Thủ tướng Hun Sen cám ơn Việt Nam giúp Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot
Tìm về nơi mà bản thân đặt bước chân đầu tiên tìm đường cứu nước cách đây 45 năm, Thủ tướng Hun Sen cám ơn nhân dân Việt Nam đã giúp Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot.
Sáng 20.6, Thủ tướng Campuchia Hun Sen trở lại thăm khu vực lối mở Lộc Tấn, H.Lộc Ninh (Bình Phước), nơi 45 năm trước ông đặt bước chân đầu tiên sang Việt Nam tìm đường cứu nước. Đây là hoạt động nằm trong chương trình kỷ niệm 45 năm đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot của Thủ tướng Hun Sen.
Đón Thủ tướng Hun Sen, có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, cùng lãnh đạo tỉnh Bình Phước, nhân chứng lịch sử và đông đảo người dân H.Lộc Ninh.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đón Thủ tướng Hun Sen tại H.Lộc Ninh, nơi 45 năm trước Thủ tướng Hun Sen đặt bước chân đầu tiên sang Việt Nam tìm đường cứu nước Ảnh N.T
Cách đây 45 năm, vào ngày 20.6.1977, trung tá Hun Sen, Trung đoàn trưởng Vùng 21 khu Đông Campuchia, cùng cộng sự sau khi vượt qua biên giới đã quyết định tìm kiếm sự giúp đỡ của Việt Nam để đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, mang lại hòa bình cho đất nước Campuchia.
Với sự giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, ông Hun Sen và cộng sự đã từng bước thành lập Mặt trận Đoàn kết cứu nước Campuchia, cùng quân tình nguyện Việt Nam đánh đổ hoàn toàn chế độ diệt chủng Pol Pot ngày 7.1.1979, cứu hàng triệu người dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng.
Lãnh đạo chính phủ 2 nước trồng cây lưu niệm tại đường mòn, lối mở X16. Ảnh N.T
Video đang HOT
Hồi tưởng khoảnh khắc của 45 năm về trước, Thủ tướng Hun Sen xúc động nói: “Tôi chân thành biết ơn người dân ấp Hoa lư, ấp Làng 9, xã Lộc Tấn, H.Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đã giúp đỡ tôi 45 năm trước khi đặt chân lên mảnh đất này. Sự giúp đỡ đó với cá nhân tôi và nhân dân Campuchia không biết nói như thế nào, không thể diễn tả bằng lời hết được”.
“Tôi còn nhớ rõ, ngày 21.6.1977, tôi được người dân Việt Nam cho ăn cơm sau hàng năm trời đói khổ vì lặn lội trong rừng tìm đường cứu dân tộc mình. Một bữa cơm hôm đó bằng hàng trăm, hàng ngàn tấn gạo lúc bình thường… đó là giá trị vô giá. Hôm nay, tôi chỉ xin biết nói lời cảm ơn nhân dân Việt Nam, kể cả những người đã mất, đã hy sinh để giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ Pol Pot, giành hòa bình như ngày hôm nay…” ,Thủ tướng Hun Sen chia sẻ.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen cám ơn nhân dân Việt Nam đã giúp Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot. Ảnh N.T
Theo Thủ tướng Hun Sen, 45 năm qua, quan hệ 2 nước ngày càng sâu sắc, trên tất cả các lĩnh vực. Ngay tại khu vực biên giới này, cơ sở hạ tầng giữa 2 quốc gia được kết nối thông suốt nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư, du lịch, văn hóa…
Người đứng đầu chính phủ Campuchia khẳng định về tình hữu nghị trong sáng của Việt Nam đối với dân tộc ông trong suốt quá trình lịch sử từ trước cho đến nay, nhất là thời kỳ mà đất nước Campuchia rơi vào nạn diệt chủng tàn bạo Pol Pot, “Khi hoạn nạn khó khăn mới biết ai là bạn tốt”.
Sau khi phần kết thúc nghi thức tại cụm công trình X16 bên phía Việt Nam, đoàn lãnh đạo chính phủ 2 nước đã tiếp tục di chuyển sang cụm di tích kỷ niệm “con đường tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot” của Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại huyện Memot, Tbong Kmum, Campuchia.
Vị "thần đèn cổ" Nguyễn Hữu Triết và những 'tâm huyết một đời người' dang dở
Linh mục Nguyễn Hữu Triết được nhiều người biết đến là một trong những nhà sưu tập cổ vật hàng đầu ở Việt Nam với gần 30 năm tâm huyết với nghề. Vì vậy, tin buồn về sự ra đi của ông đã làm nhiều người bàng hoàng.
Trước đó, nhân kỷ niệm 47 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2022); 136 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2022) và hướng đến kỷ niệm ngày Quốc tế Bảo tàng 18.5.2022 với chủ đề Sức mạnh của Bảo tàng; Bảo tàng Lịch sử TP.HCM phối hợp cùng Hội Cổ vật TP.HCM tổ chức trưng bày chuyên đề Sưu tập Nguyễn Hữu Triết - Tâm huyết một đời người, theo mong ước cuối đời của ông khi nằm trên giường bệnh, đã tạo tiếng vang lớn.
Suốt hàng chục năm đam mê và tìm tòi, ông đã có một bộ sưu tập đồ sộ với hơn 1.500 đèn dầu cổ. Ảnh TỔ CHỨC KỶ LỤC VIỆT NAM
Lần đầu tiên, những hiện vật quý đa dạng về chủ đề, loại hình và phong phú về chất liệu, đề tài trang trí, có xuất xứ từ Việt Nam cùng nhiều quốc gia trong khu vực: Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Myanmar, Campuchia... và trên thế giới, có niên đại trải dài từ khoảng 2.500 năm đến trước năm 1975, được ông sưu tầm từ năm 1994 đến nay, ra mắt công chúng cùng giới cổ vật.
Được biết, linh mục Nguyễn Hữu Triết sinh ngày 5.8.1942 tại Hải Dương. Bắt đầu từ năm 1994, cha Triết bắt đầu sưu tập những chiếc đèn cổ. Đi đến đâu, dù trong hay ngoài nước, hễ tìm được chiếc đèn xưa cũ ông lại mua mang về. Có cái giá rẻ, nhưng cũng có cái hàng chục triệu đồng. Góp nhặt những đồng tiền tiết kiệm được, linh mục Triết mua đèn dầu cổ về trưng bày trong căn phòng bảo tàng do chính ông cất công gầy dựng.
Đại diện Tổ chức Kỷ lục Việt Nam cho biết: "Suốt hàng chục năm đam mê và tìm tòi, ông đã có một bộ sưu tập đồ sộ với hơn 1.500 đèn dầu cổ. Chúng được xem như kho tàng quý lưu giữ nét văn hóa truyền thống vùng miền của Việt Nam và nhiều nền văn hóa trên thế giới. Nổi bật là cây đèn gốm Sa Huỳnh có niên đại hơn 2.500 năm. Dù mất bao công sức sưu tầm, bỏ không ít tiền của và thời gian, nhưng linh mục Triết không giữ cho riêng mình mà có nguyện vọng đem bộ sưu tập của mình phục vụ mọi người. Hiện giờ, gần 1.000 cây đèn trong số hơn 1.500 cây đã được ông chuyển cho giáo phận TP.HCM và thánh địa La Vang để mọi người có thể thưởng ngoạn".
Linh mục Nguyễn Hữu Triết lúc sinh thời. Ảnh T.L
Khách tham quan trưng bày chuyên đề Sưu tập Nguyễn Hữu Triết - Tâm huyết một đời người. Ảnh QUỲNH TRÂN
Tại triển lãm Sưu tập Nguyễn Hữu Triết - Tâm huyết một đời người, Tổng ại diện Inhaxiô Hồ Văn Xuân kể nhiều kỷ niệm với cha Giuse Nguyễn Hữu Triết. Ngài nói lại kỷ niệm về thời đồng hành với cha Triết ở xứ Gia ịnh trong 18 năm (từ 1975 đến 1993) và niềm say mê sưu tầm cổ vật của cha: "Ngay từ khi còn ở Gia ịnh, tôi đã thấy cha Triết có niềm yêu thích sưu tập đồ cổ, khi về Tân Sa Châu thì ngài có điều kiện bộc lộ rõ nét hơn niềm đam mê này. Bên cạnh công việc mục vụ, củng cố đức tin cho bà con giáo dân, cha để ý sưu tầm rất nhiều cổ vật. Ngài cũng đã mở những cuộc triển lãm tại Nhà truyền thống Tổng Giáo phận...".
Cũng theo ghi nhận của Tổ chức Kỷ lục Việt Nam: "Ngoài ra có nhiều chiếc đèn được làm từ thời Đông Sơn, thời Lý, Trần, Lê, Mạc... lại có chiếc xuất xứ từ nền văn minh Ả Rập. Những chiếc đèn bằng sứ thời nhà Lý chỉ là một chiếc đĩa đơn giản, đến những chiếc đèn Pháp chứa được 7,5 lít dầu, chiếc đèn Ấn Độ cao 1,5 m, có tới 5 ngọn. Rồi có chiếc đèn bằng sứ thời vua Đạo Quang (nhà Thanh, Trung Quốc) và cả những chiếc đèn Chăm-pa của các thế kỷ VII, VIII. Đó còn là những chiếc đèn cổ của các nước Nhật, Anh, Mỹ, Đức, Malaysia... Những chiếc đèn cổ trong và ngoài nước đều góp mặt nơi đây làm phong phú cho bộ sưu tập đèn cổ này. Những chiếc đèn dầu với nhiều kiểu dáng lạ mắt, chạm trổ tinh xảo và độc đáo không chỉ thu hút được khách trong nước mà còn làm say mê du khách nước ngoài".
Một số hiện vật quý tại triển lãm Nguyễn Hữu Triết - Tâm huyết một đời người tại TP.HCM tổ chức gần đây. Ảnh T.L
Được biết, nghi thức tẩm liệm diễn ra lúc 8 giờ ngày 15.6. Thánh lễ an táng sẽ cử hành tại Nhà thờ Tân Sa Châu (387 Lê Văn Sỹ, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM) vào lúc 8 giờ ngày 17.6, sau đó linh mục Nguyễn Hữu Triết sẽ được đem đi hỏa táng tại Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa (TP.HCM)
Vĩnh biệt vị "thần đèn cổ" Nguyễn Hữu Triết với những 'tâm huyết một đời người' đồ sộ gởi lại cho hậu thế.
"Giá xăng dầu Việt Nam thấp hơn nhiều nước, tăng chậm hơn thế giới" Mặc dù giá xăng dầu tăng liên tục và đang ở mức cao nhưng giá xăng dầu của Việt Nam hiện nay vẫn ở mức thấp hơn so với những nước có chung biên giới như Lào, Campuchia và Trung Quốc. Đây là nội dung Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trả lời phóng viên tại cuộc Họp báo Chính phủ...