tỉnh bạn. Ngoài ra, cần nắm chắc dự báo tình hình, vận dụng sáng tạo các quy định vào tình hình thực tiễn trên cơ sở quy định của Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo, chủ trương của Đảng, Nhà nước, tổ chức thực hiện linh hoạt sáng tạo, lấy thực tế để kiểm nghiệm. Phải nắm chắc diễn biến tình hình, đưa ra giải pháp phù hợp với địa phương, cơ quan đơn vị. Dứt khoát không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác khi chưa có dịch hoặc mất bản lĩnh, lo sợ, mất bình tĩnh khi dịch xảy ra.
Thủ tướng cho rằng cần phải thực hiện hiệu quả hơn nữa chiến lược vaccine và khẳng định cần mua vaccine nhanh nhất, nhiều nhất có thể, chống cạnh tranh giữa tư nhân và Nhà nước, phải thống nhất lại một mối. Bên cạnh đó, cần tiếp nhận chuyển giao nhanh hơn và mạnh mẽ hơn công nghệ sản xuất vaccine.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị cần xây dựng cụ thể chiến dịch tiêm vaccine ở tất cả các tỉnh thành và các bộ ngành.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị cần xây dựng cụ thể chiến dịch tiêm vaccine ở tất cả các tỉnh thành và các bộ ngành, cũng như rút kinh nghiệm từ thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi địa bàn cần có kịch bản rất rõ ràng và tháo gỡ khó khăn trong chống dịch với tinh thần 3 không: Không nói thiếu tiền; không nói thiếu nguồn nhân lực; không nói thiếu thể chế, cơ sở vật chất, vật tư, sinh phẩm.
Thủ tướng nhấn mạnh, mục tiêu kép là rất khó khăn nhưng khó vẫn phải làm để khẳng định mình và có thêm kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo. Phải bám sát thực tiễn, dự báo tốt tình hình để đưa ra các quyết sách chính xác, hiệu quả, mang lại niềm tin cho nhân dân và đưa ra những giải pháp, nhiệm vụ hiệu quả có tính khả thi. Hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách đang ban hành, đồng thời tiếp tục sơ kết, bổ sung để làm tốt hơn.
Tiếp tục thực hiện công thức 5K vaccine, hoàn thiện ứng dụng công nghệ chặt chẽ, rộng rãi, đồng thời phòng ngừa tích cực, phát hiện sớm, cách ly nhanh, điều trị hiệu quả, sớm ổn định tình hình. Bao vây phong tỏa diện hẹp, giãn cách diện rộng. Không quá máy móc về đơn vị hành chính mà căn cứ vào tình hình dịch bệnh để thực hiện phong tỏa, cách ly, giãn cách linh hoạt và chỉ ở cơ sở.
Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện tiêu chuẩn, quy định thí điểm cách ly tại nhà và phát huy tối đa hiệu quả tổ Covid-19 cộng đồng. Xét nghiệm nhanh và xét nghiệm sớm là chìa khóa dập dịch thành công./.
Ngành Ngoại giao cần chủ động, nhạy bén, sáng tạo vì lợi ích quốc gia-dân tộc Sáng ngày 19/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với Bộ Ngoại giao về việc triển khai đường lối đối ngoại theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kiên trì, kiên định, cương quyết giữ vững đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,...