Thủ tướng Kosovo nhiễm nCoV
Thủ tướng Kosovo Avdullah Hoti ngày 2/8 cho biết ông đã dương tính với nCoV và sẽ tự cách ly trong hai tuần tới.
Thủ tướng Hoti, 44 tuổi, trong một bài đăng trên Facebook thông báo ông “không có triệu chứng nào ngoại trừ ho rất nhẹ”. “Tôi sẽ cách ly trong hai tuần tới. Tôi vẫn sẽ thực hiện mọi nghĩa vụ tại nhà”, ông cho biết thêm.
Thủ tướng Kosovo Avdullah Hoti. Ảnh: AFP.
Như các quốc gia khác thuộc vùng Balkan, Kosovo bắt đầu chứng kiến làn sóng tăng mạnh số ca nhiễm nCoV từ tháng 6. Kosovo là một trong những nước nghèo nhất châu Âu với hạ tầng y tế rất mong mạnh.
Quốc gia với 1,8 triệu dân đến nay ghi nhận gần 9.000 ca nhiễm nCoV và gần 250 trường hợp tử vong.
Người đứng đầu các công đoàn ngành y tế Kosovo hồi đầu tháng cảnh báo nước này có thể trở thành Vũ Hán của vùng Balkan. Thành phố Vũ Hán là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19 tại Trung Quốc.
Covid-19 bùng phát hồi tháng 12/2019, xuất hiện tại 213 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 18,2 triệu ca nhiễm, hơn 692.000 ca tử vong.
Video đang HOT
Y tá Pháp: 'Gạt lệ cho mình rồi lau nước mắt bệnh nhân'
Các y bác sĩ Pháp vừa vật lộn với đại dịch trong tình trạng thiếu đồ bảo hộ, vừa canh cánh nỗi lo lây nhiễm cho gia đình.
8 giờ mỗi tối, hàng triệu người dân trên khắp nước Pháp tới ban công của căn hộ, đánh trống, khua nồi niêu, huýt sáo hoặc vỗ tay to nhất có thể. Tất cả để khích lệ tinh thần các nhân viên y tế - những người đã ngày đêm chiến đấu điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19.
Song với hàng trăm ca tử vong mỗi ngày, sức lực của những vị "anh hùng áo trắng" gần như bị đẩy đến giới hạn. Đến nay, Pháp ghi nhận hơn 44.000 trường hợp dương tính với Covid-19 và 3.024 người chết. Trong đó khoảng 5.000 bệnh nhân có triệu chứng nặng đến nghiêm trọng.
"Thức dậy vào sáng nay, tôi đã khóc. Tôi khóc lúc ăn sáng, khóc cả khi đang chuẩn bị sẵn sàng", y tá Elise Cordier đã thừa nhận trên trang Facebook cá nhân.
Nhưng gạt đi tất cả nỗi sợ, cô vẫn phải tiếp tục làm công việc của mình.
"Tôi lau khô nước mắt trong phòng thay đồ. Hít vào và thở ra. Những người còn nằm trên giuờng bệnh kia chắc cũng đang khóc. Và tôi cần phải là người lau nước mắt cho họ", Cordier nói.
Nhân viên y tế cầm mẫu xét nghiệm của người dân tại một trạm kiểm tra Covid-19 ở Paris ngày 30/3. Ảnh: AFP
Dịch bệnh lên cao ở Pháp, các nhân viên y tế tuyến đầu dấn thân vào một cuộc khủng hoảng họ chưa từng nghĩ mình sẽ phải đối mặt trước đây.
"Đội ngũ của chúng tôi e ngại về viễn cảnh mơ hồ trước mắt và suốt cả tháng 4 nữa", giáo sư Elie Azoulay, người đứng đầu bộ phận chăm sóc chuyên sâu của một bệnh viện ở Paris cho biết. Đơn vị này đã bổ sung thêm 50 giường bệnh mới để điều trị cho những người mắc Covid-19.
Tất cả không còn chỗ trống.
"Y bác sĩ cũng lo cho bản thân họ và những người thân yêu. Sợ rằng mình sẽ không trụ nổi trước tình trạng quá tải", giáo sư Azoulay chia sẻ. Chính ông cũng biết rằng, đâu đó trên khắp đất nước, có những đồng nghiệp đã mất mạng.
"Nhưng họ vẫn rất kiên trì, nghiêm túc và tôn trọng bệnh nhân. Các y bác sĩ khiến tôi kinh ngạc", ông nói.
Không chỉ đối mặt với cái chết, đau đớn chứng kiến bệnh nhân chật vật vì chứng hô hấp do phổi bị suy yếu, nhân viên y tế tuyến đầu còn lo lắng mình sẽ là nguồn lây nhiễm cho gia đình.
"Họ gọi đó là cơn sóng thần, hàm ý chúng ta có thể bị nhấn chìm. Họ ái ngại khi trả lời những bệnh nhân nằm trên cáng: 'Xin lỗi, chúng tôi không còn giường trống'", ông Benjamin Davido, giám đốc bộ phận xử lý khủng hoảng y tế tại Bệnh viện Raymond-Poincare, phía tây Paris cho biết.
Nhiều người phải đặt cảm xúc sang một bên. Lo lắng không giải quyết bất cứ vấn đề gì. Tình trạng thiếu hụt khẩu trang y tế và đồ bảo hộ vẫn tiếp diễn. Cơn phẫn nộ của người dân đã lên đỉnh điểm sau cái chết của một bác sĩ hôm 23/3.
Tháp Eiffel hiện dòng chữ Merci (Cảm ơn) để tri ân những y bác sĩ. Ảnh: AFP
Các chuyên gia tâm lý trước đây từng điều trị cho bệnh nhân, giờ chuyển sự chú ý sang chính đồng ngiệp của mình. Tại tỉnh Clermont-Ferrand ở trung tâm nước Pháp, bác sĩ tâm thần Julie Geneste thường xuyên nhận được những cuộc điện thoại chia sẻ nỗi lo "không thể trụ vững" hoặc về "sự xa lánh của bạn bè và người thân do sợ lây nhiễm".
"Chúng tôi chưa chuẩn bị tinh thần cho tình huống này. Một vài đồng nghiệp cảm thấy vô cùng đau khổ. Số khác hoàn toàn sốc. Mọi người đều lo lắng cho gia đình mình", một bác sĩ trẻ tại Paris chia sẻ.
Theo chuyên gia tâm lý Nicolas Dupuis, nhân viên y tế thường đứng trước sự lựa chọn khó khăn, giữa việc chữa trị cho bệnh nhân Covid-19 hay đảm bảo an toàn cho người thân. Bệnh nhân của ông, cũng là y tá tuyến đầu thậm chí đã bị chồng bắt thay quần áo ngay khi vừa trở về nhà và "cáu gắt khi cô đưa tay chạm lên mặt".
Song sự xa lánh từ chính con cái khiến họ phiền lòng hơn cả.
"Con gái 7 tuổi có lần nói với tôi rằng 'Mẹ ơi, nếu mẹ chẳng may nhiễm bệnh, đừng trở về nhà nhé'", một bác sĩ khác kể lại.
Thục Linh
Hủy Đối thoại Shangri-La 2020 vì dịch bệnh COVID-19 Ban tổ chức sự kiện này hôm nay (28-3) thông báo Đối thoại Shangri-La 2020 sẽ không diễn ra vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Bộ trưởng quốc phòng Singapore, ông Ng Eng Hen, phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 18 - Ảnh: MINDEF/CNA Theo Đài Channel News Asia (CAN), Viện Quốc tế nghiên cứu chiến lược (International Institute for...