Thủ tướng Italia vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm
Thủ tướng Italia Enrico Letta hôm qua đã vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội sau khi đối thủ của ông, cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi, bất ngờ đổi ý vào phút chót.
Chiến thắng của Thu tương Letta có sự hỗ trợ rất lớn của Tông thông Napolitano.
Cựu Thủ tướng Berlusconi trước đó đã yêu cầu 5 bộ trưởng trong đảng trung hữu của ông, đảng Nhân dân Tự do (PDL), phải rời bỏ chính phủ liên minh của Thủ tướng Letta, động thái dẫn tới cuộc bỏ phiếu tín nhiệm này.
Thế nhưng vào thời khắc quyết định, ông Berlusconi đã bất ngờ xuống nước khi nhận thấy có nhiều nghị sĩ cao cấp trong đảng của mình quay sang hậu thuận chính phủ. Những người này nói rằng họ sẽ không tiếp tục ủng hộ ông Berlusconi vì rõ ràng ông đã hành động vượt quá giới hạn, cũng như khả năng của bản thân.
“Tôi hoan toan hiêu tâm trang cua ông Berlusconi nhưng tôi không thê biên minh hay chia se chiên lươc cua ông ây”, Bô trương Y tê Beatrice Lorenzin nói.
Cac Bô trương Cai cach Gaetano Quagliarello va Bô trương Giao thông Maurizio Lupi cung to thai đô miên cương khi phai rut khoi nôi cac.
“Chung tôi vân muôn ơ trong đang cua Berlusconi nhưng không phai vơi nhưng cô vân tôi cua ông ây,” Bô trương Lupi noi.
Sự ủng hộ của các bộ trưởng và nghị sĩ cấp cao trong PDL đã đánh gục người được mệnh danh là “kẻ quấy rối nước Italia”, đồng nghĩa với việc mang lại chiến thắng ngoạn mục cho Thủ tướng Letta, người trước đó đã thẳng thừng tuyên bố việc ông thua cuộc sẽ mang lại tai họa chết người cho nước Italia.
“Nước Italia đang đứng trước nguy cơ, một nguy cơ chết người nếu chính phủ sụp đổ”, ông Letta phát biểu trước Thượng viện sau khi biện hộ cho các hoạt động của chính phủ thời gian qua.
Video đang HOT
Trước đó, dưới sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Tổng thống Giorgio Napolitano, ông Letta đã đi một nước cờ khôn ngoan khi không chấp nhận đơn từ chức của năm 5 trưởng thuộc đảng PDL, mà yêu cầu lấy phiếu tín nhiệm đối với chính phủ non trẻ, vừa mới được thành lập hồi tháng 4 sau hơn hai tháng bế tắc chính trị nghiêm trọng.
Giới phân tích cho rằng tình hình căng thẳng trên chính trường Italia đang gây cản trở các nỗ lực cải tổ cần thiết nhằm giải quyết những vấn đề về kinh tế mà nước Italia đang phải đối mặt như nợ công, suy thái và thất nghiệp cao. Và người có một phần lỗi lớn trong việc này là ông Berlusconi.
Mất mặt
Trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm chính phủ tại Quốc hội, ông Berlusconi – người từng làm Thủ tướng ba lần và là nhân vật châm ngòi nổ căng thẳng trên chính trường Italia hiện nay – đã buộc phải mất mặt xuống nước, đồng nghĩa với việc ông sẽ bị nhìn nhận là người yếu kém hơn trong cuộc đua tranh giành ảnh hưởng ở chính trường Italia .
“Nước Italia cần một chính phủ có thể đưa ra các cải tổ thể chế và cơ cấu. Chúng tôi đã quyết định… là sẽ hậu thuẫn lá phiếu tín nhiệm”, ông Berlusconi nói khi là người đứng lên phát biểu cuối cùng tại Thượng viện.
Cựu Thủ tướng Berlusconi quyết định bỏ phiếu tín nhiệm chính phủ vào phút chót.
Trước đó, ông Berlusconi cáo buộc Thủ tướng Letta ngấm ngầm cho phép tiến hành các thủ tục pháp lý nhằm chặn đường sự nghiệp chính trị của ông, ý nói tới việc ông bị Tòa án tối cao kết tội gian lận thuế và có thể sẽ bị tước bỏ tư cách nghị sĩ.
“Mặc dù hiểu những rủi ro đang gánh nhận nhưng tôi đã quyết định phải chấm dứt chính phủ của ông Letta”, ông Berlusconi viết trong bức thư gửi tuần báo Tempi trước khi cho rút 5 bộ trưởng khỏi chính phủ liên minh.
Lá thư được gửi đi khi quan hê giưa liên minh trung ta cua Thu tương Letta va đang trung hưu cua ông Berlusconi đa xuông đên đay. Tuy nhiên, hẳn khi đó ông Berlusconi không thể ngờ mọi việc lạ diễn biến theo chiều hướng không có lợi cho ông như hiện nay.
Theo kế hoạch, môt uy ban Thương viên se quyêt đinh trong tuần này vê viêc co truc xuât Berlusconi hay không sau khi Toa an tôi cao giư nguyên phan quyêt đôi vơi hanh vi gian lân thuê cua ông.
Ông Berlusconi từng thống lĩnh chính trường Italia suốt gần 1 thập niên trước khi từ chức vào tháng 11/2011 đúng vào khi đang diễn ra cơn bão suy thoái kinh tế.
Vũ Anh
Theo Dantri
Ông Berlusconi "phá nát" chính phủ Ý
Trùm truyền thông Berlusconi đã đẩy nước Ý vào tình trạng "vô chính phủ" khi ra lệnh cho một loạt bộ trưởng thuộc đảng chính trị của mình rút khỏi chính phủ.
Ngày 30/9, nỗ lực kêu gọi tổ chức bầu cử sớm của cựu Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi đã gặp phải trở ngại đáng kể khi các nghị sĩ thuộc đảng trung hữu của ông đang ngày càng tỏ ra bất an với quyết định của ông Berlusconi từ bỏ liên minh chính trị với đương kim Thủ tướng Enrico Letta.
Việc ông Berlusconi ra lệnh cho 5 bộ trưởng thuộc đảng Nhân dân Tự do (PDL) từ chức khỏi chính phủ của ông Letta đã đẩy nước Ý vào tình trạng hỗn loạn chính trị và biến nền kinh tế lớn thứ 3 ở khu vực đồng tiền chung châu Âu rơi vào tình trạng "vô chính phủ".
Trùm truyền thông Ý Silvio Berlusconi
Sau một tuần căng thẳng chính trị leo thang, tâm lý bất an ngày càng lan rộng đã khiến các nhà đầu tư tìm cách bán tháo trái phiếu và chứng khoán của chính phủ, khiến cho không khí khủng hoảng càng thêm trầm trọng.
Dự kiến vào thứ Tư tới, Thủ tướng Letta sẽ ra trước Quốc hội để tìm kiếm sự ủng hộ đối với một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, khởi đầu cho cuộc chạy đua giữa các đảng phái chính trị ở Ý, bắt đầu bằng cuộc gặp giữa ông Berlusconi với các nghị sĩ thuộc đảng PDL vào thứ Hai.
Tuy nhiên ông trùm truyền thông Ý này không chỉ phải đối mặt với sự chống đối của Tổng thống Giorgio Napolitano, người sẽ phải ra lệnh giải tán quốc hội, bên cạnh đó là những người ủng hộ của chính Berlusconi có thể sẽ "phản thùng" và quay sang hậu thuẫn cho chính phủ của ông Letta.
Ngay từ khi được thành lập hồi tháng Hai vừa qua, chính phủ liên minh của ông Letta với các đối thủ cánh hữu và cánh tả truyền kiếp của mình đã gặp nhiều trục trặc. Việc ông Berlusconi bị truy tố với tội danh trốn thuế và các động thái sau đó đã khiến ông mất ghế tại Thượng viện khiến cho tình hình càng thêm căng thẳng, và đỉnh điểm là quyết định "phá nát chính phủ" của ông Berlusconi hồi tuần trước.
Tất cả 5 bộ trưởng được yêu cầu từ chức hôm thứ Bảy đều tuân thủ chỉ đạo của ông Berlusconi, tuy nhiên họ đều ra tuyên bố thể hiện sự tán thành hạn chế hoặc thậm chí là bất đồng với quyết định này, khiến ông Letta càng thêm hy vọng vào việc giành được sự ủng hộ của các thành viên "bồ câu" thuộc phe trung hữu.
Mặc dù đảng Dân chủ trung tả của ông Letta chiếm đa số trong Hạ viện Ý, tuy nhiên muốn giành được sự ủng họ của quốc hội, ông sẽ phải giành được lá phiếu của hàng chục Thượng nghị sĩ thuộc đảng PDL hoặc các đảng đối lập khác.
Mặc dù vậy, ông Berlusconi vẫn cho rằng một chính phủ được những kẻ "phản bội" hậu thuẫn sẽ không thể tồn tại được, và ông tin rằng trong cuộc họp vào chiều thứ Hai, "không có gì có thể chia rẽ được" đảng chính trị PDL của ông.
Với tình cảnh nền kinh tế ảm đạm và tỉ lệ thất nghiệp lên tới 40%, cuộc khủng hoảng chính trị giữa các đảng phái ở Ý đang khiến cho nỗ lực cải tổ nền kinh tế rơi vào bế tắc sau 2 năm suy thoái.
Hôm thứ Sáu tuần trước, các bộ trưởng trong chính phủ Ý đã không thống nhất được gói biện pháp ngân sách quan trọng nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách xuống 3% GDP theo yêu cầu của EU và ngừng tăng thuế bán hàng từ 21% lên 22%. Ông Berlusconi đã lợi dụng động thái ngừng tăng thuế này để rút khỏi chính phủ với cáo buộc ông Letta tìm cách ngăn cản tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên các bộ trưởng trong chính phủ đều cho rằng tuyên bố này của ông Berlusconi là một "sự dối trá trắng trợn".
Theo Reuters
Tranh cử, cựu TT Ý vẫn phải hầu tòa Tòa án ở Italia vừa từ chối đề nghị của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi hoãn phiên xử tội ông có quan hệ tình dục với gái mại dâm chưa đến tuổi trưởng thành. Các luật sư của ông Berlusconi đề nghị phiên tòa hoãn phiên xử trong lúc ông Berlusconi đang trong chiến dịch tranh cử. Ông trùm truyền thông 76 tuổi...