Thủ tướng kiểm tra phòng chống dịch ở 2 bệnh viện: ĐH Y dược, Chợ Rẫy
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm và kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy. Đây là hai bệnh viện tuyến cuối, mỗi ngày tiếp nhận số lượng lớn bệnh nhân từ các tỉnh phía Nam.
Đầu giờ chiều 13-5, ngay sau buổi làm việc với UBND TP.HCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn công tác của Chính phủ đến thăm và kiểm tra công tác phòng chống dịch tại hai bệnh viện tuyến cuối ở TP.HCM là Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy. Cùng tháp tùng Thủ tướng còn có Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong.
PGS.TS Nguyễn Hoàng Bắc – giám đốc Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM – chia sẻ đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện rất “vui mừng, vinh dự” khi là bệnh viện đầu tiên (mô hình viện – trường) được Thủ tướng ghé thăm.
Báo cáo với Thủ tướng, PGS.TS Nguyễn Hoàng Bắc khẳng định phương châm hoạt động của bệnh viện là “lấy người bệnh làm trung tâm, can thiệp tối thiểu, hiệu quả tối đa”. Đến nay bệnh viện có gần 4.000 nhân sự với quy mô 1.000 giường, có 80 phòng khám ngoại trú và 22 phòng mổ.
Ngoài ra, bệnh viện có hơn 44 chuyên khoa sâu thực hiện thăm khám, điều trị toàn diện, đa mô thức cho người dân 63 tỉnh thành với lượng bệnh ngoại trú đạt 7.000 lượt khám/ngày (một ngày có khoảng 14.000 người cả bệnh nhân và người nhà ra vào bệnh viện).
“Và trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, bệnh viện có nhiều nhân viên y tế chi viện cho Đà Nẵng, Quảng Nam và bây giờ đơn vị đang có 210 nhân viên y tế nộp đơn sẵn sàng ra tuyến đầu chống dịch”, ông Bắc chia sẻ.
Đoàn công tác của Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu làm việc với Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM – Ảnh: DUYÊN PHAN
Về công tác phòng chống dịch COVID-19, PGS Nguyễn Hoàng Bắc khẳng định khi dịch bệnh xảy ra, bệnh viện đã chủ động chuẩn bị rất nhiều về nhân lực, vật lực; đưa ra rất nhiều phương án về chuyên môn, kiến thức phòng chống dịch nghiêm chỉnh, thực hiện đúng, đủ, kịp thời chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia, Bộ Y tế, UBND TP.HCM và Sở Y tế TP.HCM.
Ông nêu 14 giải pháp, trong đó có xây dựng kế hoạch và diễn tập các tình huống có ca F0 hoặc F1 trong khuôn viên bệnh viện; tổ chức sàng lọc, phân luồng, khai báo y tế 100% người vào bệnh viện; tập huấn cho toàn bộ nhân viên sẵn sàng tham gia công tác phòng và điều trị cho bệnh nhân COVID-19; tổ chức khu vực cách ly và mỗi khoa lâm sàng đều có 1 phòng cách ly, sẵn sàng trong trường hợp có ca nghi nhiễm…
Ngoài ra, bệnh viện còn tổ chức phòng xét nghiệm đạt chuẩn xét nghiệm xác định ca dương tính với năng lực xét nghiệm Real Time PCR là 2.000 mẫu/ngày và đã hỗ trợ HCDC xét nghiệm cho gần 7.300 mẫu. Định kỳ 7-14 ngày bệnh viện tổ chức xét nghiệm ngẫu nhiên nhóm nhân viên y tế, người bệnh có nguy cơ cao.
Video đang HOT
Sau khi làm việc với Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM, Thủ tướng tiếp tục làm việc với Bệnh viện Chợ Rẫy – Ảnh: DUYÊN PHAN
Cho rằng vấn đề căng thẳng nhất với bệnh viện hiện nay là quá tải (20 bệnh nhân phải chuyển qua các cơ sở y tế khác/ngày), PGS.TS Nguyễn Hoàng Bắc mong muốn Chính phủ, UBND TP.HCM có cơ chế thoáng để bệnh viện có nhiều hình thức liên doanh, liên kết, hợp tác, đầu tư nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất và dịch vụ khám chữa bệnh.
“Mong muốn lớn nhất của chúng tôi hiện nay là UBND TP.HCM tạo điều kiện để bệnh viện mua hoặc giao hoặc thuê một mảnh đất nào đó để có diện tích đất xây dựng cơ sở, nhân rộng mô hình viện – trường như hiện nay” – PGS.TS Nguyễn Hoàng Bắc nói.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thay mặt Chính phủ gửi lời tri ân, cảm ơn đến tất cả lực lượng tuyến đầu chống dịch, trong đó có đội ngũ thầy thuốc cả nước suốt thời gian qua hết sức trách nghiệm với một tinh thần yêu nước, tinh thần thầy thuốc như mẹ hiền. Qua đó góp phần đầy lùi 3 đợt dịch lớn trước đó, và lần này đây đang tích cực ngăn chặn đợt dịch thứ 4.
Phân tích nhiều nguyên nhân xảy ra dịch tại Việt Nam, Thủ tướng khẳng định so với các nước, Việt Nam đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Và tư tưởng chỉ đạo chung của Đảng, Chính phủ ta là với tinh thần “bảo vệ lợi ích nhân dân là trên hết”, trong đó đặc biệt bảo vệ sức khỏe của nhân dân. “Không vì phát triển kinh tế mà hi sinh sức khỏe của nhân dân. Do đó phải kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa phòng chống dịch và phát triển đất nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Ông nói rằng muốn chuyển từ trạng thái “phòng ngự sang tấn công” thì phải phòng thủ tốt, bằng việc tăng cường huy động mọi nguồn lực xét nghiệm trên diện rộng, từ đó phát hiện sớm, cách ly nhanh và điều trị tích cực. Xây dựng các kịch bản ứng phó với các nguy cơ có thể xảy ra; tăng cường trang thiết bị, vật tư y tế, bệnh viện dã chiến, song song việc đẩy mạnh tìm kiếm các nguồn vắc xin và sản xuất vắc xin.
Ngoài ra, ông cho rằng các cấp chính quyền cần phải nhanh chóng ổn định tình hình; tăng cường phân cấp, phân quyền (tỉnh lo cho tỉnh, huyện lo cho huyện, xã lo cho xã, thôn ấp lo cho thôn ấp và mỗi nguời phải ý thức lo cho bản thân mình) và đặc biệt là: “Không được nóng vội mà phải hết sức tỉnh táo, bản lĩnh để chống dịch”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng đánh giá cao các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 của Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM, đặc biệt là chủ động đào tạo, tập huấn phòng dịch cho nhân viên. Tuy vậy, Thủ tướng nhắc nhở bệnh viện cần phải thực hiện các giải pháp này nhuần nhuyễn sát với thực tế, tránh tình trạng “tập huấn thì hay, khi vào thực tế lại không làm được”.
Dẫn chứng sự cố tại Bệnh viện K và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương (Hà Nội), Thủ tướng khẳng định “có sự chủ quan trong bệnh viện, trong đội ngũ nhân viên y tế” và lưu ý Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM với một lượng bệnh cực lớn như thế tuyệt đối không được chủ quan trong phòng chống dịch.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đang tiếp tục làm việc với Bệnh viện Chợ Rẫy…
Tự chủ không được “bỏ rơi” người bệnh
Hoan nghênh tinh thần tự chủ của bệnh viện, Thủ tướng lưu ý không vì tự chủ lại quên mất, “bỏ rơi” người bệnh. “Bệnh viện nói lấy người bệnh làm trung tâm, tôi xin bổ sung thêm mấy ý là lấy cơ sở y tế là nền tảng, thầy thuốc làm động lực, là người truyền cảm hứng, tạo nên niềm tin cho bệnh nhân”, Thủ tướng gửi gắm.
Dịch bệnh phức tạp, Thủ tướng nhấn mạnh chuyển trạng thái phòng ngự sang tấn công
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tinh thần "chuyển trạng thái phòng chông dịch từ phòng ngự sang chủ đông tấn công, song phải hài hòa giưa phòng ngư và tân công" trước tình hình dịch bệnh phức tạp.
Thủ tướng cho rằng phải chống 2 khuynh hướng, một là lơ là, chủ quan, mất cảnh giác và hai là hoảng sợ, hoang mang, dao động - Ảnh: Chinhphu.vn
Thông tin được nêu ra trong thông cáo báo chí về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4-2021, do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì ngày 5-5.
Về tình hình phòng chống dịch là nội dung được ưu tiên tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính thống nhất vơi nhận định chúng ta cơ bản kiểm soát được tình hình, song nguy cơ dịch bệnh là rất cao, có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
Tuy vậy, từ kinh nghiệm thực tiễn cho thấy dịch bệnh diễn biến phức tạp khó lường hơn, hậu quả nặng nề hơn và xử lý khó khăn hơn, việc nhập cảnh, cư trú trái phép có xu hướng tăng. Trong khi xuất hiện tư tưởng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, việc quản lý cách ly tập trung, sau cách ly còn bất cập; biến chủng mới của virus SARS-Cov-2 lây lan nhanh.
Trước tình hình dịch bệnh có diễn biến mới, Thủ tướng nêu rõ chúng ta phải có cách tiếp cận mới, tư tưởng, quan điểm chỉ đạo mới, tạo cơ sở cho tổ chức thực hiện với tinh thần "chuyển trạng thái phòng chông dịch từ phòng ngự sang chủ đông tấn công, song phải hài hòa giưa phòng ngư và tân công".
Cùng với việc quán triệt nghiêm các chỉ đạo, Thủ tướng cho rằng phải chống 2 khuynh hướng, một là lơ là, chủ quan, mất cảnh giác và hai là hoảng sợ, hoang mang, dao động, hoăc cưc đoan. Vì vây, phải tỉnh táo, linh hoạt, sáng tạo trong điều hành, xử lý tình huống dưa trên thưc tiên.
Đây mạnh sư dụng công nghê tiên tiên, các biện pháp mạnh; nhập vắc xin và tiêm vắc xin trên diện rộng, trong đó ưu tiên các đối tượng tuyến đầu, có nguy cơ lây nhiễm cao.
Thủ tương yêu câu Bộ Y tế rà soát, xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí quy định về dịch, nguy cơ lây nhiễm (như có nguy cơ, nguy cơ cao, thấp...) trong cộng đồng, đề xuất, hướng dẫn các giải pháp cụ thể và thiêt kê các công cụ giám sát, kiêm tra.
Từ đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ vào chức năng, quyền hạn, tình hình cụ thể, từ các tiêu chuẩn, tiêu chí của Bộ Y tế, chủ động quyết định các biện pháp cụ thể, phù hợp với thưc tiên, vừa bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vừa bảo đảm phòng chống dịch hiệu quả.
Tăng cương phân câp, phân quyên tư trung ương tơi địa phương trong công tác phòng chông dịch, song phải làm viêc trên tinh thân "đúng vai, thuôc bài" và "Chính phủ không làm thay cho tỉnh, cho huyện, cho xã".
Thưc hiên nghiêm các quy định phòng chông dịch, nhât là "5K vắc xin" của Bộ Y tế. Các cơ quan, đơn vị, địa phương phải quyêt liêt trong thưc hiên, cũng như trong giám sát thưc hiên nhiêm vụ này.
Bên cạnh biêu dương, khen thương cá nhân, đơn vị làm tôt, phải siêt chăt kỷ luât, kỷ cương, chông tư tương chủ quan, lơ là, mât cảnh giác, thiêu trách nhiêm trong quản lý, tô chưc thưc hiên các biên pháp phòng chông dịch.
Tăng cương thông tin truyên thông trung thực, khách quan, đúng bản chất về công tác phòng chống dịch bệnh và hiệu quả đã đạt được đê nhân dân biêt, yên tâm và tích cưc tham gia trong phòng chông, khăc phục hâu quả dịch bênh xảy ra.
"Chính phủ kêu gọi toàn thể nhân dân trong nươc cũng như kiều bào ta ở nước ngoài vì lợi ích của mỗi cá nhân, cộng đồng và của quốc gia, dân tộc tự giác thực hiện nghiêm các quy định của các cấp có thẩm quyền về phòng chống, khắc phục hậu quả của dịch COVID-19", Thủ tướng nhấn mạnh huy đông sưc mạnh của cả hê thông chính trị tham gia phòng chông dịch.
Điêu hành chính sách tiền tệ, tài khóa linh hoạt hơn
Về tình hình kinh tế - xã hội, Thủ tướng cho rằng còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: "Bên cạnh nhưng tín hiêu tôt, tích cưc, nhưng chúng ta vân còn nhiêu lo lăng, đê nghị các thành viên Chính phủ nhân thưc rõ vân đê này. Môi bô, môi ngành, địa phương phải chủ đông, tích cưc xư lý nhưng vân đê còn hạn chê".
Theo đó, trọng tâm là rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, xây dưng tiêu chuân, tiêu chí trong quản lý nhà nươc đê tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm và tăng cương giám sát, kiêm tra việc tổ chức thực hiện.
Điêu hành chính sách tiền tệ, tài khóa linh hoạt hơn, phù hợp hơn vơi thưc tê để góp phần thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm ôn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và các cân đôi lớn của nền kinh tế. Tập trung xử lý sớm 12 dự án yếu kém, thua lỗ, thúc đây giải ngân vôn đâu tư công.
Khân trương nghiên cưu, xây dưng các dư án tăng cương đâu tư cho khu vưc Đông băng sông Cưu Long, Tây Nguyên và các khu vưc kinh tê trọng điêm.
Bộ GD-ĐT đề nghị truy tặng Huân chương Dũng cảm cho SV Nguyễn Văn Nhã Ngày 4/5, Bộ GD-ĐT đã có tờ trình gửi Thủ tướng về việc đề nghị truy tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho em Nguyễn Văn Nhã. Bộ GD-ĐT đề nghị truy tặng Huân chương Dũng cảm cho SV Nguyễn Văn Nhã Căn cứ vào Luật Thi đua, khen thưởng và Nghị định số 91/2017/NQ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi...