Thủ tướng: Không để cò đất lộng hành ở 3 đặc khu
Sáng 18.4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển các đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt (gọi tắt là đặc khu).
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp.
Tại phiên họp, đại diện Văn phòng Chính phủ công bố quyết định thành lập Ban chỉ đạo. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, báo cáo về tiến độ xây dựng và kế hoạch triển khai thi hành Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt. Bộ Nội vụ báo cáo về tiến độ và kế hoạch thẩm định 3 đề án thành lập đặc khu: Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.
Sau khi lắng nghe các ý kiến thành viên Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật để trình Quốc hội tại kỳ họp vào tháng 5 tới. Tinh thần là không cầu toàn, phải khẳng định quyết tâm cao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ với tư duy thống nhất, mạnh dạn xây dựng một thể chế đột phá, tạo động lực phát triển cho 3 đơn vị, lan tỏa đến các vùng kinh tế và cả nước, góp phần phát triển kinh tế đất nước nhanh và bền vững. Thể chế, chính sách tại các đặc khu không trái với Hiến pháp, có tính vượt trội, thông thoáng, có lợi thế để cạnh tranh quốc tế. Chính sách phải nhất quán, ổn định và lâu dài. Dự án Luật cập nhập số liệu mới nhất, xác định rõ lợi thế so sánh khu vực và quốc tế, đánh giá kỹ lưỡng tác động trong ngắn hạn và lâu dài, có tầm nhìn tổng thể, chiến lược để hoạch định các chính sách thu hút nhà đầu tư chiến lược.
Thủ tướng yêu cầu không để “cò đất”, xã hội đen mua bán đất lộng hành trên địa bàn.
Trước nhiều ý kiến về ưu đãi đầu tư, tài chính, ngành nghề kinh doanh, mức thuế và thời hạn, Thủ tướng đề nghị không để khoảng trống trong quản lý Nhà nước khi Luật có hiệu lực. Cần tiếp tục lắng nghe, chọn lọc, tiếp thu, hoàn thiện dự án Luật. Cần có phương án tiếp thu, giải trình chặt chẽ, thuyết phục về lợi ích và chi phí.
Thủ tướng yêu cầu tổ chức bộ máy và công tác cán bộ phải có sự chuẩn bị kỹ càng để khi Luật có hiệu lực thì có thể vận hành ngay. Quy định về tổ chức bộ máy theo hướng chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, được phân cấp mạnh về thẩm quyền trong quản lý. Bộ Nội vụ cần làm rõ công việc gì là của Chính phủ, việc gì của địa phương. Xác định rõ mô hình tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, thẩm quyền cụ thể của các cơ quan, kể cả quân đội, công an, tòa án, viện kiểm sát, thi hành án, ngoại giao, thuế, hải quan, kho bạc Nhà nước… Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch tổng thể các việc cần phải làm, cần có bảng phân công, điểm lại tất cả các đầu việc phải chuẩn bị để không sót việc.
Video đang HOT
Nhấn mạnh 3 đặc khu này không chỉ của 3 tỉnh mà là của cả nước, Thủ tướng yêu cầu 3 tỉnh cần nghiêm khắc chấn chỉnh công tác quản lý đất đai, quản lý rừng, quản lý môi trường. Phải bảo đảm trật tự xã hội, không để “cò đất”, xã hội đen mua bán đất lộng hành trên địa bàn.
“Tất cả việc gì mà bộ, ngành cần hướng dẫn cụ thể để 3 tỉnh triển khai công tác chuẩn bị, chẳng hạn hướng dẫn của Bộ Nội vụ về bộ máy, về chuyên môn thì phải làm sớm, làm ngay. Tinh thần là giao quyền mạnh mẽ cho trưởng đặc khu”, Thủ tướng nói. Phải dồn nỗ lực vào công tác quy hoạch để có một quy hoạch dài hơi, thực sự có chất lượng. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, kể cả nhân lực quản lý và các ngành nghề được xem là ưu tiên phát triển. Quan tâm vấn đề chọn nhà đầu tư chiến lược vào các đặc khu.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh vai trò của công tác tuyên truyền, tạo đồng thuận trong xã hội.
Theo Danviet
Thủ tướng: Nói nhiều về chống xâm hại trẻ em, sao tình trạng vẫn xảy ra?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu vấn đề như vậy trong cuộc làm việc với Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ngày 13/4...
Thủ tướng và Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong
Tại cuộc làm việc, Thủ tướng bày tỏ mong muốn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của thanh niên để xử lý, tạo điều kiện cho Đoàn Thanh niên làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình, tạo điều kiện cho lớp trẻ phát triển.
Tại cuộc làm việc, một trong những đề xuất Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên trình Chính phủ xem xét là chỉ đạo chính quyền địa phương nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa cho thanh thiếu nhi, không thực hiện việc sáp nhập các cung, nhà thiếu nhi với các đơn vị sự nghiệp có chức năng không tương đồng.
Về vấn đề khởi nghiệp, ý kiến của một số cán bộ Đoàn Thanh niên đều bày tỏ khó khăn về nguồn vốn. Theo báo cáo do Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong trình bày, hàng năm, Trung ương Đoàn tiếp nhận hàng nghìn dự án xin vay vốn từ các tỉnh, thành đoàn. Tuy nhiên, nguồn vốn của Trung ương Đoàn quản lý còn ít, không đủ đáp ứng nhu cầu của đoàn viên, thanh niên ở cơ sở.
Trung ương Đoàn Thanh niên kiến nghị việc bổ sung nguồn vốn vay Quỹ quốc gia về việc làm cho Đoàn Thanh niên; đề xuất bố trí nguồn vốn để khởi công thực hiện một số dự án đã được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư và phê duyệt trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016- 2020 cũng như bổ sung nguồn vốn đầu tư công trung hạn để thực hiện dự án xây dựng bể bơi chống đuối nước cho thanh thiếu nhi.
Biểu dương đóng góp của thế hệ trẻ vào thành tựu của đất nước năm 2017 và quý I/2018, Thủ tướng đánh giá cao các cấp Đoàn Thanh niên đã tổ chức quyết liệt các phong trào hành động cách mạng: "Thanh niên tình nguyện", "Tuổi trẻ sáng tạo", "Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc" và 3 chương trình đồng hành với thanh niên.
Nhất trí cho rằng "tuổi trẻ là phải sáng tạo", Thủ tướng bày tỏ tin tưởng, với hoạt động sáng tạo, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, lập nghiệp, bồi đắp lý tưởng cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị cho thanh niên, năm "Tuổi trẻ sáng tạo" 2018 sẽ có những hoạt động sôi nổi mạnh mẽ.
Gần đây, không chỉ ở thành phố mà nhiều thanh niên ở nông thôn đã khởi nghiệp thành công. Một số tỉnh, thành đoàn có nhiều hình thức, giải pháp sáng tạo hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp như xây dựng không gian khởi nghiệp cho thanh niên, kết nối các dự án khởi nghiệp và các nhà đầu tư quốc tế, tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp... Có nơi cử lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh trực tiếp lãnh đạo xử lý nguồn lực để hỗ trợ khởi nghiệp.
Kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ đã giao, Thủ tướng vui mừng khi thấy nhiều chương trình, dự án quan trọng, thiết thực được triển khai. Trong 12 nhiệm vụ được Thủ tướng giao phối hợp với Đoàn Thành niên, chỉ còn 3 nhiệm vụ chưa thực hiện được do thiếu nguồn lực và có vướng mắc về thủ tục của nhà tài trợ.
Thủ tướng cũng chỉ ra một số bất cập, tồn tại trong công tác thanh niên như giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa đổi mới; phát huy vai trò xung kích của thanh niên chưa thực sự hiệu quả. Giải quyết việc làm, hỗ trợ lập nghiệp, khởi nghiệp cho thanh niên còn hạn chế.
"Chúng ta đã nói nhiều về phòng chống thương tích, xâm hại trẻ em, chúng ta đã có sự phối hợp với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hay Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng tình trạng này vẫn còn xảy ra", Thủ tướng nêu rõ.
Việc phòng chống đuối nước cho trẻ em chưa đạt kết quả mong muốn. Còn tình trạng một số cấp ủy địa phương chưa quan tâm đúng mức công tác thanh niên.
Thủ tướng yêu cầu Đoàn thanh niên đẩy mạnh phong trào lập nghiệp, khởi nghiệp
Về định hướng nhiệm vụ phối hợp công tác thời gian tới, Thủ tướng đặt vấn đề thanh niên toàn cầu có lý tưởng, hoài bão, văn hóa Việt Nam, sáng tạo, nhiệt huyết, "thanh niên không thể không có khát vọng". Trong công tác phối hợp, chúng ta phải làm thiết thực, có hiệu quả. Các cấp chính quyền phải có tinh thần đổi mới với công tác thanh niên, điều này thể hiện tinh thần chủ động, trách nhiệm.
Nêu rõ phương châm 10 chữ mà Chính phủ đưa ra cho năm 2018 "Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả", Thủ tướng mong muốn thanh niên phải quyết liệt hành động, làm tốt các mặt công tác theo phương châm này, nhất là kỷ cương, kỷ luật, chấn chỉnh tình trạng đi muộn, về sớm.
Nêu các nội dung chính trong công tác phối hợp giữa Chính phủ và Đoàn Thanh niên, Thủ tướng nhấn mạnh việc phối hợp trong công tác giáo dục thế hệ trẻ gắn với xây dựng hình mẫu thanh niên trong thời kỳ mới. Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, an sinh xã hội. Tăng cường phối hợp để chăm lo tốt hơn nhu cầu, lợi ích của thanh niên, chú ý vấn đề giải quyết việc làm, hoạt động hướng nghiệp cho thanh niên.
Bên cạnh đó, cần quan tâm thỏa đáng đến hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh cho thanh niên, nhất là khu công nghiệp, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tập hợp thanh niên thông qua những hoạt động này chứ không phải chỉ các cuộc mít tinh trong hội trường.
Thủ tướng cũng nêu rõ tăng cường đối thoại với thanh niên để hiểu được tâm tư, nguyện vọng của thanh niên để có các biện pháp, chính sách sát hơn. "Sự giàu mạnh của đất nước là nhờ một phần quan trọng từ nỗ lực phấn đấu lao động sáng tạo của thanh niên", Thủ tướng nói. Cần hỗ trợ thanh niên, nhất là sinh viên các trường học, học sinh các cấp, thanh niên trong công ty, nhà máy, xí nghiệp nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh lập nghiệp, khởi nghiệp.
Trả lời, giải đáp các đề xuất, kiến nghị của Đoàn Thanh niên, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần phải xã hội hóa mạnh mẽ nguồn lực và sử dụng hiệu quả nguồn lực đó. "Thủ tướng sẵn sàng cùng các đồng chí tìm nguồn lực cho các công việc lớn của thanh niên bằng nguồn xã hội hóa", Thủ tướng cho biết và yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần quan tâm, tạo điều kiện cho thanh niên có điều kiện cần thiết để hoạt động. Vấn đề bể bơi chống đuối nước cho thanh thiếu nhi, Thủ tướng đồng ý hỗ trợ ngân sách dự phòng năm 2018 để có thể làm thêm.
Theo Dantri
Cuộc đối thoại lịch sử chưa bao giờ có giữa Thủ tướng với nông dân "Chưa bao giờ có một cuộc đối thoại giữa Thủ tướng, các lãnh đạo Bộ, ngành trực tiếp với những người sản xuất như hôm nay. Nông nghiệp Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu, phải cảm ơn chính những người nông dân đang ngày đêm trực tiếp sản xuất để đưa đất nước từ từ một nước...