Thủ tướng: ‘Không thể dùng biện pháp phong tỏa mãi’
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng không thể sử dụng biện pháp phong tỏa mãi, vì khó khăn cho nhân dân và nền kinh tế là rất lớn.
Sau khi nhấn mạnh quan điểm trên tại buổi làm việc chiều 1/9 với hơn 70 nhà khoa học trong lĩnh vực y tế, Thủ tướng nói phải đẩy lùi và chiến thắng dịch bệnh bằng tổng hòa các giải pháp. Mục tiêu của cả nước là không để dịch lây lan, có giải pháp thích nghi an toàn với dịch bệnh, giảm tỷ lệ tử vong bằng vaccine và thuốc.
Nhiều nước đã chuyển đổi chiến lược, xác định quan điểm “sống chung”, thích ứng với dịch bệnh. Vaccine và thuốc điều trị là chiến lược lâu dài, công cụ quyết định. “Ứng dụng khoa học trong phòng chống dịch là chìa khóa cốt lõi của thành công, để chiến thắng dịch bệnh”, Thủ tướng nói.
Đây là lần thứ hai người đứng đầu Chính phủ nhắc lại quan điểm phải sống chung lâu dài với dịch bệnh. Ngày 29/8, tại cuộc họp với đại diện hơn 1.000 xã, phường thuộc 20 tỉnh, thành đang giãn cách xã hội, Thủ tướng nhấn mạnh phải xác định nhận thức về tính chất khốc liệt, khó lường, khó dự báo của đại dịch.
“Chúng ta đặt mục tiêu kiềm chế, kiểm soát, song cũng xác định cuộc chiến này còn lâu dài, phải sống chung lâu dài với dịch bệnh, không thể khống chế tuyệt đối, phải thích ứng và có cách làm phù hợp”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi gặp mặt các nhà khoa học trong lĩnh vực y tế, chiều 1/9. Ảnh: Nhật Bắc
Việc chống dịch chưa có tiền lệ nên các giải pháp về y tế chủ yếu dựa vào trí tuệ các nhà khoa học. Việt Nam đẩy lùi các đợt dịch bệnh trước đây dựa trên ba yếu tố: Sự chỉ đạo của các cấp; nhân dân đồng lòng; ứng dụng khoa học chống dịch.
“Công cuộc chống dịch của chúng ta giống như xây ngôi nhà. Để nhà vững chắc, chúng ta không thể thiếu những cây cột vững chãi, đó là ứng dụng khoa học trong chống dịch”, Thủ tướng phân tích và chỉ rõ đó là những đóng góp về biện pháp chống dịch; nghiên cứu, sản xuất vaccine, thuốc chữa bệnh; xây dựng phác đồ điều trị bệnh nhân Covid-19…
Video đang HOT
Trong cuộc chiến chống dịch gần hai năm nay, các nhà khoa học Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả. Việt Nam là một trong bốn nước đầu tiên nuôi cấy, phân lập thành công nCoV; phát triển các bộ kit xét nghiệm Covid-19; thử nghiệm lâm sàng, thí điểm thuốc kháng virus; thử nghiệm vaccine có tiến triển tích cực.
Cùng với lực lượng tuyến đầu chống dịch, các nhà khoa học là lực lượng “tiền phương” thầm lặng nghiên cứu, sớm tìm ra thuốc, vaccine, phương pháp điều trị… và “cũng phải đối mặt với hiểm nguy không kém”.
Thủ tướng trao đổi với các nhà khoa học, chiều 1/9. Ảnh: Nhật Bắc
Tuy nhiên, Thủ tướng nêu rõ để chiến thắng Covid-19, cần sự cố gắng nhiều hơn của các nhà khoa học. “Tất cả ý kiến liên quan đến Covid-19 gửi đến Thủ tướng sẽ được xử lý, gửi tới cơ quan có trách nhiệm ngay trong ngày”, người đứng đầu Chính phủ cho biết.
Thời gian tới, các nhà khoa học cần có giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng điều trị bệnh nhân Covid-19, nhằm thực hiện mục tiêu giảm ca tử vong.
Tại buổi làm việc, PGS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, cho rằng việc triển khai các trung tâm hồi sức tích cực là cần thiết nhưng không đủ mà cần nhiều giải pháp kết hợp để giảm ca tử vong do Covid-19.
Ông đánh giá việc tập trung nguồn lực điều trị ca nhiễm ở tầng 1 (triệu chứng nhẹ, không triệu chứng) và tầng 2 (có bệnh nền, người cao tuổi, phụ nữ mang thai), trong có lập trạm y tế ngay tại xã, phường là đúng. “Hệ thống điều trị ba tầng đã phát huy rõ rệt, giảm ca tử vong”, ông Nhung nói.
GS Trương Việt Dũng, Chủ tịch Hội đồng Đạo đức quốc gia trong nghiên cứu y sinh học và PGS Lê Văn Truyền, Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc (Bộ Y tế), đều khẳng định sẽ làm việc khẩn trương, họp bất kỳ lúc nào để xem xét, đánh giá vaccine trong nước.
Thủ tướng: Cuộc chiến không tiếng súng, kẻ thù vô hình, đầy nguy hiểm
Nhận định, cả nước bước vào "cuộc chiến chống dịch như chống giặc" trường kỳ 2 năm, Thủ tướng cho rằng, "cuộc chiến không tiếng súng", kẻ thù vô hình, nguy hiểm, khó khăn hơn cả chiến trường súng đạn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với 70 nhà khoa học; các giáo sư, bác sĩ chiều 1/9 (Ảnh: TTXVN).
Chiều 1/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với 70 nhà khoa học; các giáo sư, bác sĩ; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các bệnh viện, trường đại học, viện nghiên cứu ngành y dược học; đại diện các hội đồng khoa học và cơ quan quản lý khoa học ngành y tế.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, qua 35 năm đổi mới, đất nước đạt được nhiều thành tựu quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, trong những thành tựu đó có sự đóng góp của toàn Đảng, toàn dân và có sự đóng góp rất lớn, rất quan trọng của ngành y trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
Đảng, Nhà nước và nhân dân biết ơn đội ngũ khoa học ngành y qua các thời kỳ, nhất là các đợt dịch SARS 2003, và bây giờ là đại dịch Covid-19.
Thủ tướng khái quát, sau gần hai năm chống dịch Covid-19, lãnh đạo Chính phủ muốn lắng nghe, tiếp thu các ý kiến để điều chỉnh hoạt động chỉ đạo, điều hành chống dịch cho phù hợp. Kinh nghiệm của các nhà khoa học, chuyên gia phòng chống dịch, nghiên cứu, sản xuất vắc xin, theo đó, là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước xác định được những biện pháp hiệu quả để đẩy lùi đại dịch.
Tại cuộc họp, nhiều nhà khoa học bày tỏ quyết tâm cống hiến cho sự nghiệp y học nước nhà, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay. Nhiều nhà khoa học thực tế đang có những đóng góp tích cực trong công cuộc phòng chống dịch bệnh.
Các nhà khoa học báo cáo Thủ tướng những nỗ lực, sáng kiến trong việc nâng cao hiệu quả công tác xét nghiệm, bóc tách các F0, F1, bảo vệ vùng xanh và điều trị các bệnh nhân F0.
Một lần nữa nhấn mạnh, ghi nhận sự đóng góp vô cùng to lớn của ngành y đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở Việt Nam gần 2 năm qua, Thủ tướng cho biết, nhân tố cốt lõi để người Việt đẩy lùi, chiến thắng dịch bệnh có thể khái quát hóa 3 trụ cột chính: Sự quyết liệt của cả hệ thống chính trị; Sự đồng lòng của Nhân dân; Ứng dụng các biện pháp khoa học chống dịch, dự phòng bằng vắc xin và các biện pháp chữa trị cùng với thuốc.
Ngành y là trụ cột quan trọng trong công tác chống dịch về biện pháp khoa học chống dịch, đóng góp về nghiên cứu, sản xuất vắc xin và thuốc chữa bệnh và đóng góp về chữa bệnh.
Thủ tướng muốn lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia ngành y có kinh nghiệm chống dịch, nghiên cứu, sản xuất vắc xin để điều chỉnh hoạt động chỉ đạo, điều hành chống dịch cho phù hợp.
Thủ tướng nhận định, cả nước đã bước vào "cuộc chiến chống dịch như chống giặc", cũng đã chiến đấu trường kỳ gần 2 năm qua. Ông cho rằng, đây là "cuộc chiến không tiếng súng", phải chiến đấu với kẻ thù vô hình. Tính chất cuộc chiến, vì vậy, đầy nguy hiểm, khó khăn, thậm chí hơn cả việc đương đầu trên chiến trường súng đạn.
Thủ tướng chỉ rõ, để chiến thắng dịch Covid-19 nói riêng và dịch bệnh nói chung, hơn lúc nào hết, Chính phủ cần sự cố gắng, nhiệt huyết hơn nữa của đội ngũ các chuyên gia, nhà khoa học để phát triển nền y học Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới.
Trong đó, người đứng đầu nhấn mạnh, phải xác định rõ nền y học của Việt Nam là nền y học khoa học, dân tộc, đại chúng, vì nhân dân phục vụ; y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng; y tế chuyên sâu đồng bộ và cân đối với y tế cộng đồng; gắn kết y học cổ truyền với y học hiện đại, quân y kết hợp với dân y, y tế trong nước kết hợp với y tế ngoài nước.
Thủ tướng mong muốn mỗi cá nhân, tập thể các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực y tế trong và ngoài nước, phát huy truyền thống lâu đời và với kinh nghiệm, sự tâm huyết, trách nhiệm tiếp tục chung sức, đồng lòng, bằng những hành động quyết liệt, thiết thực, hiệu quả, quyết tâm cùng cả nước chiến thắng đại dịch Covid-19, bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho nhân dân, sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Sở chỉ huy tại ổ dịch Thanh Xuân "không bóng người" khi Thủ tướng kiểm tra Sau khi kiểm tra thực tế tại điểm nóng dịch ở phường Thanh Xuân Trung (Hà Nội), Thủ tướng đã kiểm tra đột xuất sở chỉ huy tiền phương thì thấy nơi này không có người trực. Chiều 31/8, ngay sau đến kiểm tra tại Bệnh viện dã chiến ở quận Hoàng Mai, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính đã đến kiểm...