Thủ tướng Israel: Lệnh cấm vận chẳng có tác dụng gì với Iran
Hôm qua, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng các lệnh cấm vận đã thất bại trong việc buộc Iran ngừng chương trình hạt nhân gây tranh cãi của mình.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng các lệnh cấm vận không có tác dụng gì với Iran – Nguồn: AFP
“Các lệnh cấm vận đúng là mạnh mẽ và đau đớn, nhưng điều đó có thể khiến Iran dừng lại hoặc giảm bớt các hoạt động của chương trình hạt nhân không? Cho đến nay, điều đó vẫn chưa xảy ra”, ông Netanyahu phát biểu từ Jerusalem.
Theo AFP, ông Netanyahu cho rằng chính quyền Iran đang vật lộn với những khó khăn về tài chính nhưng lại tăng cường được sức mạnh chính trị sau cuộc bầu cử quốc hội vừa diễn ra.
Video đang HOT
“Chính quyền đó đã tăng cường được sức mạnh chính trị của mình, họ đang phải vật lộn với các vấn đề tài chính nhưng vẫn không hề lùi bước dù là một milimét trong chương trình hạt nhân của mình”, ông Netanyahu nói.
“Những khó khăn này sẽ khiến chính quyền Iran dừng chương trình hạt nhân của mình sao? Chỉ có thời gian mới trả lời được. Tôi không thể khẳng định nó có xảy ra hay không. Tôi biết điều đó không dễ dàng nhưng đến nay vẫn chưa có chuyển biến gì cả”, ông nói thêm.
Israel vẫn luôn khẳng định để ngỏ mọi phương án đáp trả lại chương trình hạt nhân của Iran mà Israel cho là nhằm chế tạo vũ khí hạt nhân và đe dọa đến sự tồn vong của nhà nước Do Thái.
Mặc dù Hoa Kỳ và nhiều nước phương Tây cũng tin rằng Iran đang tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng họ đã kêu gọi chờ thêm thời gian nữa để các lệnh cấm vận có tác dụng.
Đến nay, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã áp đặt 4 vòng cấm vận đối với Tehran vì các hoạt động hoạt động hạt nhân còn Hoa Kỳ và châu Âu cũng đã áp đặt các lệnh cấm vận đơn phương với Iran.
Iran vẫn luôn phủ nhận chương trình hạt nhân của mình nhằm mục đích chế tạo vũ khí.
Nhưng hôm thứ Hai, nước này cho hay “con đường” hạt nhân của mình sẽ không bị các lệnh cấm vận làm ảnh hưởng. Tuyên bố này được Iran đưa ra chỉ 1 tuần trước khi tiến hành các cuộc đàm phán quan trọng với các cường quốc trên thế giới về chương trình hạt nhân của mình.
Israel, quốc gia duy nhất ở Trung Đông sở hữu vũ khí hạt nhân, cùng với Hoa Kỳ đã dọa sẽ có hành động quân sự đối với các cơ sở hạt nhân của Iran nếu các giải pháp ngoại giao và các lệnh cấm vận không thể khiến Cộng hòa Hồi giáo từ bỏ tham vọng hạt nhân của mình.
Theo Infonet
Mỹ miễn trừ 11 nước khỏi lệnh cấm vận Iran
Mỹ cho biết đã miễn trừ 11 nước ra khỏi lệnh trừng phạt mới với Iran, bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 28.6 tới, do những nước này đã giảm đáng kể khối lượng dầu mua từ Tehran.
Iran là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn trên thế giới.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết trong một thông báo hôm qua (20.3) rằng việc miễn trừ bao gồm các tổ chức tài chính từ 11 quốc gia: Bỉ, Anh, CH Czech, Pháp, Đức, Hy Lạp, Italia, Nhật Bản, Hà Lan, Ba Lan và Tây Ban Nha.
Bà Hillary cho rằng: "Những hành động mà các quốc gia này làm được thật không dễ dàng... Họ phải xem xét lại nhu cầu năng lượng tại một thời điểm quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu và nhanh chóng tìm ra nguồn thay thế cho dầu Iran, nguồn cung cấp năng lượng mà họ từng phụ thuộc".
Bà Clinton cũng khen ngợi các nước này, đặc biệt là Nhật, vì đã giảm số lượng dầu mua từ Tehran và kêu gọi các quốc gia nhập khẩu dầu từ Iran khác hãy theo gương Nhật.
Theo Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng quốc gia năm 2012, Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể áp đặt biện pháp trừng phạt tài chính đối với các ngân hàng nước ngoài thực hiện giao dịch với ngân hàng trung ương Iran "vì mua xăng dầu hoặc các sản phẩm xăng dầu từ Iran".
Tuy nhiên, luật cũng cho phép Tổng thống Mỹ có quyền miễn trừ, theo đó có thể không áp dụng các biện pháp trừng phạt nếu xác định nước đó đã "giảm đáng kể" khối lượng dầu thô mua từ Iran.
Những nước thuộc top 10 khách hàng của Iran đã không được đưa vào danh sách miễn trừ gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc.
Trung Quốc là khách hàng dầu mỏ lớn nhất của Iran. Theo số liệu Bộ Năng lượng Mỹ cung cấp, 22% dầu mỏ của Iran được xuất sang nước này. Bắc Kinh từng phản đối mạnh mẽ lệnh trừng phạt thương mại đối với Iran, cho rằng lệnh cấm vận dầu là không có "tính xây dựng". Ấn Độ, dù có quan hệ thân thiện với Mỹ, cũng phản đối áp lực đóng cửa nhập khẩu dầu Iran.
Mỹ và EU áp đặt các biện pháp trừng phạt dầu đối với Iran kể từ đầu năm 2012, khi cho rằng chương trình hạt nhân của nước này có mục đích quân sự. Tehran bác bỏ cáo buộc và cho rằng ngay cả các cuộc thanh sát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc cũng không chứng minh được chương trình hạt nhân của họ mang mục đích quân sự.
Theo Lao Động
Tổng thống Iran: "Vũ khí của phương Tây chẳng là cái thá gì cả" Tổng thống Iran, Mahmoud Ahmadinejad hôm chủ nhật (11/3) đã lại giội một gáo nước lạnh về phía phương Tây nói rằng nước Cộng hòa Hồi giáo này chẳng sợ hành động quân sự nào cả. Phát ngôn mới nhất tổng thống Mamoud Ahmadinejad như một gáo nước lạnh giội về phía phương Tây. Ảnh: Reuters Hãng tin Fars của Iran dẫn lời...