Thủ tướng Hungary: Các biện pháp trừng phạt Nga của châu Âu thất bại
Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho rằng châu Âu đã thất bại với các biện pháp trừng phạt Nga, kêu gọi khối đưa ra chiến lược mới với cuộc xung đột hiện hay.
“Châu Âu cần đoàn kết đưa ra một chiến lược mới liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine, vì các biện pháp trừng phạt hiện tại không thể lay chuyển Moskva. Chiến lược mới nên hướng tới đàm phán hòa bình thay vì chiến thắng cuộc xung đột”, ông Orban cho hay.
Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, Mỹ, Anh và EU áp đặt loạt biện pháp trừng phạt lên Moskva, bao gồm một số mặt hàng xuất khẩu năng lượng của nước này.
Mới đây nhất hôm 20/7, các nước thành viên EU nhất trí gói trừng phạt thứ 7 nhằm vào Nga, trong đó cấm nhập khẩu vàng của nước này và phong tỏa tài sản của ngân hàng lớn nhất Nga Sberbank. Lệnh trừng phạt dự kiến có hiệu lực từ ngày 21/7.
Video đang HOT
Thủ tướng Hungary Viktor Orban. (Ảnh: AP)
Cộng hòa Séc, nước hiện đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU và chủ trì hội nghị các nhà ngoại giao EU ngày 20/7, cho biết ngoài các biện pháp trên, EU còn bổ sung thêm nhiều cá nhân và thực thể của Nga có liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine vào danh sách đen.
Trước đó, trong gói trừng phạt thứ 6 của EU đối với Nga được thông qua hồi tháng 6, liên minh này cấm nhập khẩu hầu hết dầu mỏ của Nga.
Ông Orban là một trong những chính trị gia ở EU phản đối mạnh mẽ nhất lệnh cấm vận này.
Tháng trước, vị Thủ tướng Hungary cảnh báo các lệnh trừng phạt sẽ “hủy hoại toàn bộ nền kinh tế châu Âu”.
“Nếu họ ban lệnh cấm vận khí đốt, họ sẽ hủy hoại nền kinh tế châu Âu”, ông Orban nói khi trả lời phỏng vấn đài phát thanh Kossuth khi được hỏi về cuộc xung đột Nga – Ukraine.
Phát biểu trong cuộc họp trực tuyến với các quan chức cấp cao hồi đầu tháng 7, Tổng thống Nga Putin cảnh báo lệnh trừng phạt của phương Tây có thể gây ra hậu quả “thảm khốc” cho thị trường năng lượng toàn cầu.
“Các biện pháp trừng phạt nhằm hạn chế Nga gây ra nhiều thiệt hại hơn cho những quốc gia áp đặt chúng. Việc sử dụng thêm các biện pháp trừng phạt có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn, và nói không quá lời có thể thảm khốc trên thị trường năng lượng toàn cầu“, ông Putin nói.
Nhà lãnh đạo cho rằng các công ty năng lượng của Nga nên chuẩn bị cho lệnh cấm vận dầu mỏ của EU, dự kiến có hiệu lực vào khoảng cuối năm nay.
Ông chủ điện Kremlin lưu ý chiến dịch kinh tế “chớp nhoáng” của phương Tây đã thất bại, nhưng thừa nhận nền kinh tế Nga cũng phải hứng chịu thiệt hại.
“Chúng ta nên cảm thấy tự tin vào bản thân nhưng cũng nên nhìn thấy rủi ro – rủi ro vẫn còn đó”, ông Putin cho hay.
EU sẽ duy trì trừng phạt Nga dù nhận thấy nguy cơ đe dọa nguồn cung năng lượng
Các Bộ trưởng Ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) khẳng định các biện pháp trừng phạt Nga liên quan chiến dịch quân sự của Moskva tại Ukraine đang hoạt động hiệu quả dù đe dọa các nguồn cung năng lượng cho EU.
Cơ sở khai thác khí đốt Bovanenkovo của Nga trên bán đảo Yamal. Ảnh: AFP/TTXVN
Hồi tuần trước, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã lên tiếng phản đối chính sách trừng phạt Nga và cho rằng các biện pháp trừng phạt gây hại cho EU nhiều hơn là cho Nga.
Đến trụ sở EU tại Brussels (Bỉ) để tham gia hội nghị về cách khắc phục các lỗ hổng trong cơ chế trừng phạt và tăng áp lực với Nga, Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell đã bác bỏ lập luận này. Ông cho rằng những quyết định trừng phạt không phải sai lầm và EU cần tiếp tục áp dụng các biện pháp trừng phạt. Ngoại trưởng Luxembourg Jean Asselborn cũng bác bỏ ý tưởng ngừng áp đặt trừng phạt. Ông này cho rằng thông thường EU sẽ theo đuổi con đường ngoại giao nhưng hiện không phải thời điểm bình thường.
EU đã áp đặt 6 vòng trừng phạt Nga kể từ khi Moskva triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi tháng 2. Hầu hết các hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ Nga sang EU đã bị cấm từ tháng 6. Hiện các quan chức ngoại giao EU đang thảo luận về biện pháp trừng phạt mặt hàng vàng của Nga. Tuy nhiên, do nhiều nước châu Âu hiện vẫn phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga nên ngày càng nhiều lo ngại các biện pháp trừng phạt cũng ảnh hưởng đến nguồn cung khí đốt cho châu Âu.
Cảnh báo trừng phạt Nga có thể gây thảm họa cho thị trường năng lượng toàn cầu Tại cuộc họp chính phủ hôm 8/7, Tổng thống Vladimir Putin thừa nhận các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã gây thiệt hại cho nền kinh tế đất nước này, song chính phương Tây phải chịu thiệt hại nhiều hơn. Cờ Nga, Liên minh châu Âu (EU) và Pháp. Ảnh: Sputnik Ông Earl Rasmussen, Phó chủ tịch điều...