Thủ tướng kể về quyết định sống còn để giữ đập Thác Bà, đê Hoàng Long
Để bảo đảm an toàn đập Thác Bà, các cơ quan đã đưa ra những quyết định quan trọng để vừa phân lũ ở thượng nguồn, chuẩn bị phá đập phụ, vừa sơ tán người dân ở hạ nguồn, sẵn sàng tình huống xấu nhất.
Điều này được Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ khi phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3 (bão Yagi), sáng 28/9.
Bão lũ làm 344 người chết và mất tích, gần 2.000 người bị thương
Khái quát lại cơn bão số 3, Thủ tướng nhấn mạnh một số đặc điểm như bão liên tục tăng cấp độ rất nhanh (từ cấp 8 lên cấp 16, giật cấp 17 trong 48 giờ), kéo dài nhiều giờ trên đất liền.
Hoàn lưu bão gây mưa lũ lớn, tác động 26 tỉnh, thành phố, ảnh hưởng phạm vi rộng, đối tượng nhiều; gây hậu quả nghiêm trọng về tinh thần và vật chất với nhân dân và đất nước; việc khắc phục tốn kém, kéo dài nhiều năm và có những mất mát không bao giờ bù đắp được, đó là thiệt hại về người thiệt mạng và mất tích; sang chấn tinh thần của một bộ phận nhân dân còn kéo dài.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: Đoàn Bắc).
Theo người đứng đầu Chính phủ, công tác cảnh báo, dự báo cơ bản tốt, sát tình hình, từ sớm, từ xa, nhưng còn có sai số như chưa dự báo được sớm việc bão giật cấp 17 khi vào bờ và kéo dài trong đất liền; hoàn lưu bão, mưa lớn kéo dài trên diện rộng, có nơi tới 700mm; dự báo lượng nước về các hồ đập, sông lớn chưa sát thực tế. Nguyên nhân là trang thiết bị có hạn, đầu tư cho công tác dự báo chưa tương xứng.
Thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão, theo đánh giá của Thủ tướng, vẫn rất lớn. Tính đến 26/9, bão, mưa lũ đã làm 344 người chết và mất tích, gần 2.000 người bị thương.
Về tài sản, trên 260.000 căn nhà, 1.900 điểm trường bị tốc mái, hư hại, sập đổ, lũ cuốn; hàng loạt công trình hạ tầng năng lượng, viễn thông, giao thông, thủy lợi, đê điều bị sự cố; gần 350.000ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng, thiệt hại; 8.100 lồng bè, 31.000ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; trên 4,5 triệu gia súc, gia cầm bị chết; hàng trăm ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị sa bồi, thủy phá…
Video đang HOT
Dù vậy, công tác khắc phục hậu quả bão, lũ đã được triển khai rất quyết liệt, kịp thời, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Thủ tướng đã chỉ đạo xuất cấp trên 400 tấn gạo, 350 tỷ đồng và nhiều trang thiết bị cứu hộ cứu nạn, y tế, nhu yếu phẩm khác kịp thời hỗ trợ các địa phương cứu trợ người dân.
Mặt trận Tổ quốc, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã vận động, tiếp nhận ủng hộ tiền và hiện vật trị giá trên 1.760 tỷ đồng. Các tổ chức quốc tế và các nước cứu trợ tiền và hàng trị giá trên 22 triệu USD.
Bên cạnh đó, nhiều địa phương trong cả nước, nhiều tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ trực tiếp cho các địa phương và người dân bị thiên tai vượt qua khó khăn.
Xây dựng lại nhà cửa cho dân bị mất tài sản trước 31/12
Thủ tướng nhấn mạnh một số bài học kinh nghiệm quan trọng.
Thứ nhất, dự báo, cảnh báo phải kịp thời, chính xác, từ sớm từ xa.
Thứ hai, lãnh đạo, chỉ đạo phải bám sát tình hình, quyết liệt, quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, có trọng tâm trọng điểm, tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì nhân dân, đất nước.
Thủ tướng nêu 5 bài học kinh nghiệm trong ứng phó với bão lũ (Ảnh: Đoàn Bắc).
Thứ ba, đặt mục tiêu bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân và nhà nước lên trên hết, trước hết để huy động tổng lực mọi nguồn lực của xã hội, của nhà nước, đặc biệt là phương châm 4 tại chỗ cho phòng chống, khắc phục hậu quả.
Thứ tư, các ngành, các cấp phải căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và chỉ đạo của cấp trên, tình hình thực tế để chủ động, tích cực triển khai các nhiệm vụ, giải pháp.
Thứ năm, coi trọng công tác thông tin truyền thông về tình hình thực tế và hướng dẫn, phổ biến kỹ năng ứng phó, phòng chống, khắc phục hậu quả bão lũ.
Ông dẫn chứng để bảo đảm an toàn đập Thác Bà, các cơ quan đã đưa ra những quyết định quan trọng để vừa phải phân lũ ở thượng nguồn, vừa phải chuẩn bị phương án phá đập phụ tại trung nguồn, vừa phải sơ tán người dân ở hạ nguồn, sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu nhất, chọn phương án tốt nhất trong các phương án có thể để thiệt hại thấp nhất có thể.
Tương tự, để bảo đảm an toàn đê Hoàng Long (Ninh Bình), phải dừng hoạt động của thủy điện Hòa Bình, tăng hoạt động các thủy điện Sơn La, Lai Châu.
Thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu vẫn là không để người dân nào bị thiếu ăn, thiếu mặc, bị đói, bị rét, không có chỗ ở; các cháu học sinh sớm tới trường, bệnh nhân được chữa bệnh; nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Người đứng đầu Chính phủ kêu gọi phát huy tinh thần “mỗi người làm việc bằng hai”, những nơi không bị ảnh hưởng như miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam làm bù lại cho những nơi tại miền Bắc bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão lũ, phấn đấu tăng trưởng cao hơn, đạt kết quả phát triển kinh tế – xã hội cao hơn.
Nhấn mạnh thêm một số nhiệm vụ, Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính rà soát, đề xuất kinh phí hỗ trợ các địa phương từ nguồn ngân sách dự phòng, bảo đảm phù hợp và công bằng giữa các địa phương.
Nhà máy thủy điện Thác Bà (Ảnh: thacba.vn).
Với các gia đình bị mất nhà cửa, phải xây dựng lại, các địa phương, bộ ngành liên quan phải hoàn thành xong chậm nhất vào 31/12 với vách cứng, nền cứng, mái cứng.
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành khắc phục cơ sở trường học, bệnh viện, trạm xá trong tháng 10, thiếu cơ chế, chính sách thì đề xuất Chính phủ; đồng thời rà soát, thực hiện đầy đủ các chính sách với các đối tượng bị tác động.
Riêng với cầu Phong Châu bị sập, Thủ tướng yêu cầu các bộ cùng tỉnh Phú Thọ phải xây dựng lại xong chậm nhất trong năm 2025, nếu cần cơ chế, chính sách thì báo cáo Chính phủ.
Hồ thủy điện lớn nhất miền Nam xả lũ, cảnh báo ngập ở TPHCM và 2 tỉnh
Lưu lượng nước từ thượng nguồn đổ về lòng hồ Trị An đạt cao trình 60,5m nên Công ty Thủy điện Trị An sẽ xả lũ qua đập tràn với lưu lượng 150-300m3/s.
Ngày 22/9, Công ty Thủy điện Trị An thông báo sẽ xả lũ qua đập tràn xuống hạ lưu, vì lưu lượng nước từ thượng nguồn về hồ trung bình là 2.000 m3/s, đạt cao trình 60,5m (cao trình an toàn đập là 62m), trên cơ sở đang có cảnh báo lũ trên thượng nguồn hồ Trị An và mực nước tại Trạm Thủy văn Biên Hòa đang vượt báo động 1.
"Lưu lượng xả sẽ tùy theo mức độ báo động lũ ở TP Biên Hòa để nhà máy xả một cửa hay hai cửa", thông báo nêu.
Hồ thủy điện Trị An rộng 323 km2, nằm trên lưu vực sông Đồng Nai (Ảnh: Hoàng Bình).
Công ty Thủy điện Trị An thông báo đến Ban Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp và chính quyền địa phương phối hợp, thông báo đến nhân dân vùng hạ lưu hồ chứa phòng ngừa, tránh những thiệt hại xảy ra.
Cùng ngày, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Đồng Nai thông báo nước sông Đồng Nai đang lên nhanh, ở giữa mức báo động 2 và báo động 3. Nước sông dâng cao khiến nhiều địa phương ven sông thuộc tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TPHCM có nguy cơ ngập, sạt lở.
Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Đồng Nai Nguyễn Phước Huy cho biết, tình hình mưa lũ trên sông Đồng Nai diễn biến phức tạp do các địa phương ở đầu nguồn mưa lớn. Người dân, các ngành chức năng cần theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để có giải pháp ứng phó nước sông dâng cao, hạn chế thiệt hại.
Hồ thủy điện Trị An rộng 323km2, được xem là hồ thủy điện lớn nhất miền Nam nằm trên lưu vực sông Đồng Nai. Ngoài mục đích sản xuất điện lưới quốc gia, công trình còn đảm bảo nước sinh hoạt, nông nghiệp, đẩy mặn và điều tiết lũ... cho vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai.
'Rốn lũ' Tân Hóa ngập tới 2m, hàng trăm hộ dân lên nhà phao tránh trú Toàn xã Tân Hóa có gần 400 nhà dân bị ngập lụt từ 0,5-2m. Nước đang có xu hướng dâng cao, người dân đã chuẩn bị đồ đạc, vật dụng và tài sản lên nhà phao tránh trú. Mưa liên tục những ngày qua kèm theo lượng nước lớn từ thượng nguồn đổ về khiến hàng trăm ngôi nhà của người dân xã...