Thủ tướng Israel né gặp Tổng thống Obama
Thủ tướng Israel né gặp Tổng thống Obama khi quan hệ hai đồng minh trong giai đoạn lạnh nhạt.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vừa từ chối gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama ở Mỹ, đồng thời hủy luôn một chuyến đi Mỹ vào cuối tháng này, hãng tin Reuters (Mỹ) dẫn thông tin từ văn phòng tổng thống Mỹ ngày 7-3.
Theo lịch dự kiến thì Thủ tướng Netanyahu sẽ đến Mỹ tham dự hội nghị hàng năm của tổ chức phi lợi nhuận AIPAC vận động chính sách ủng hộ Israel tại Mỹ và sẽ gặp Tổng thống Obama vào ngày 18-3 tới.
Kênh truyền hình Channel 10 TV của Israel dẫn một số nguồn tin Israel không nêu tên cho biết lý do của quyết định hủy thăm Mỹ của Thủ tướng Netanyahu là do không muốn can thiệp vào chiến dịch bầu cử tổng thống của Mỹ vì có thể có ứng viên tìm cách gặp ông khi ông sang Mỹ.
Bên cạnh đó ông Netanyahu cũng thấy không có nhiều vấn đề trao đổi với ông Obama thời điểm này, đặc biệt trong hoàn cảnh hai nước vẫn chưa thương lượng xong thỏa thuận Mỹ hỗ trợ quốc phòng cho Israel.
Ngoài ra, việc hai ông Netanyahu và Obama gặp nhau vào thời điểm trước chuyến thăm Cuba của ông Obama là không thích hợp. Tổng thống Obama sẽ thăm Cuba trong hai ngày 21 và 22-3.
Video đang HOT
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sẽ tiếp Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Israel cuối tuần này. (Ảnh: REUTERS)
Quan hệ hai nước đồng minh Mỹ – Israel đang ở trong giai đoạn lạnh nhạt. Quyết định hủy thăm Mỹ của Thủ tướng Netanyahu là diễn biến mới nhất trong chuỗi căng thẳng của quan hệ hai nước, sau sự kiện nhóm P5 1 do Mỹ dẫn đầu ký thỏa thuận hạt nhân với Iran, nước đối đầu của Israel.
Hai nước đang trong quá trình thương lượng khó khăn để đạt một thỏa thuận mới về việc Mỹ hỗ trợ quốc phòng cho Israel trong 10 năm tới trị giá hàng chục tỉ USD.
Trong bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ hồi tháng 3-2015, ông Netanyahu đã chỉ trích việc nhóm P 5 1 nỗ lực đạt thỏa thuận hạt nhân Iran, đồng thời từ chối gặp ông Obama trong chuyến thăm đó.
Hai lãnh đạo Israel và Mỹ đã có cuộc gặp tại Mỹ vào tháng 11-2015 nhằm làm giảm căng thẳng.
Tuy nhiên trong khi quan hệ chưa được ấm lại thì việc hai nước gặp nhiều vướng mắc trong quá trình thương lượng thỏa thuận Mỹ hỗ trợ quốc phòng cho Israel đã làm quan hệ hai bên lại rơi vào lạnh nhạt.
Thỏa thuận Mỹ hỗ trợ quốc phòng cho Israel hiện tại sẽ hết hạn vào năm 2018, trị giá khoảng 3 tỉ USD. Mục tiêu của hai nước là đạt được thỏa thuận mới trước khi ông Obama hết nhiệm kỳ vào tháng 1-2017.
Tháng 2, ông Netanyahu và các cố vấn từng nói nếu Israel không thể đạt thỏa thuận này trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Obama thì Israel sẽ đợi đến nhiệm kỳ tổng thống Mỹ sau chứ sẽ không chịu nhượng bộ điều khoản thương lượng.
ĐĂNG KHOA
Theo_PLO
Phát ngôn viên Quốc hội Trung Quốc tố Mỹ quân sự hóa biển Đông
Trung Quốc một lần nữa nhắc lại quan điểm chỉ muốn thương lượng về tranh chấp biển Đông trực tiếp với từng nước liên quan.
Trong cuộc họp báo ngày 4-3, người phát ngôn Quốc hội Trung Quốc - bà Phó Oánh tố Mỹ đang quân sự hóa biển Đông, theo Tân Hoa xã (Trung Quốc).
Lời tố cáo này được bà Phó Oánh đưa ra trong lúc trả lời câu hỏi của một phóng viên hãng tin CBS (Mỹ) về việc Trung Quốc xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo, đá ở biển Đông.
Người phát ngôn Quốc hội Trung Quốc Phó Oánh (giữa) trong cuộc họp báo ngày 4-3. (Ảnh: XINHUA)
Bà Phó Oánh cao giọng nói rằng công việc xây dựng cơ sở, hạ tầng quân sự trên biển Đông của Trung Quốc chỉ phục vụ mục đích quốc phòng, đồng thời cho rằng việc Mỹ triển khai tàu và máy bay quân sự đến biển Đông thời gian gần đây đặt ra câu hỏi về động cơ của Mỹ.
Theo bà Phó Oánh, việc Mỹ thực hiện chiến lược xoay trục về châu Á-Thái Bình Dương, triển khai một số lượng lớn lực lượng hải quân về khu vực và tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực là hành động quân sự hóa khu vực.
Bà Phó Oánh tố chính Mỹ mới là nước đang quân sự hóa biển Đông vì Mỹ là nước triển khai nhiều tàu thuyền và máy bay ra biển Đông nhiều hơn bất cứ nước nào khác trong khu vực. Bà này cho rằng việc Mỹ tố Trung Quốc quân sự hóa biển Đông chứng tỏ Mỹ muốn thể hiện ý muốn bá quyền của mình.
Trong cuộc họp báo, bà Phó Oánh nói rằng nếu Mỹ thực sự lo ngại về ổn định và hòa bình khu vực thì nên ủng hộ thương lượng trực tiếp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
Trung Quốc luôn lần lữa trong đàm phán đa phương với các nước ASEAN để thông qua Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC), mà chỉ muốn đàm phán song phương với từng nước để dễ bề đạt mục đích chiếm biển Đông.
ĐĂNG KHOA
Theo_PLO
Khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên: Tại sao không đạt thỏa thuận như với Iran? Chương trình hạt nhân Iran và Triều Tiên khác nhau về quy mô và điều kiện, hoàn cảnh. Thỏa thuận hạt nhân mà các nước P5 1 (Mỹ, Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc và Liên minh châu Âu) đạt được với Iran năm 2015 mang lại sự lạc quan cho các cường quốc trên thế giới là có thể giải quyết khủng hoảng...