Thủ tướng: Không ngày nào Chính phủ không làm việc vì doanh nghiệp
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong thời gian qua, với nhiều sự kiện xúc tiến đầu tư, hàng trăm cuộc tiếp xúc và đối thoại với doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực, bình quân không có ngày nào Chính phủ và Thủ tướng không làm việc với doanh nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam sáng nay, 31.7. (Ảnh: VGP/Quang Hiếu)
Sáng nay, ngày 31.7, Hội doanh nhân trẻ Việt Nam (DNT) và sáng kiến phát triển khu vực tư nhân tiểu vùng Mekong MBI đã tổ chức Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam lần thứ 2 với chủ đề “Chương trình hành động của khu vực tư nhân từ Nghị quyết Trung ương 5″.
Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn lời Chủ tịch Ngân hàng Thế giới đã nói trong năm 2014: “Việt Nam đang nắm giữ tương lai tươi sáng nhờ vào đội ngũ lãnh đạo và doanh nghiệp tư nhân năng động ở Đông Nam Á. Nếu có sự sáng tạo của khu vực này thì thành công nối tiếp thành công và hàng triệu người Việt Nam sẽ có việc làm, hướng tới sự thịnh vượng của thế giới”.
“Tôi có cùng nhìn nhận với vị Chủ tịch này. Hiện quyết tâm chính trị và quan điểm của Đảng, Nhà nước về vai trò, vị trí của khu vực kinh tế tư nhân sẽ trở nên sâu sắc và toàn diện hơn bao giờ hết”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, kinh tế tư nhân sẽ là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Chính phủ đã và đang nỗ lực xóa bỏ mọi rào cản, tạo mọi thuận lợi phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh và đúng hướng.
Thủ tướng chia sẻ, kết quả thăm dò vừa rồi của diễn đàn cho thấy mong muốn của doanh nghiệp là có một Chính phủ hành động. “Đây là tiêu chí mà Chính phủ đã đưa vào chương trình nghị sự và mục tiêu hàng đầu”, Thủ tướng cho hay.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong thời gian qua, với nhiều sự kiện xúc tiến đầu tư, hàng trăm cuộc tiếp xúc và đối thoại với doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực, bình quân không có ngày nào Chính phủ và Thủ tướng không làm việc với doanh nghiệp về chủ đề doanh nghiệp.
“Nhờ đó, một loạt cải cách chính sách đã được ban hành, tồn tại được nhận diện như nợ xấu, ngân hàng yếu kém, thoái vốn khỏi doanh nghiệp Nhà nước, cổ phần hóa DNNN, thanh kiểm tra môi trường đầu tư kinh doanh đã cải thiện rõ nét ở nước ta”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ.
Video đang HOT
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh khu vực kinh tế tư nhân đang tạo vốn bổ sung nhiều gấp 3 lần so với DNNN. Chìa khóa tăng trưởng kinh tế Việt Nam nằm nhiều ở khu vực kinh tế tư nhân. Nguyên tắc là những gì tư nhân làm tốt thì nhà nước tạo điều kiện cho tư nhân làm, đây là con đường đúng đắn.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết thêm theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới Việt Nam đã tăng 9 bậc trong môi trường kinh doanh. Tuy vậy, hiện vẫn còn nhiều bất cập như chi phí bến bãi, lãi vay ngân hàng, các chi phí không chính thức…
Thủ tướng nhấn mạnh khu vực kinh tế tư nhân đang tạo vốn bổ sung nhiều gấp 3 lần so với DNNN. (Ảnh: VGP/Quang Hiếu)
“Nhận thức vấn đề này, Chính phủ đã tiếp tục hành động mạnh mẽ hơn để môi trường kinh doanh tốt hơn nữa. Chính phủ đã chỉ đạo các NHTM giảm lãi suất. Thống đốc NHNN đã yêu cầu các ngân hàng giảm tối thiếu 0,5% lãi suất cho vay. Các chi phí khác như bảo hiểm, BOT… hiện rà soát để giảm tiếp thời gian tới tạo điều kiện cho doanh nghiệp thành công”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Trước những thông điệp của Thủ tướng, ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội (GELEXIMCO), cam kết sinh ra là doanh nghiệp tư nhân thì chỉ có cống hiến và khát vọng.
“Chúng tôi luôn phấn đầu. Ngày xưa khi tôi khởi nghiệp chỉ có 200.000 đồng và đến bây giờ đã có 3 tỷ USD. Tôi tin khi được tạo điều kiện, tài sản của doanh nghiệp sẽ còn tăng rất nhiều lần so với hiện nay. Chúng tôi chỉ mong muốn làm sao để GDP tăng trưởng gấp nhiều lần hiện nay”, ông Tiền cam kết.
Ông DonLam, thành viên sáng lập và Tổng giám đốc tập đoạn VinaCapital, cho biết hiện quỹ này đang đầu tư vào nhiều doanh nghiệp Việt Nam như công ty Kinh Đô, Công ty Hoà Phát và hiện những doanh nghiệp này đang có mức vốn hoá rất lớn trên thị trường. Ví như Hoà Phát bây giờ có mức vốn hoá là 200 tỷ USD. Thời gian tới, VinaCapital sẽ tăng cường đầu tư thêm vào nhiều doanh nghiệp Việt Nam hơn nữa.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, kinh tế tư nhân sẽ là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Chính phủ đã và đang nỗ lực xóa bỏ mọi rào cản, tạo mọi thuận lợi phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh và đúng hướng.
Theo Danviet
Nỗi khắc khoải của Thủ tướng
"Tất cả chúng ta chưa thể yên lòng khi cuộc sống của một số gia đình người có công còn khó khăn. Còn nhiều liệt sĩ đến nay chưa tìm được hài cốt, chưa xác định được danh tính. Những điều này đã để lại nỗi đau khắc khoải trong lòng người thân và trong mỗi cán bộ đang có trách nhiệm" - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Chiều 22/7, tại TP. Tam Kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương và 400 đại biểu tham dự Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu do tỉnh Quảng Nam tổ chức nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ.
Tại Quảng Nam, cứ khoảng 4 người thì có 1 người là đối tượng chính sách, người có công với cách mạng. Tỉnh Quảng Nam có trên 65.400 liệt sĩ, trên 30.500 thương binh và trên 45.300 người có công với cách mạng. Cả tỉnh có 14.795 bà mẹ Việt Nam anh hùng, chiếm 1/6 số bà mẹ Việt Nam anh hùng của cả nước.
Thủ tướng và các đại biểu dự hội nghị biểu dương người có công.
Điều đáng mừng là cả tỉnh cũng có hàng ngàn hộ gia đình chính sách sản xuất, kinh doanh giỏi; có nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả như mô hình kinh tế trang trại, chăn nuôi, trồng trọt...
Sau khi nghe lãnh đạo tỉnh Quảng Nam báo cáo về công tác chăm sóc người có công, nghe gương người có công tiêu biểu kể các câu chuyện vượt khó vươn lên, Thủ tướng bày tỏ khâm phục sự cố gắng lớn của các thương binh, bệnh binh, người có công đã chia sẻ khó khăn chung của địa phương, của đất nước.
Khẳng định chính các thương binh, bệnh binh đã vượt qua mất mát to lớn, chiến thắng thương tật, bệnh tật, tiếp tục mang sức lực, trí tuệ của mình để đóng góp xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp, trong đó có người trở thành bác sĩ, kỹ sư, nhà doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà giáo..., Thủ tướng mong những người có công tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, gương mẫu thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp hơn.
Thủ tướng cho rằng qua số liệu thống kê thì Quảng Nam là nơi chịu hy sinh gian khổ, mất mát lớn nhất trong cả nước, là mảnh đất kiên cường, bất khuất, sẵn sàng nhận lấy nỗi đau cho riêng mình.
"Ngày hôm nay, trên mảnh đất thiêng liêng này, tất cả chúng ta thực sự tự hào về quê hương Quảng Nam anh hùng, bất khuất; tự hào về những bà mẹ, những người con trung dũng, kiên cường đã góp phần làm nên những chiến thắng vĩ đại, những chiến công oanh liệt trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước", Thủ tướng nhấn mạnh.
Lãnh đạo Chính phủ tri ân: "Tất cả chúng ta bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và gửi lời thăm hỏi đến thân nhân các anh hùng liệt sĩ, thương binh, cựu chiến binh, con em của hơn 40 tỉnh, thành trong cả nước đã tham gia chiến đấu và hy sinh trên chiến trường Quảng Nam năm xưa".
Thủ tướng cho rằng chiến tranh đã qua đi 42 năm, các thế hệ người Việt đã thực hiện tương đối tốt đạo lý "uống nước nhớ nguồn", đã thực hiện trên phạm vi cả nước công tác đền ơn đáp nghĩa, xác định đây là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Thủ tướng: "Chúng ta không được phép mình tự hài lòng về những kết quả đã đạt được trong việc chăm sóc người có công".
Những kết quả tìm kiếm các liệt sỹ phần nào xoa dịu nỗi đau, mất mát của người ở lại, "thể hiện trách nhiệm của chúng ta đối với những người đã hy sinh vì Tổ quốc", Thủ tướng bày tỏ. "Tuy nhiên, tại hội nghị này, chúng ta cần nhấn mạnh rằng chúng ta không được phép mình tự hài lòng về những kết quả đã đạt được", Thủ tướng nói.
Qua các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc cử tri, người dân các địa phương và tỉnh Quảng Nam, Thủ tướng nhận thấy còn nhiều việc trước mắt và lâu dài cần thực hiện tốt hơn nữa.
"Tất cả chúng ta chưa thể yên lòng khi cuộc sống của một số gia đình người có công còn khó khăn. Việc chăm sóc sức khỏe khi đau yếu, việc chữa trị những vết thương do chiến tranh để lại, việc chăm lo học hành và giải quyết việc làm chưa được chu đáo. Vẫn còn những người, những gia đình chưa được hưởng đầy đủ chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước. Nhiều trường hợp người có công chưa hoàn tất được hồ sơ để hưởng chế độ. Còn nhiều liệt sĩ đến nay chưa tìm được hài cốt, chưa xác định được danh tính. Những điều này đã để lại nỗi đau khắc khoải trong lòng người thân và trong mỗi cán bộ đang có trách nhiệm", Thủ tướng chia sẻ.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, 100% người có công trên cả nước có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú và giải quyết căn bản hồ sơ xác nhận người có công với cách mạng tồn đọng.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục huy động nguồn lực, thực hiện hỗ trợ gần 9.000 nhà ở cho người có công đã được Bộ LĐTB&XH thẩm định để giải quyết cơ bản về nhà ở đối với người có công trong năm tới.
"Tôi thường nói với Bộ LĐTB&XH rằng chúng ta không chỉ quan tâm đến những người đã khuất, tức là chăm lo phần mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ mà chúng ta phải dành nguồn lực cần thiết để quan tâm những người còn sống, đó là đối tượng chính sách nói chung, đặc biệt là gia đình liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng", Thủ tướng nói.
P.T
Theo Dantri
Thủ tướng yêu cầu lập lại trật tự vỉa hè 'bình đẳng và không có vùng cấm' Việc trông giữ xe trái phép, lấn chiếm lòng lề đường... sẽ bị xử lý nghiêm theo chỉ thị mới ban hành. Theo chỉ thị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ Giao thông được giao lập và triển khai kế hoạch tháng cao điểm thực hiện quy định pháp luật và xử lý vi phạm hành lang an toàn giao thông đường...