Thủ tướng khuyên người già trên 60 tuổi nên ở nhà
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ trong buổi làm việc, kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Cục Quân y ( Bộ Quốc phòng) chiều 22-3.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo Bộ Quốc phòng trao đổi về công tác phòng chống dịch COVID-19 – Ảnh: Đ.BÌNH
“Người trên 60 tuổi hãy ở nhà, hạn chế tiếp xúc với người khác, hạn chế tụ tập đông người, đeo khẩu trang khi ra ngoài và nơi công cộng, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát trùng, tăng cường dinh dưỡng, tập luyện, nâng cao sức khỏe” – Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói trong buổi làm việc, kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Cục Quân y (Bộ Quốc phòng) vào chiều 22-3.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương, ghi nhận lực lượng quân đội đã “ngày đêm quên mình chăm sóc, hỗ trợ hàng vạn người cách ly tập trung dù ban đêm hay ban ngày, trời nắng hay mưa”. Rất nhiều cử chỉ, hành động của người lính trong phòng chống dịch COVID-19 đã đem lại niềm tin cho nhân dân…
Ghi nhận, biểu dương nhưng Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị quân đội, nhất là lực lượng tham gia các công việc phòng chống dịch, các điểm cách ly “phải bảo vệ chính mình, mọi đơn vị, cán bộ chiến sĩ phải phòng chống bệnh tật, đeo khẩu trang, rửa tay, ăn uống, tập luyện, giữ gìn sức khỏe, không để dịch bệnh lây vào đơn vị quân đội”.
Trong giai đoạn cao điểm sắp tới cần cố gắng, nỗ lực hơn nữa, hi sinh thời gian, bao quát mọi công việc điều hành việc cách ly toàn quốc thành công.
Theo thượng tướng Trần Đơn, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đến thời điểm này quân đội chưa ghi nhận có quân nhân nào mắc bệnh nhưng có 426 người phải cách ly, trong đó 176 người đã hết cách ly.
Số công dân cách ly tập trung trong các doanh trại quân đội là gần 35.000 người, nhưng hơn 50% số này đã hết cách ly, hiện chỉ còn trên 16.500 người đang cách ly trong các doanh trại quân đội.
Quân đội của chúng ta luôn là trụ cột của quốc gia, đặc biệt khi đất nước lâm nguy, giặc giã, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm thì vai trò chủ đạo, tính chất nòng cốt của quân đội càng được thể hiện rõ hơn và phát huy mạnh mẽ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Video đang HOT
Thứ trưởng Trần Đơn cho biết Bộ Quốc phòng đã bố trí 140 điểm với khả năng tiếp nhận gần 45.000 người cùng lúc. Đến thời điểm này, đã triển khai 109 điểm, đang cách ly tại 91 điểm với 16.538 người về từ Trung Quốc, châu Âu, các nước khối ASEAN, Hàn Quốc, Mỹ, Anh…
Hiện vẫn còn 31 điểm chưa triển khai, và 31 điểm này có thể tiếp nhận gần 30.000 người. Bộ Quốc phòng vẫn đang chỉ đạo các đơn vị trong toàn quân rà soát doanh trại để tiếp tục bổ sung các điểm cách ly mới.
Bộ Quốc phòng muốn mở rộng nghiên cứu về SARS-CoV-2
Bộ Quốc phòng đề xuất Thủ tướng Chính phủ có cơ chế điều hành, chỉ huy, bảo đảm thống nhất từ Chính phủ đến các bộ, ngành, địa phương để triển khai và phản ứng nhanh với các cấp độ dịch, nhất là khi tình huống xảy ra trên diện rộng.
Chỉ đạo Bộ Khoa học và công nghệ cho phép các đơn vị quân y được mở rộng nghiên cứu về SARS-CoV-2 để đề xuất các biện pháp phòng chống cao hơn.
Tăng cường lực lượng, trang thiết bị bảo đảm đầy đủ cho công tác cách ly công dân tại các doanh trại quân đội. Bổ sung ngân sách bảo đảm cho các nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng.
ĐỨC BÌNH
Những đôi vợ chồng bác sĩ cùng kề vai chiến đấu với corona
Trong cuộc chiến chống virus corona, có không ít bác sĩ là các cặp vợ chồng. Những người bạn đời trở thành đồng nghiệp cùng hỗ trợ lẫn nhau để đẩy lùi dịch bệnh nguy hiểm.
Bác sĩ Huang Hanping 54 tuổi (bên phải) và vợ Zhang Li, cùng làm việc tại bệnh viện Vũ Hán Jinyintan. Cả hai gặp gỡ vào năm 1988 khi đang là nghiên cứu sinh và kết hôn sau khi tốt nghiệp. Năm 2003, khi dịch bệnh SARS bùng phát, cặp đôi từng cùng nhau chữa trị cho bệnh nhân.
Thường ngày, họ đảm nhận nhiệm vụ tại mỗi vị trí riêng biệt. Giờ đây, khi dịch viêm phổi corona hoành hành, họ tiếp tục kề vai sát cánh, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc. Cả hai khẳng định "không có gì để lo sợ" và viết tên của bạn đời lên bộ đồ bảo hộ. Mong ước của cặp vợ chồng là dịch bệnh sớm kết thúc và họ có thể trở về trường đại học năm xưa để ngắm mùa hoa anh đào. Trong ảnh, mỗi người đang trò chuyện với người bệnh.
Vợ chồng Liu Wei (42 tuổi) và Fang Guoyan (44 tuổi) gặp gỡ và phải lòng nhau khi cùng công tác tại bệnh viện Jinyintan (Vũ Hán). Họ kết hôn vào năm 2002. Trước dịch bệnh nghiêm trọng, hai vợ chồng phải gửi người con gái 17 tuổi về nhà họ hàng, còn họ ở lại thành phố, làm nhiệm vụ ở tuyến đầu chống virus corona.
Trong ảnh, Liu Wei đang cởi bỏ khẩu trang sau khi rời khỏi khu vực cách ly. Còn người vợ Fang Guoyan rơi nước mắt khi nghĩ đến tình trạng bệnh thiếu máu của con gái vẫn chưa dấu hiệu khả quan.
Cặp vợ chồng bác sĩ Zhou Xia và Yang Zhifeng (cùng 42 tuổi) kết hôn năm 2003. Kể từ khi virus corona lan rộng, hai vợ chồng chiến đấu liên tục ở tuyến đầu và có rất ít thời gian để chăm sóc người thân, dù người mẹ của Yang đang bị bệnh gout dày vò.
Tòa nhà nơi Zhou đảm nhận công việc xem xét bệnh lý rất gần với khu làm việc của vợ, song hai người hiếm có cơ hội gặp nhau vì bận rộn liên tục. Họ phải luân phiên sắp xếp ca trực để đảm bảo có người về nhà trông nom cho gia đình. Tại bệnh viện, hai vợ chồng thường xuyên gửi ảnh cho nhau để cập nhật tình hình và trấn an lẫn nhau.
Bác sĩ Deng Xiongbo (trái) và vợ Xie Jiaquiang đã kết hôn được 10 năm và chưa từng to tiếng với nhau bao giờ. Trong vòng một tháng từ lúc dịch bệnh bùng phát, cặp vợ chồng chưa từng trở về nhà và bệnh viện trở thành nơi ở của họ.
Trong ảnh, Deng đang chẩn đoán hình ảnh chụp cắt lớp của bệnh nhân. Bộ phận của anh trở nên quá tải hơn bao giờ hết khi số ca nhiễm bệnh tăng lên mỗi ngày. Còn về phía Xie, công việc y tá của cô trở nên nặng nề hơn khi ngoài những nhiệm vụ chuyên môn, cô phải đảm bảo chăm sóc tốt cho bệnh nhân.
Li Yi (phải) và người vợ Ding Han khẳng định cả hai đều không hề run sợ khi nhận nhiệm vụ ở tuyến đầu, dù họ là những người thường xuyên có mặt tại khu cách ly và dễ bị lây nhiễm hơn ai hết. Làm việc đến kiệt sức, Li cho hay mỗi khi hai vợ chồng về nhà, cả hai đều mệt mỏi và rã rời đến mức không còn sức nói chuyện với nhau.
Hiện tại, bác sĩ Li hy vọng bệnh dịch nguy hiểm sớm được đẩy lùi, giúp anh chuyên tâm giúp đỡ việc học hành của con cái. Một người con của anh đang học cấp 2 và chuẩn bị thi chuyển cấp. "Một trường cấp 3 tốt có thể giúp đứa trẻ có nhiều khả năng đỗ đại học top đầu hơn", người bố giải thích lý do anh lo lắng chuyện thi cử của con.
Theo Zing
Những 'người hùng' thầm lặng Trước sự bùng phát và lây lan nhanh của nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm, các y, bác sĩ chỉ có giải pháp duy nhất là đối diện với nó, chăm sóc, điều trị tốt cho bệnh nhân để sớm đẩy lùi dịch bệnh. Bác sĩ, điều dưỡng Khoa Hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai chăm...