Thủ tướng: Kết quả điều hành vĩ mô củng cố được lòng tin của người dân
Chiều tối 30/3/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo liên bộ về phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô quý I năm 2015.
Thủ tướng chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo liên bộ về phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô quý I năm 2015.
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, sự ổn định của kinh tế vĩ mô có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Chính phủ xác định rõ, tình hình kinh tế vĩ mô phải được thường xuyên đánh giá để chủ động đưa ra các giải pháp phù hợp, bảo đảm cho sự ổn định của kinh tế vĩ mô trong điều kiện thực hiện kinh tế thị trường ngày càng đầy đủ và hội nhập quốc tế sâu rộng.
Theo Thủ tướng, những nhận định, dự báo tình hình đã đưa ra thời gian qua là sát, đúng, nền kinh tế dần phục hồi, kinh tế vĩ mô ổn định hơn, tăng trưởng tốt hơn; sản xuất công nghiệp tăng khá mạnh; lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ cũng đạt được nhiều kết quả tích cực; tỷ giá ổn định; dự trữ ngoại hối tăng; công tác an sinh xã hội tiếp tục được bảo đảm;…
Từ những kết quả đạt được, lòng tin của người dân, doanh nghiệp về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế – xã hội ngày càng được củng cố và tăng cường. Từ thực hiện nhiệm vụ trong quý I/2015, cơ quan điều hành cũng có thêm cơ sở để khẳng định có thể thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hôi đã đề ra cho năm 2015, trong đó có mục tiêu tăng trưởng đạt 6,2%; xuất khẩu tăng 10%; kiểm soát tốt lạm phát, giữ vững ổn định về tỷ giá;…
Video đang HOT
Để đạt được các mục tiêu đề ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các Bộ, ngành chức năng tiếp tục làm tốt công tác dự báo, phân tích, đánh giá tình hình để chủ động đề ra các giải pháp, cơ chế, chính sách linh hoạt, hiệu quả. Phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng 6,2%; xuất khẩu tăng 10%, kiểm soát tốt nhập khẩu; tiếp tục giữ vũng ổn định về tỷ giá; phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và tiền tệ trong điều hành, đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ cần thiết đối phát phát triển nông nghiệp, công nghiệp; quan tâm hơn nữa đến việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; mở rộng thị trường tiêu thụ, nhất là thị trường xuất khẩu;…
Tại cuộc họp, lãnh đạo các Bộ, ngành cũng đã thảo luận và đề ra nhiều giải pháp phối hợp trong điều hành xuất nhập khẩu và giảm nhập siêu; kiểm soát lạm phát; thúc đẩy đầu tư phát triển…
Theo báo cáo, tình hình kinh tế vĩ mô quý I/2015 tiếp tục xu thế ổn định và tốt hơn; tốc độ tăng trưởng phục hồi tích cực, nhiều ngành, lĩnh vực tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm trước; lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp; tín dụng tăng trưởng dương; thu ngân sách đảm bảo tiến độ so với dự toán mặc dù chịu tác động tiêu cực của giá dầu giảm trên thị trường thế giới…
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP quý I ước tăng 6,03%, cao hơn mức tăng 5,06% cùng kỳ năm 2014; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm năm 2014; tổng mức đầu tư toàn xã hội tăng khoảng 9,1% so với quý I/2014, cùng kỳ năm 2014 chỉ tăng 8,8%; tổng kim ngạch xuất khẩu ước tăng khoảng 6,9%;…
Theo dự báo, tình hình kinh tế vĩ mô quý II và cả năm 2015 tiếp tục xu thế ổn định; lạm phát được duy trì ở mức thấp; tăng trưởng GDP quý II được dự báo cao hơn cùng kỳ năm trước;… Tuy nhiên, thời gian tới vẫn có nhiều yếu tố bất lợi như kinh tế thế giới được dự báo tăng trưởng thấp hơn và giá hàng hóa thế giới có xu hướng giảm có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng và xuất khẩu; giá dầu thế giới sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp.
P.Thảo
Theo Dantri
Những bài học lớn
Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội tại Quốc hội vừa qua, liên quan đếnTrung Quốc đưa giàn khoan đến vùng biển Việt Nam , Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng nhận định: "Hoàn toàn bất ngờ, không có trong dự báo, trong khi phản ứng, đối phó của chúng ta là không linh hoạt và chậm".
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Đặng Ngọc Tùng phát biểu ý kiến tại QH.
Đối với những vụ việc lợi dụng biểu tình chống Trung Quốc của công nhân ở Bình Dương, Đồng Nai để xúi giục đập phá, Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng cho rằng những phản ứng của cơ quan chức năng sau đó là chưa kịp thời, gây hậu quả rất lớn về kinh tế, đặc biệt là niềm tin của các nhà đầu tư, dư luận thế giới. "Đây là một bài học lớn" - Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng nói.
Đó là những ý kiến thẳng thắn, chính xác, không né tránh. Phải thấy được sự yếu kém của chính mình mới sửa đổi được, thay chuyển được. Cho đến nay, tình hình sản xuất tại các khu công nghiệp ở Bình Dương đã tạm ổn định, nhưng không thể ngày một ngày hai khắc phục được thiệt hại do bọn phá hoại gây ra. Khi bọn xấu chuẩn bị kích động biểu tình để xúi giục phá hoại, chính quyền đã không nhanh nhạy nắm bắt kịp thời. Khi biểu tình và phá hoại xảy ra, ban đầu chính quyền cũng lúng túng, chậm chạp trong việc xử lý tình huống, để lại hậu quả quá lớn.
Đến thời điểm này, chưa có lãnh đạo nào của địa phương đứng ra chịu trách nhiệm là việc khó chấp nhận.
Một bài học lớn khác mà Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng nêu ra là bài học về sự "mơ hồ". Nhắc lại quan điểm nhất quán của Việt Nam về mong muốn hòa bình nhưng không chấp nhận một thứ hữu nghị viển vông, lệ thuộc đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố, Chủ tịch Đặng Ngọc Tùng khẳng định rằng: "Đây là bài học cho những ai còn mơ hồ về 16 chữ vàng, về 4 tốt". Đúng là quá mơ hồ bởi vì:
Tốt mà chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974?
Tốt mà tấn công biên giới phía bắc Việt Nam năm 1979?
Tốt mà chiếm Gạc Ma - Trường Sa của Việt Nam năm 1988?
Tốt mà liên tục xâm phạm Biển Đông của Việt Nam, cướp phá ngư cụ, hải sản, thậm chí đánh đập, đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam trên biển?
Vậy thì những ai còn mơ hồ hãy tỉnh lại, đừng ảo tưởng và tin vào những lời lẽ giả dối nữa.
Theo LĐO
IPU-132: Hướng tới Tuyên bố Hà Nội về phát triển bền vững Ngày 29/3, Phiên toàn thể thứ nhất của Đại hội đồng IPU đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Chủ tịch Quốc Nguyễn Sinh Hùng điều hành phiên họp. Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về vai trò, nhiệm vụ và những biện pháp của các Quốc hội và Nghị...