Thủ tướng: ‘Không để Covid-19 quay trở lại’
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói người Indonesia nghi nhiễm Covid-19 dù đã âm tính nhưng là bài học để Việt Nam tăng cường kiểm soát người nước ngoài nhập cảnh.
Phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương chiều 2/7, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu cả hệ thống chính trị phải phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng y tế, quân đội, công an và chính quyền địa phương trong thực hiện phòng, chống dịch.
“Tuyệt đối không chủ quan. Nếu dịch bệnh vào Việt Nam lần thứ hai sẽ xoá nhoà kết quả mà chúng ta đã có”, Thủ tướng nói.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu cơ quan chức năng xem xét tình hình thế giới để quyết định việc “mở cửa như thế nào, mở đến đâu”, bảo đảm an toàn cho đất nước. Ông chỉ đạo Bộ Công an, Quốc phòng kiểm soát chặt chẽ việc xuất nhập cảnh qua đường hàng không, đường mòn, lối mở và cách ly bắt buộc công dân về từ vùng có dịch.
Cho biết hàng ngày lãnh đạo Chính phủ nhận được rất nhiều tin nhắn nói “con tôi nhỏ tuổi đang ở bên kia, tôi hết tiền bạc, tôi đang bị kẹt chỗ này”, ông Phúc nhấn mạnh dù không thể đưa hết công dân về nước, Việt Nam sẽ bố trí đón những trường hợp đặc biệt như học sinh, trẻ em, người già, người đi thăm thân…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương ngày 2/7. Ảnh: VGP
Video đang HOT
Bên cạnh phòng, chống dịch, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành chú trọng chính sách đảm bảo việc làm, đời sống nhân dân, nhất là những người bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Ông nói, hệ thống tài chính quốc gia có thể “bơm thêm tiền cho hệ thống an sinh xã hội”, không để ai quá khổ, quá khó khăn trong đại dịch.
Các Bộ Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước được giao chủ động cân đối nguồn triển khai các gói hỗ trợ, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định. Trong đó, các bộ chú ý nguồn vay tổ chức quốc tế, phát hành trái phiếu Chính phủ và các nguồn hợp pháp khác, “kể cả dự trữ ngoại hối trong trường hợp cần thiết”.
Để vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế đất nước, người đứng đầu Chính phủ đề nghị lãnh đạo các địa phương chú trọng giải ngân vốn đầu tư công. Chính phủ sẽ thành lập đoàn kiểm tra tiến độ giải ngân một số dự án.
“Lần này Chính phủ và Thủ tướng phải ra tay. Ai không giải ngân được thì điều chuyển sang nơi khác”, ông Phúc nói. Giải ngân vốn đầu tư công góp phần đẩy mạnh tăng trưởng cho đất nước; là căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các ngành, địa phương.
Thủ tướng mong ngành Nông nghiệp phấn đấu xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, ngành công thương đảm bảo đủ điện cho sản xuất, ngành xây dựng phát triển nhà ở xã hội, ngành du lịch tiếp tục quảng bá Việt Nam là điểm đến an toàn, hấp dẫn của toàn cầu, giảm giá nhưng không giảm chất lượng dịch vụ…
Ngân hàng nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách gia hạn nợ, miễn giảm lãi suất chi phí cho khoản vay mới và khoản vay hiện hữu, đồng thời nghiên cứu chương trình cho vay hỗ trợ, cho vay ổn định khẩn cấp với doanh nghiệp chịu thiệt hại lớn do dịch bệnh.
Bảo hiểm Xã hội được giao nghiên cứu báo cáo cấp có thẩm quyền tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp tạm dừng, miễn đóng Bảo hiểm xã hội; công đoàn xem xét miễn giảm phí công đoàn 2% trong năm nay để hỗ trợ cho doanh nghiệp.
“Cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương cần có niềm tin và quyết tâm làm việc vì Đảng, vì nhân dân và vì trách nhiệm. Chính phủ và Thủ tướng nói chủ trương một thì bộ trưởng, bí thư, chủ tịch các địa phương phải có biện pháp mười để đưa chủ trương vào cuộc sống”, ông Phúc nhấn mạnh.
Người Indonesia nghi nhiễm ở TP HCM âm tính nCoV 290 Việt Nam ưu tiên phòng dịch khi mở lại đường bay quốc tế Các nhóm biện pháp chống Covid-19 của Việt Nam Đề xuất bổ sung nhóm lao động được hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng 19
Số ca nhiễm mới Covid-19 vẫn tăng mạnh, hơn 239 nghìn người tử vong
Theo thống kê trên trang Worldometers, tính đến 7h sáng 2/5 (giờ Việt Nam), thế giới có gần 3,4 triệu người nhiễm Covid-19, với hơn 239 nghìn người tử vong và hơn 1 triệu người hồi phục.
Dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới gây ra (Covid-19) đã xuất hiện ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Mỹ. Thống kê cho thấy, trong 24h giờ qua, nước này đã có thêm hơn 35 nghìn ca nhiễm mới và 1.892 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt là 1.131.015 và 65.738.
Số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 tại Mỹ đều cao gấp nhiều lần so với các nước khác. Tại Tây Ban Nha, tổng số ca nhiễm hiện là 242.988 với 24.824 ca tử vong, tăng thêm 3.648 ca nhiễm mới và 281 ca tử vong trong 24 giờ qua. Italia cũng ghi nhận thêm 1.965 ca nhiễm mới và 269 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm Covid-19 ở nước này lên 207.428 trường hợp, trong đó 28.236 người đã thiệt mạng.
Số ca nhiễm mới dịch Covid-19 tiếp tục tăng mạnh ở nhiều khu vực
Trong số các nước châu Âu, Anh hiện có tổng số ca nhiễm là 177.454, thấp hơn nhiều so với Tây Ban Nha và Italia, nhưng số ca tử vong của nước này chỉ đứng sau Italia với 27.510 trường hợp. Trong 24 giờ qua, số ca nhiễm mới và tử vong do dịch Covid-19 của nước này đều tăng mạnh, lần lượt là 6.201 và 739 người. Trước đó, hôm 30/4, Thủ tướng Boris Johnson cho hay Anh "đã qua đỉnh dịch".
Hôm 1/5, Nga ghi nhận thêm 7.933 ca nhiễm mới, mức tăng trong một ngày cao nhất kể từ khi dịch bùng phát, nâng tổng số người nhiễm lên 114.431. Số người chết tăng thêm 96, nâng tổng số ca tử vong lên 1.169. Nga đã đóng cửa hầu hết nơi công cộng từ cuối tháng 3. Tổng thống Putin thông báo kéo dài kỳ nghỉ có lương tới hết ngày 11/5, đồng thời cảnh báo nước Nga chưa qua đỉnh dịch.
Brazil, điểm nóng mới tại Nam Mỹ, ghi nhận 6.729 ca nhiễm mới và 509 ca tử vong. Hiện quốc gia này có tổng số người nhiễm là 92.109, trong đó 6.410 trường hợp đã tử vong. Trước đó, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã phủ nhận tính nghiêm trọng của Covid-19. Ông cho rằng, người dân Brazil cần tiếp tục cuộc sống không có sự phong tỏa phòng dịch nhằm tránh khiến nền kinh tế đi xuống.
Cũng trong ngày 1/5, Đông Nam Á có thêm 1.725 ca nhiễm mới, nâng số người nhiễm toàn khu vực lên 46.179, trong đó 1.558 người đã tử vong. Singapore, vùng dịch lớn nhất khu vực, báo cáo thêm 932 người nhiễm. Đây là ngày thứ 9 liên tiếp số ca nhiễm hàng ngày của Singapore dưới mức 1.000, nâng tổng số ca nhiễm Covid-19 nước này lên 17.101. Nước này hiện có 16 người chết do dịch.
Indonesia, nước có số người chết do Covid-19 cao nhất Đông Nam Á, báo cáo thêm 8 trường hợp, nâng tổng số ca tử vong trên toàn quốc lên 800. Ca nhiễm ở nước này hiện ở mức 10.551, tăng 433 trường hợp so với một ngày trước đó. Philippines ghi nhận thêm 284 ca nhiễm và 11 ca tử vong. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã gia hạn phong tỏa với khu vực thủ đô Manila đến 15/5.
Malaysia ghi nhận thêm 69 ca nhiễm và một ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết lên 6.071 và 103. Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin cho biết, nước này sẽ cho phép phần lớn các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động từ ngày 4/5, giảm bớt một phần các biện pháp hạn chế đã được áp đặt để ngăn Covid-19 lây lan.
Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc hôm 1/5 thông báo 12 ca nhiễm Covid-19 mới, trong đó một nửa là ca ngoại nhập, nâng tổng số người nhiễm ở đại lục lên 82.874. Các ca nhiễm trong nước bao gồm 5 trường hợp ở tỉnh Hắc Long Giang và một ở khu tự trị Nội Mông. Tỉnh Hồ Bắc, nơi khởi phát dịch Covid-19, ghi nhận ngày thứ 27 liên tiếp không phát hiện trường hợp nhiễm mới nào.
Từ hôm nay (2/5), Hồ Bắc hạ phản ứng khẩn cấp với Covid-19 từ mức cao nhất xuống ngưỡng cao thứ hai từ 2/5. Phó tỉnh trưởng Yang Yunyan cho biết, sau hơn ba tháng phòng ngừa và kiểm soát chặt chẽ, sự lây lan của virus corona chủng mới đã bị chặn đứng tại tỉnh này. Ông Yang nói rằng, các biện pháp kiểm dịch cũng được điều chỉnh sau khi hạ mức phản ứng khẩn cấp.
Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo cho hay, chính phủ nước này sẽ lên kế hoạch kéo dài tình trạng khẩn cấp do Covid-19 thêm khoảng một tháng. Thủ tướng Abe lần đầu ban bố tình trạng khẩn cấp về Covid-19 kéo dài một tháng đối với 7 khu vực hôm 7/4, sau đó mở rộng ra toàn quốc. Tình trạng khẩn cấp ở Nhật Bản ít các quy định hạn chế hơn so với Mỹ và các nước ở châu Âu.
Ảnh: Đưa 105 công dân Việt Nam trở về từ Indonesia vào khu cách ly tại Sóc Trăng 105 công dân Việt Nam vừa trở về từ Indonesia được Bộ tư lệnh Quân khu 9 bố trí phương tiện đưa về khu cách ly tại Trung đoàn 897, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Sóc Trăng. Chiều 26/4, Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ đón chuyến bay của hãng hàng không Vietjet đưa 105 công dân Việt Nam trở về...